Theo đó, Thông tư 45 quy định về biểu mức thu; quy trình thu phí và chứng từ thu phí; quản lý và sử dụng tiền phí thu được. Đối tượng áp dụng thu phí sử dụng đường bộ tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, thành phố Hà Nội được thu bao gồm: Đối tượng chịu phí là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ; Người nộp phí bao gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Ngoài ra, Thông tư 45 còn quy định trường hợp được miễn phí theo Điều 5 Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ
Thời gian bắt đầu thu phí theo mức phí tại Thông tư này kể từ khi có đủ điều kiện sau: Dự án được Bộ Giao thông vận tải cho phép và đã thực hiện nghiệm thu hoàn thành, đưa vào sử dụng; được Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định cho phép thu phí.
Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu phí sử dụng đường bộ tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, thành phố Hà Nội không quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ; Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Hải Nam