Sẽ có văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành 11 Luật

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 196/QĐ-TTg ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành các luật được thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII.

 

Theo Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ phân công các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành 11 Luật với 46 văn bản. Theo đó, 11 luật sẽ có văn bản quy định chi tiết là: Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 01/7/2016; Luật tchức cơ quan điều tra hình sự 01/7/2016; Bộ luật ttụng hình sự 01/7/2016; Luật phí và lệ phí, 01/01/2017; Luật kế toán 01/01/2017; Luật khí tượng thủy văn 01/7/2016; Luật an toàn thông tin mạng 01/7/2016; Bộ luật hàng hải Việt Nam 01/7/2017; Luật thng kê 01/7/2016; Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 01/7/2016; Bộ luật ttụng hành chính 01/7/2016.

Đáng chú ý là Bộ luật hàng hải Việt Nam có tới 13 văn bản quy định chi tiết thi hành; Luật an toàn thông tin mạng có 7 văn bản quy định chi tiết thi hành; Luật phí và lệ phí có 6 văn bản quy định chi tiết thi hành; Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có 5 văn bản quy định chi tiết thi hành…

Trong 46 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, riêng Bộ Tư pháp sẽ chủ trì soạn thảo hai văn bản quy định thi hành Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật ttụng hành chính là: Nghị định quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp, dự kiến thời hạn trình là tháng 4/2016 và Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể về thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ trưng các Bộ chủ trì soạn thảo phải trực tiếp chđạo, ưu tiên tập trung btrí đủ nhân lực và kinh phí cho việc nghiên cứu, soạn thảo các văn bản, bảo đảm chất lượng và tiến độ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định này; đồng thời, phối hợp với các cơ quan có liên quan chủ động nghiên cứu xây dựng, ban hành các thông tư quy định chi tiết thi hành các vấn đề được luật giao, bảo đảm chất lượng, tiến độ, để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật;

Căn cứ từng trường hợp cụ thể, cơ quan chủ trì soạn thảo có thể đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đi với việc xây dựng, ban hành các văn bn theo Quyết định này;

Các cơ quan chủ trì soạn thảo phi hợp chặt chẽ vi Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ xây dựng kế hoạch nghiên cứu, soạn tho, thẩm định, thẩm tra, trình ban hành đối với từng văn bản; phân công trách nhiệm, thường xuyên đôn đốc, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và người đứng đầu được phân công trong việc xây dựng, trình văn bản; công khai nội dung công việc, tiến độ, tên chuyên viên đơn vị theo dõi và lãnh đạo phụ trách, kết quả cụ thể từng giai đoạn;

Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ cử người tham gia việc soạn thảo, chỉnh lý; theo dõi ngay từ đầu, liên tục suốt quá trình xây dựng, trình ban hành; ưu tiên và đẩy nhanh tiến độ thẩm định, thẩm tra các văn bản.