Theo quy định tại Thông tư này, vùng nước cảng biển Quy Nhơn thuộc địa phận tỉnh Bình Định là vùng nước cảng biển tại khu vực vịnh Quy Nhơn và tại khu vực đầm Thị Nại. Vùng nước cảng biển Vũng Rô thuộc địa phận tỉnh Phú Yên bao gồm vùng nước cảng biển Vũng Rô tại khu vực vịnh Vũng Rô và vùng nước cảng biển Vũng Rô tại khu vực vịnh Xuân Đài.
Phạm vi vùng nước cảng biển Quy Nhơn thuộc địa phận tỉnh Bình Định tính theo mực nước thủy triều lớn nhất, được quy định cụ thể như sau:
- Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm QN1, QN2, QN3 và QN4, có các tọa độ sau đây:
QN1: 13°45’16”N; 109°17’08’E;
QN2: 13°41’10”N; 109°17’08”E;
QN3: 13°41’10”N; 109°14’59”E;
QN4: 13°41’19”N; 109°13’51”E.
- Ranh giới về phía đất liền: được giới hạn từ điểm QN4 chạy dọc theo bờ biển về phía Bắc đến điểm QN5 có tọa độ 13°48’16”N, 109°13’35”E, từ điểm QN5 nối bằng đoạn thẳng đến điểm QN6 có tọa độ 13°48’40”N, 109°15’05”E, từ điểm QN6 chạy dọc theo bờ biển bán đảo Phước Mai đến điểm QN1.
Phạm vi vùng nước cảng biển Vũng Rô tại khu vực vịnh Vũng Rô tính theo mực nước thủy triều lớn nhất, được xác định cụ thể như sau:
- Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm VR1, VR2, VR3 và VR4, có các tọa độ sau đây:
VR1: 12°50’52”N; 109°25’29”E;
VR2: 12°49’58”N; 109°25’29”E;
VR3: 12°49’58”N; 109°23’47”E;
VR4: 12°50’44”N; 109°23’20”E.
- Ranh giới phía đất liền: được giới hạn từ điểm VR4 chạy dọc theo bờ vịnh Vũng Rô về phía Bắc, xuống phía Nam đến điểm VR1.
Phạm vi vùng nước cảng biển Vũng Rô tại khu vực vịnh Xuân Đài tính theo mực nước thủy triều lớn nhất, được quy định cụ thể như sau:
- Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm XD1, XD2 và XD3, có các tọa độ sau đây:
XD1: 13°27’52”N; 109°19’34”E;
XD2: 13°17’16”N; 109°19’34”E;
XD3: 13°15’22”N; 109°18’53”E.
- Ranh giới phía đất liền: được giới hạn từ điểm XD3 chạy dọc theo bờ vịnh Xuân Đài về phía Bắc, đến phía Đông đến điểm XD4, cắt ngang cửa sông Phú Ngân đến điểm XD5 và theo mép bờ về phía Đông Bắc đến điểm XD6; từ điểm XD6 cắt qua mặt nước vịnh Xuân Đài đến điểm XD7 và chạy dọc theo mép bờ về phía Đông Nam, Đông Bắc đến điểm XD1, có các tọa độ sau đây:
XD4: 13°15’28”N; 109°18’51”E;
XD5: 13°15’28”N; 109°18’45”E;
XD6: 13°25’46”N; 109°14’11”E;
XD7: 13°25’46”N; 109°15’23”E.
Ranh giới vùng nước cảng biển Quy Nhơn, vùng nước cảng biển Vũng Rô tại khu vực vịnh Xuân Đài quy định tại Thông tư này được xác định trên Hải đồ số VN 300017; ranh giới vùng nước cảng biển Vũng Rô tại khu vực vịnh Vũng Rô được xác định trên hải đồ số VN 300018 của Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam xuất bản lần thứ nhất năm 2016. Tọa độ các điểm quy định tại Thông tư này được áp dụng theo Hệ tọa độ VN-2000 và được chuyển đổi sang Hệ tọa độ WGS-84 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức công bố vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão cho tàu thuyền vào, rời cảng biển Quy Nhơn, cảng biển Vũng Rô và khu nước, vùng nước khác theo quy định.
Ngoài phạm vi vùng nước quy định tại Điều 2 Thông tư này, Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong vùng biển thuộc địa phận tỉnh Bình Định, tỉnh Phú Yên.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2019. Bãi bỏ Quyết định số 33/2007/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bình Định, tỉnh Phú Yên và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn.