Hướng dẫn một số điều của về thức ăn chăn nuôi

Ngày 28 tháng 11 năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi.


Thông tư này hướng dẫn một số nội dung quy định tại khoản 4 Điều 37, khoản 2 Điều 46, điểm d khoản 2 Điều 48, điểm c khoản 2 Điều 79 của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi, bao gồm: Chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng; Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi; Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi; Danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi; Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Đối tượng áp dụng theo Thông tư này là tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam.
Chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng
Một số chỉ tiêu bắt buộc phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng như sau:
Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc gồm: Chỉ tiêu cảm quan: Dạng, màu sắc; Độ ẩm; Protein thô; Năng lượng trao đổi (ME); Xơ thô; Canxi; Phốt pho tổng số; Lysine tổng số; Methionine + Cystine tổng số; Threonine tổng số; Khoáng tổng số; Cát sạn (khoáng không tan trong axit clohydric); Côn trùng sống;
Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho động vật cảnh: Chỉ tiêu cảm quan: Dạng, màu sắc; Độ ẩm; Protein thô; Béo thô; Xơ thô; Khoáng tổng số
Đối với thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp: Chỉ tiêu cảm quan: Dạng, màu sắc; Độ ẩm hoặc hàm lượng nước; Chỉ tiêu chất lượng quyết định bản chất và công dụng sản phẩm; Nguyên tố khoáng đơn (nếu có); Cát sạn (khoáng không tan trong axit clohydric)
Chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Cụ thể:
Đối với thức ăn truyền thống, nguyên liệu đơn: Chỉ tiêu cảm quan: Dạng, màu sắc; Độ ẩm hoặc hàm lượng nước; Chỉ tiêu chất lượng quyết định bản chất và công dụng sản phẩm; Cát sạn (khoáng không tan trong axit clohydric)
Tiêu chuẩn công bố áp dụng gồm những nội dung sau: Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân công bố tiêu chuẩn; Tên của sản phẩm,tên thương mại (nếu có); Số tiêu chuẩn công bố áp dụng d) Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn; Tài liệu viện dẫn (phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử các chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu an toàn của thức ăn chăn nuôi); Chỉ tiêu chất lượng hoặc thành phần dinh dưỡng (Thức ăn chăn nuôi chứa thuốc thú y có thành phần kháng sinh để phòng, trị bệnh cho vật nuôi không bắt buộc phải công bố thông tin kháng sinh trong bảng chỉ tiêu chất lượng nhưng bắt buộc phải ghi nhãn theo quy định tại Thông tư này; thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước có chứa hoạt chất chưa có phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc chưa có phòng thử nghiệm được thừa nhận thực hiện thử nghiệm thì không phải công bố hàm lượng hoạt chất đó trong bảng chỉ tiêu chất lượng nhưng phải ghi thành phần định lượng nguyên liệu chứa hoạt chất và tên hoạt chất); Chỉ tiêu an toàn; Thành phần nguyên liệu; Hướng dẫn sử dụng;Hạn sử dụng (Không bắt buộc phải ghi cụ thể hạn sử dụng của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng khi công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng bắt buộc phải ghi hạn sử dụng trong quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm); Hướng dẫn bảo quản; Thời gian công bố tiêu chuẩn; Xác nhận của đơn vị công bố tiêu chuẩn
Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi
Nội dung thể hiện trên nhãn thức ăn chăn nuôi được quy định lại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Thức ăn chăn nuôi là hàng rời khi lưu thông phải có tài liệu kèm theo được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp thức ăn chăn nuôi truyền thống chưa qua chế biến và bán trực tiếp cho người chăn nuôi.
 Thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ có bao bì khi lưu thông không phải ghi nhãn theo quy định tại Thông tư nhưng phải có dấu hiệu trên bao bì để nhận biết, tránh nhầm lẫn và có tài liệu kèm theo được quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Thức ăn chăn nuôi chứa thuốc thú y có thành phần kháng sinh để phòng, trị bệnh cho vật nuôi phải ghi đủ các thông tin về tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành.
Báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi
Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi theo mẫu quy định tại Phụ Lục IV ban hành kèm theo Thông tư này gửi Cục Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính định kỳ hằng tháng vào tuần đầu tiên của tháng tiếp theo; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi; Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi
Danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi được quy định lại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Cục Chăn nuôi có trách nhiệm: Tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, cập nhật Danh mục quy định định kỳ hằng năm; Cập nhật, công bố sản phẩm thức ăn truyền thống, nguyên liệu đơn thương mại trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sản phẩm thức ăn truyền thống chưa được công bố theo quy định tại điểm này được sản xuất nhằm mục đích mua bán, trao đổi trong phạm vi chăn nuôi nông hộ, hộ gia đình, hộ kinh doanh.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2020.
Thông tư này thay thế các văn bản sau: Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam; Thông tư số 42/2015/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại việt Nam; Thông tư số 01/2017/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại việt Nam; Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại việt Nam;
Thông tư quy định rõ: Nhãn sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã in trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021. Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà trong thành phần có nguyên liệu chưa được công bố theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư này được tiếp tục lưu hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.