Sửa đổi quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Ngày 24 tháng 3, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 06/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.


Theo Điều 29 của Thông tư số 03/2019/TT-BCT  quy định về De Minimis (*) hàng dệt may thì chỉ có 3 khoản là:
1. Hàng dệt may không thuộc từ Chương 61, 62, 63 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ, không đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ nhưng tổng trọng lượng của các nguyên liệu không có xuất xứ đó không vượt quá 10% tổng trọng lượng của hàng hóa và hàng hóa đáp ứng các quy định khác tại Chương này và Chương II Thông tư này.
2. Hàng dệt may thuộc các Chương 61, 62, 63 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa sử dụng xơ hoặc sợi không có xuất xứ trong quá trình sản xuất ra thành phần quyết định đến phân loại mã số hàng hóa đó không đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, vẫn được coi là có xuất xứ nếu tổng trọng lượng của xơ hoặc sợi đó không vượt quá 10% tổng trọng lượng của thành phần đó và hàng hóa đáp ứng tất cả các quy định khác tại Thông tư này.
3. Hàng hóa quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này có chứa sợi co giãn trong thành phần chính xác định phân loại mã số hàng hóa được coi là có xuất xứ khi sợi co giãn đó được xe toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều Nước thành viên.
Thông tư số 06/2020/TT-BCT đã bổ sung thêm khoản 4 và khoản 5 là: 
4.  Khái niệm “xe toàn bộ” (wholly formed) tại khoản 3 có nghĩa là toàn bộ quá trình sản xuất và công đoạn hoàn thiện, bắt đầu từ ép đùn sợi filament, dải, màng hoặc tấm, và bao gồm cả kéo căng sợi filament hoặc cắt màng hoặc tấm thành dải, hoặc công đoạn kéo các loại xơ thành sợi, hoặc cả hai, và cuối cùng thu được sợi thành phẩm (a finished yarn) hoặc sợi chập (plied yarn).
5. Quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với các nguyên liệu được liệt kê tại Phụ lục VIII (Danh mục nguồn cung thiếu hụt).”
Điều 33 của Thông tư số 03/2019/TT-BCT cũng được sửa đổi, bổ sung. Theo đó,
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 3 năm 2019.
Các nội dung hướng dẫn, thống nhất cách hiểu liên quan đến Quy tắc xuất xứ hàng hóa được các Nước thành viên thống nhất luân phiên hoặc thống nhất tại báo cáo các phiên họp của Ủy ban về Quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ và Hội đồng CPTPP trong khuôn khổ thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là căn cứ để các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thực hiện.
Các nội dung nêu tại khoản 2 Điều này được thông báo đến các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thông qua cơ quan đầu mối quy định tại Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Chỉ định các cơ quan đầu mối để triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).”
Thông tư số 06/2020/TT-BCT cũng bãi bỏ một số phụ lục kèm theo của Thông tư số 03/2019/TT-BCT.
 
(*): Trong các FTA, các nước tham gia đàm phán thường đưa ra quy định về tỷ lệ “linh hoạt”tối đa cho phép sử dụng một lượng nhỏ nguyên liệu không có xuất xứ và không đáp ứng tiêu chí CTC để sản xuất và hàng hóa vẫn được coi là có xuất xứ. Tỷ lệ này gọitắt là“De Minimis”(thuật ngữ gốc La-tinh), được hiểu là tỷ lệ không đáng kể nguyênliệu không trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa nhưng vẫn được coi là có xuất xứ. Quy định này được các nước tham gia đàm phán đưa vào với mục đích giảm bớt khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chí xuất xứ CTC và đa dạng hàng hóa được hưởng thuế quan ưu đãi trong các FTA. (Theo bài viết: Hiểu thế nào về De Minimis trong quy tắc xuất xứ của Phòng Xuất xứ hàng hóa –Cục Xuất nhập khẩu).