Một số chính sách pháp luật có hiệu lực trong tháng 11

Nhiều chính sách mới quan trọng sẽ có hiệu lực trong tháng 11/2020 như: quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức; vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập…


Chính sách phát triển giáo dục mần non
Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mần noncó hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2020.
Nghị định ban hành nhằm hướng dẫn chi tiết khoản 1, khoản 2 Điều 27 và khoản 2 Điều 81 Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020) về chính sách phát triển giáo dục mầm non và chính sách đối với trẻ em mầm non.
Nghị định gồm có 06 chương và 16 Điều quy định quy định chính sách phát triển giáo dục mần non, cụ thể: (1) Quy định chung: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; (2) Chính sách đầu tư, ưu tiên phát triển giáo dục mầm non; (3) Chính sách đối với trẻ em mầm non; (4) Chính sách đối với giáo viên mầm non; (5) Tổ chức thực hiện; (6) Điều khoản thi hành;
Nghị định này áp dụng đối với nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập; trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập; trường mầm non, lớp mầm non độc lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non); các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Riêng chính sách đối với giáo viên mầm non quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 8 Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non được thực hiện đến hết năm 2021.

Vị trí việc làm và số lượng  người làm việc trong đơn vị sự  nghiệp công lập
Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng  người làm việc trong đơn vị sự  nghiệp công lập có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2020 và thay thế Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Bãi bỏ các nội dung quy định về tự chủ nhân sự quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định gồm có 05 chương và 21 Điều, quy định về vị trí việc làm và số lượng  người làm việc trong đơn vị sự  nghiệp công lập, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Vị trí làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; (3) Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; (4) Trách nhiệm và thẩm quyền quyết định vị trí việc làm, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; (5) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 11 năm 2020.
ghị định ban hành nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về tinh giảm Nbiên chế, đổi mới, sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và khắc phục một số hạn chế, vướng mắc của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nghị định gồm 04 Điều do Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
 
Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 11 năm 2020.
Nghị định ban hành nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về tinh giảm biên chế, đổi mới, sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và khắc phục một số hạn chế, vướng mắc của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nghị định gồm có 04 Điều quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
 
Chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế
Nghị định số 110/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2020.
Nghị định được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế được quy định tại Quyết định số 158/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và tình hình thực tiễn hiện nay.
Nghị định gồm có 08 Điều quy định về quy định chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế và áp dụng đối với: Học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức, gồm: Thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn học, thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thi kỹ năng nghề quốc gia; Học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định cử tham gia, gồm: Thi Olympic quốc tế các môn học, Olympic châu Á các môn học; thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc tế; thi kỹ năng nghề thế giới, thi kỹ năng nghề châu Á, thi kỹ năng nghề Đông Nam Á.
Quyết định số 158/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên đạt giải trong các kỳ thi học sinh, sinh viên giỏi, Olympic quốc gia, Olympic quốc tế, kỹ năng nghề quốc gia và kỹ năng nghề quốc tế hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
 
Chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm
Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020 và áp dụng bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2021 - 2022.
Nghị định được ban hành nhằm cụ thể hóa chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm quy định tại Luật Giáo dục năm 2019.
Nghị định gồm 04 chương và 15 Điều quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Nghị định này áp dụng đối với: Sinh viên học trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo chính quy, liên thông chính quy và sinh viên học văn bằng thứ 2 theo hình thức đào tạo chính quy trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên có kết quả học lực văn bằng thứ 1 đạt loại giỏi (sau đây gọi chung là sinh viên sư phạm); Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan trực thuộc được ủy quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo sinh viên sư phạm (sau đây gọi chung là cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu); các cơ sở đào tạo giáo viên và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào tạo.
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.
Nghị định được ban hành nhằm khắc phục một số hạn chế trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Nghị định gồm có 04 chương và 117 Điều quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, áp dụng đối với: (1) Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây viết tắt là cá nhân, tổ chức) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này; người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và cá nhân, tổ chức khác có liên quan. (2) Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này, bao gồm: a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện); b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã; c) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Thương mại, gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài (trừ nhà đầu tư là cá nhân) và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam; d) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp; đ) Đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; e) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; g) Tổ hợp tác; h) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật. (3) Hộ kinh doanh, hộ gia đình, nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân.