Bổ sung, sửa đổi các loại chi phí tố tụng

Ngày 11/12/2024, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Chi phí tố tụng, bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Pháp lệnh Chi phí tố tụng gồm có 12 chương, 73 điều, quy định về một số chi phí tố tụng; tạm ứng chi phí tố tụng; trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu chi phí tố tụng; kinh phí chi trả chi phí tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

Pháp lệnh Chi phí tố tụng năm 2024 được ban hành đã cụ thể hóa một số quy định của Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 ngày 24/3/2022 về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh số 03/2022/UBTVQH ngày 13/12/2022  về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và khắc phục một số bất cập của Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 ngày 28/3/2012 về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng.
  Theo đó, các loại chi phí tố tụng được quy định trong Pháp lệnh Chi phí tố tụng năm 2024 đã được bổ sung, sửa đổi cụ thể như sau:
  1. Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét tại chỗ
- Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính (gồm chi phí chi cho người được mời tham gia xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí sử dụng dịch vụ trong trường hợp cần thiết phải sự dụng đơn vị, tổ chức có chức năng chuyên môn thực hiện việc đo đạc, lồng ghép bản đồ, và các chi phí thuê ngoài khác phục vụ cho xem xét, thẩm định); nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí; thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
- Chi phí xem xét tại chỗ trong tố tụng hình sự gồm: chi phí xem xét tại chỗ cho người khác tham gia phiên tòa quy định tại Điều 314 Bộ luật Tố tụng hình sự; chi phí cho người tiến hành xem xét tại chỗ; chi phí sử dụng dịch vụ và chi phí khác.
“Chi phí thù lao cho người được mời tham gia việc xem xét, thẩm định tại chỗ, xem xét tại chỗ: 200.000 đồng/người/ngày.”
2. Chi phí định giá tài sản
Chi phí chi cho thành viên Hội đồng định giá gồm các chi phí thù lao, thuê phòng ngủ, đi lại, phụ cấp lưu trú; chi phí thu thập, phân tích thông tin về đối tượng cần định giá; chi phí sử dụng dịch vụ, chi phí vật tư tiêu hao và chi phí khác.
 
3. Chi phí giám định
Chi phí đi lại, thuê phòng nghỉ, phụ cấp lưu trú cho người thực hiện giám định; Chi phí tiền lương, thù lao cho tổ chức, người thực hiện giám định; chi phí hao mòn, khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị, chi phí vật tư tiêu hao, chi phí sử dụng dịch vụ và chi phí khác.
Pháp lệnh Chi phí tố tụng năm 2024 cũng quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng, nghĩa vụ chịu, trách nhiệm chi trả, việc xử lý tiền tạm ứng chi phí giám định; thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
4. Chi phí cho Hội thẩm
 Theo Quy chế tiền lương cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định, chi phí khấu hao máy móc, vật tư, thiết bị giám định, cách tính loại chi phí này dựa trên định mức kinh tế- kỹ 12 đến nay, Hội thẩm được hưởng chế độ bồi dưỡng là 90.000 đồng/ngày. Trong khi đó, theo Thông tư liên tịch số 191/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 12/12/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp thì mức thù lao chi trả cho 01 ngày làm việc của luật sư chỉ định là 0,4 lần mức lương cơ sở; theo đó, mức chi phí thù lao cho Luật sư chỉ định từ 01/7/2024 là 936.000 đồng/ngày (0.4 x 2.340.000đ), cao hơn 10 lần mức chi cho Hội thẩm. Vì vuymhírên cơ shí ền lương cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định, chi phí khấu hao máy móc, vật tư, ti thẩm khi tham gia xét xử, bảo đảm phù hợp với thực tiễn và tương quan với một số chủ thể khác khi tham gia hoạt động tố tụng, Pháp l shí ền lương cho tổ chức, cá nhân thực hiện phụ cấp xét xử cho 01 ngày làm việc thực tế tham gia phiên tòa, nghiên chí ền lươcghiên chí ề là 900.000 đí ề làương cho
5. Chi phí cho người tham gia bào chữa
- Chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý được xác định theo pháp luật luật sư, trợ giúp pháp lý.
- Chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là 700.000 đồng/người/ngày.
6. Chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến
Căn cứ vào các trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến bao gồm: thù lao, chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, chi phí thuê phòng nghỉ và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
“Chi phí thù lao cho người làm chứng, người chứng kiến: 200.000 đồng/người/ngày”
7. Chi phí cho người phiên dịch, dịch thuật
Chi phí cho người phiên dịch, dịch thuật gồm: chi phí tiền công, chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, chi phí thuê phòng nghỉ và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Mức chi tiền công đối với ngời phiên dịch cho người khuyết tật nghe, nói, nhìn được thực hiện như mức chi đối với người phiên dịch dịch nói và dịch tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số.
8. Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài bao gồm các loại chi phí: công chứng, chứng thực, dịch thuật hồ sơ ủy thác tư pháp, thông báo kết quả thực hiện của quốc gia được ủy thác tư pháp; tống đạt hồ sơ ủy thác tư pháp ở nước ngoài; thu thập, cung cấp, xác minh chứng cứ, sao chụp văn bản tố tụng ở nước ngoài và các chi phí khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc gia được ủy thác, ví dụ như cước bưu chính phục vụ tống đạt hồ sơ. Việc xác định chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài thực hiện theo pháp luật tương trợ tư pháp.
9. Chi phí tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc, vụ án
 Các đối tượng được trả chi phí khi tham gia phiên tòa bao gồm: người định giá tài sản, đại diện tổ chức/cá nhân thực hiện giám định, người phiên dịch, dịch thuật. Trong đó các chi phí tham gia phiên toàn, phiên họp gồm: chi phí thù lao, chi phí đi lại, thuê phòng nghỉ, phụ cấp lưu trú và các loại chi phí khác.
“Chi phí thù lao tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án, vụ việc: 200.000 đồng/người/ngày”./.
Lại Nhật Quang
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật