Ngày 23/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 108/NQ-CP để quyết nghị các nội dung liên quan đến sửa đổi, bổ sung đối với 06 dự án Luật, bao gồm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật sửa đổi, bồ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung các dự án Luật nêu trên cần bám sát, thể chế hóa các chủ trương, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền tối đa và phân bổ nguồn lực đi đôi với giám sát, kiểm tra; cắt giảm, đơn giản hóa triệt để thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP, đẩy mạnh chuyển đổi số, không để chạy chọt, xin - cho; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc có tính chất cấp bách trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương; phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Bộ Tải chính được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến Thành viên Chính phủ, nghiên cứu phân cấp cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Uy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thẩm quyển lập, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch. Phân cấp từ Thủ tướng Chính phủ cho Bộ trưởng thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng. Giao cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chủ động và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định thành lập hội đồng thẩm định quy hoạch và xác định thành phần tham gia hội đồng thẩm định bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả và phù hợp với tính chất, phạm vi của quy hoạch. Rà soát kỹ các nội dung bất cập phát sinh trong thực tiễn để bổ sung quy định xử lý. Rà roát các nội dung của Luật bảo đảm quy định khung mở, có tính nguyên tắc.
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, quá trình hoàn thiện hồ sơ dự án Luật cần bảo đảm thể chế hoá đầy đủ, kịp thời chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển, đồi mới doanh nghiệp; giải quyết những vướng mắc bất cập, tồn tại hạn chế của các quy định hiện hành. Quán triệt tinh thần đổi mới, thông thoáng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tăng cường tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chủ động, tiên phong trong nghiên 3 cứu chuyển giao khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Rà soát, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo các luật, nghị quyết trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 để bảo đảm sự thống nhất giữa các nội dung liên quan tại Luật này với các luật, nghị quyết khác do Chính phủ trình. Rà soát đầy đủ về nội dung khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF), trên cơ sở đó đánh giá, xác định đúng các yêu cầu, để nội luật hóa, bổ sung các quy định về chủ sở hữu hưởng lợi, bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết của Việt Nam với FATF.
Về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), cần bảo đảm một số yêu cầu như vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và sự chủ động của ngân sách địa phương, ưu tiên cho chi đầu tư phát triển; rà soát đề có quy định phù hợp về việc ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương thực hiện đầu tư các công trình, dự án; sử dụng ngân sách địa phương đầu tư các công trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương; nghiên cứu tăng mức bổ trí dự phòng ngân sách nhà nước.
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan có liên quan rà soát, nghiên cứu bổ sung trong dự thảo Luật Đấu thầu quy định chủ đầu tư quyết định và tự chịu trách nhiệm về việc đấu thầu hay chỉ định thầu để lựa chọn nhà thầu, đồng thời quy trình, thủ tục phải bảo đảm nhanh chóng, không rườm rà như quy định hiện hành; việc thành lập và thành phần của Hội đồng thẩm định cần nghiên cứu để gọn hơn, không quá cồng kểnh, làm mất nhiều thời gian.
Về dự án Luật sửa đổi, bồ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan có liên quan tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về xử lý nợ xấu và hoạt động ngân hàng, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Hoàn thiện quy định về thu giữ tài sản bảo đảm để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan.
Dự kiến vào đầu tháng 05/2025, kỳ họp lần thứ 9 Quốc hội khóa XV được tổ chức và dự kiến xem xét thông qua 30 luật, 07 nghị quyết và cho ý kiến đối với 06 dự án luật. Trong đó có nhiều dự án luật quan trọng thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, thực hiện đột phá về thể chế nhằm tháo gỡ mọi rào cản thế chế trên các lĩnh vực, tạo động lực thúc đẩy kinh tế tư nhân, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong đó có dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, các dự án luật liên quan đến doanh nghiệp như Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi….
Hoàng Việt Hà
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý