Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH 10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Sau khi xem xét Tờ trình số 571/UBTVQH11 ngày 24-10-2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2007 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.
Quyết nghị:
Ðiều 1
Thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2007 như sau:
A- CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH THỨC
I- Các dự án luật:
1. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XI (dự kiến vào tháng 3-2007):
a) Trình Quốc hội thông qua : 2 dự án luật
1- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội;
2- Luật Tương trợ tư pháp.
b) Trình Quốc hội cho ý kiến: 2 dự án luật
1- Luật Hóa chất;
2- Luật Ðặc xá.
2- Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XII (dự kiến vào tháng 11-2007):
a) Trình Quốc hội thông qua: 6 dự án luật, 1 dự án nghị quyết
1- Luật Thuế thu nhập cá nhân
2- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
3- Luật Phòng, chống bạo lực trong gia đình;
4- Luật Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm;
5- Luật Hóa chất;
6- Luật Ðặc xá;
7- Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2012) và năm 2008.
b) Trình Quốc hội cho ý kiến: 10 dự án luật
1- Luật Bảo hiểm y tế;
2- Luật Thuế sử dụng đất;
3- Luật Thủ tục hành chính;
4- Luật Công vụ;
5- Luật Thể thức trưng mua, trưng dụng tài sản của cá nhân, tổ chức;
6- Luật Năng lượng nguyên tử;
7- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi);
8- Luật Hoạt động chữ thập đỏ;
9- Luật Ðầu tư công;
10- Luật Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước.
II- CÁC DỰ ÁN PHÁP LỆNH: 13 dự án pháp lệnh, 1 dự án nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật.
1- Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế;
2- Pháp lệnh bảo vệ các công trình, mục tiêu trọng điểm về an ninh quốc gia;
3- Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển;
4- Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay;
5- Pháp lệnh án phí, lệ phí tại Tòa án nhân dân;
6- Pháp lệnh công nghệ cao;
7- Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
8- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam;
9- Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng;
10- Pháp lệnh chi phí giám định, định giá trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính;
11- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự;
12- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
13- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (bao gồm cả vấn đề xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân);
14- Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về biểu khung thuế xuất khẩu, biểu khung thuế nhập khẩu ưu đãi.
B- CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN BỊ
Các dự án luật: 16 dự án
1- Luật Nông dân;
2- Bộ luật thi hành án;
3- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự;
4- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự;
5- Luật Các vùng biển Việt Nam;
6- Luật Trưng cầu ý dân;
7- Luật về hội;
8- Luật Dân số;
9- Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (bao gồm cả vấn đề lãnh sự);
10- Luật Phí và Lệ phí;
11- Luật Bồi thường nhà nước;
12- Bộ luật xử lý vi phạm hành chính;
13- Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam (sửa đổi);
14- Luật Báo chí (sửa đổi);
15- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy;
16- Luật Người cao tuổi.
Ðiều 2
1. Giao Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2007.
2. Các cơ quan trình, soạn thảo dự án luật, pháp lệnh có kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể để bảo đảm các dự án được trình đúng tiến độ, có chất lượng và bảo đảm ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có kế hoạch chủ động phối hợp với các cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác để nâng cao chất lượng dự án, báo cáo thẩm tra và giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật, pháp lệnh; tăng cường giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh.
4. Chính phủ có biện pháp đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu pháp luật để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu và thi hành thống nhất.