Theo đó, trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, Nghị định này được áp dụng cho các DN kinh doanh bảo hiểm, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán (ngoại trừ các công ty môi giới bảo hiểm).
Riêng đối với lĩnh vực tài chính khác, chỉ áp dụng đối với các công ty Xổ số kiến thiết hoạt động kinh doanh xổ số.
Trong trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính sẽ công bố bổ sung danh mục DN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính khác được áp dụng theo Nghị định này sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng.
Các nhóm đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn đề nghị tòa án tuyên bố phá sản DN bao gồm: chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần của DN; đại diện người lao động hoặc đại diện Công đoàn DN; chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của DN; đại diện chủ sở hữu vốn (đối với DN nhà nước); các cổ đông (công ty cổ phần) và thành viên hợp danh (DN hoạt động dưới hình thức công ty hợp danh).
Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước nếu nhận thấy DN lâm vào tình trạng phá sản, có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng trên xem xét việc nộp đơn yêu cầu toà án tiến hành các thủ tục phá sản và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó.
Ngoài ra, toà án chỉ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác khi đã nhận được văn bản của các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc chủ sở hữu thông báo không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của DN.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
M.Tiến