Đó là các văn bản: Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ về thực hiện thí điểm một số thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đối với dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
Ra đời thay thế Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ, Nghị định 23 đã đồng bộ về hệ thống pháp luật về xử lý và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Nghị định đã được xây dựng theo hướng tăng thẩm quyền xử phạt và tăng mức xử phạt để đảm bảo được tính răn đe. Cụ thể, thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã ở Nghị đinh 126 là 500.000đ thì ở Nghị định 23 cho phép thẩm quyền xử phạt tới 2 triệu đồng, thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện quy định ở 126 là 20 triệu đồng thì ở Nghị định 23 quy định là 30 triệu đồng... Đặc biệt, trong Nghị định 23 mức xử phạt các hành vi vi phạm được quy định tăng cao, có những hành vi tăng 1,5-2 lần, nhưng cũng có những hành vi tăng hành chục lần để đảm bảo tính răn đe nhất là đối với các hành vi vi phạm trật tự xây dựng. Để đảm bảo cho tính khả thi Nghi định 23 đã chia nhỏ các hành vi áp dụng nhà ở của dân nông thôn, nhà ở của dân đô thị và các công trình có mức phạt khác nhau.
Xuân Hoa