Loại thứ nhất ủng hộ với lý do, việc cơ quan hành pháp ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật và gây hại là hiện tượng phổ biến ở nước ta nên cần phải đưa vào luật để góp phần khắc phục sự tuỳ tiện trong việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật của cơ quan hành pháp. Còn luồng ý kiến thứ 2 cho rằng không nên vì không dễ chứng minh tính có lỗi của các cơ quan hành pháp khi ban hành VBQPPL. Hơn nữa, nước ta đang ở trong giai đoạn đầu xây dựng chế định về bồi thường nhà nước, nếu mở rộng ngay phạm vi trách nhiệm của nhà nước sẽ là không phù hợp và cũng rất ít nước quy định trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong lĩnh vực lập quy. Cũng theo ông Huệ, về phương pháp xác định phạm vi các hành vi mà nhà nước phải bồi thường, có quan điểm cho rằng nên dùng phương pháp quy định chung, có quan điểm lại cho rằng cần áp dụng phương pháp liệt kê. Về những vấn đề này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường chỉ đạo, trong điều kiện hiện nay của nước ta thì chưa nên đưa hoạt động lập quy vào phạm vi điều chỉnh của Dự án Luật. Bộ trưởng cũng tán thành với quan điểm áp dụng phương pháp liệt kê các hành vi mà nhà nước phải bồi thường vì như vậy sẽ dễ cho tổ chức, công dân, còn các cơ quan nhà nước không thể tuỳ tiện từ chối giải quyết yêu cầu bồi thường…
Hoàng Thư