Theo đó bảy lĩnh vực ngành nghề được hưởng kinh phí khuyến công bao gồm: Một là: công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; Hai là: sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động; Ba là: sản xuất sản phẩm mới, hàng thay thế hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước; Bốn là: sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp; Năm là: thủy điện nhỏ, điện sử dụng năng lượng mới hoặc năng lượng tái tạo có công suất dưới 10.000kW cung cấp cho vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; Sáu là: sản xuất gia công chi tiết, bán thành phẩm và dịch vụ cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh; Bảy là: đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cho cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
Thông tư quy định rõ đối tượng được hỗ trợ kinh phí khuyến công gồm: Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp (công nghiệp nông thôn); Các tổ chức dịch vụ khuyến công...
Ngoài ra, Thông tư còn quy định điều kiện để các cá nhân, tổ chức được hưởng hỗ trợ kinh phí khuyến công: nội dung phù hợp với chương trình khuyến công; có quyết định phê duyệt nhiệm vụ khuyến công của Bộ Công Thương hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức, cá nhân đã đầu tư vốn hoặc cam kết đầu tư đủ kinh phí thực hiện đề án; tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khuyến công chưa nhận hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của nhà nước cho chương trình đó.
Khánh Ngọc