1. Tiếp tục triển khai những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Sở Tư pháp tổ chức thực hiện mô hình “Tuyên truyền pháp luật lưu động gắn với thi tìm hiểu pháp luật tại địa bàn cơ sở”, đã tổ chức 82 buổi tuyên truyền pháp luật lưu động, thi tìm hiểu pháp luật cho 5.246 người dân và công nhân tại các khu công nghiệp, các thôn, xóm trên địa bàn tỉnh; việc tuyên truyền pháp luật được gắn với thi tìm hiểu pháp luật, với mỗi nội dung pháp luật được tuyên truyền, báo cáo viên đưa ra câu hỏi, thí sinh trả lời đúng sẽ nhận được phần thưởng từ Ban Tổ chức, qua đó đã thu hút sự tham gia, tương tác, chú ý lắng nghe của người được tuyên truyền, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền.
- Sở Tư pháp tổ chức thực hiện mô hình “Tuyên truyền pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số thông qua hệ thống phát thanh”, đã phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện 1.464 buổi phát thanh chuyên mục “Phổ biến pháp luật” bằng 05 tiếng gồm: Việt, Tày, Dao, Cao Lan và Mông với 360 chủ đề pháp luật; các tài liệu phát thanh (bản ghi âm, bản giấy) được gửi cho UBND các xã để thực hiện tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp từng thời điểm tuyên truyền, được phát lặp đi lặp lại bằng nhiều thứ tiếng dân tộc (như các ngày lễ, kỷ niệm…ví dụ ngày quốc tế người cao tuổi thì tuyên truyền pháp luật về người cao tuổi; tháng hành động vì trẻ em thì tập trung tuyên truyền pháp luật về bảo vệ trẻ em; tháng hành động phòng chống ma túy thì tập trung tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy; tháng an toàn giao thông tìn tập trung tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông.v.v….).
- Công an tỉnh thực hiện mô hình “Tuyên truyền pháp luật đến các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ; vận động, ngăn chặn hoạt động của các loại hình tà đạo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”, đã thực hiện công tác tranh thủ 825 lượt người có uy tín trong dân tộc thiểu số; 377 lượt các chức sắc, chức việc, người có uy tín trong các tôn giáo; 93 lượt tiếp xúc, gặp gỡ với số đối tượng đầu đơn, tuyên truyền, vận động họ chấp hành các quy định của pháp luật, không tập trung đông người, khiếu kiện vượt cấp.
- Ngành Giáo dục thực hiện mô hình “Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động ngoại khóa”, đã tổ chức trên 606 buổi ngoại khoá tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho 283.400 lượt cán bộ, giáo viên và học sinh và học viên.
- Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai nhiều mô hình, như: “Thực hiện PBGDPL thông qua sinh hoạt thôn, xóm, tổ dân phố”; “Khai thác tin, bài tuyên truyền trên Trang Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh để thực hiện tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở”; “Tổ chức tuyên truyền pháp luật lưu động tại các điểm dân cư”; “Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động lễ hội, văn hoá, thể thao”; “Mỗi cán bộ không chuyên trách ở thôn, xóm, tổ dân phố là một Tuyên truyền viên pháp luật”; “Đối thoại giữa cán bộ, công chức cấp xã với Nhân dân”; “Kết hợp tuyên truyền miệng với thi tìm hiểu pháp luật”; “Câu lạc bộ tư vấn pháp luật”; “Tổ pháp luật cộng đồng tại xã, phường, thị trấn”...
2. Công tác hòa giải ở cơ sở được thực hiện hiệu quả, tỷ lệ hòa giải thành cao
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở cũng như triển khai Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 17/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 -2030” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
[1]. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định kiện toàn Tập huấn viên hòa giải ở cơ sở cấp tỉnh, toàn tỉnh hiện có 12 Tập huấn viên hòa giải ở cơ cở cấp tỉnh.
Năm 2024, Sở Tư pháp đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở cùng với kiểm tra việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại
18 đơn vị (06 Ủy ban nhân dân cấp huyện, 12 ủy ban nhân dân cấp xã); tổ chức
03 hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở cho
595 hòa giải viên tại các huyện: Hàm Yên, Sơn Dương, Lâm Bình; biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ công tác hoà giải ở cơ sở, tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở, cung cấp
5.205 cuốn cho 100% tổ hoà giải trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, toàn tỉnh có
1.732 Tổ hòa giải
(giảm 01 Tổ hòa giải do sáp nhập thôn) với
10.733 Hòa giải viên. Các Tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận và hòa giải thành
2.896/3.350 vụ việc, đạt tỷ lệ
86.4% (tỷ lệ hòa giải thành bằng năm 2023). Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp đủ kinh phí chi thù lao cho hòa giải viên
[1] và chi hỗ trợ hoạt động của tổ hòa giải
[2].
3. Công tác chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện thống nhất, đồng bộ
Ủy ban nhân dân tỉnh đã đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2023; đăng tải danh sách xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh
(trong đó có 128/138 xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt 92,75%;, 10 xã,
phường, thị trấn không đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, chiếm 7,25%).
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức sơ kết 02 năm thực hiện Quyết định 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư 09/2021/TT-BTP về đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; ban hành
02 văn bản hướng dẫn thực hiện tiêu chí “Tiếp cận pháp luật” trong đánh giá, công nhận nông thôn mới. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật cho
147 công chức tư pháp. Biên soạn
02 cuốn tài liệu:
“Hướng dẫn thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật trong đánh giá nông thôn mới” và
“Hướng dẫn thực hiện tiêu chí Tiếp cận pháp luật trong đánh giá đô thị văn minh, gửi đến
174 lượt cơ quan, đơn vị và đăng tải trên Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp; biên soạn
02 tờ gấp tuyên truyền pháp luật, cung cấp
27.200 tờ cho người dân thuộc
17 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, Nhân dân. Thực hiện tốt công tác này góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới./.
Nguyễn Kim Thoa
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
[1] Kinh phí chi thù lao cho hòa giải viên là 300.000 đồng/vụ, việc (đối với vụ việc hòa giải không thành), 400.000 đồng/vụ, việc (đối với vụ việc hòa giải thành).
[2] Kinh phí chi hỗ trợ hoạt động của tổ hòa giải là 150.000đ/tổ hòa giải/tháng.
[1] Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 21/5/2024 về thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 17/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 -2030” trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 776/STP-XDKTTHPL&PBGDPL ngày 10/6/2024, hướng dẫn thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 -2030”; Văn bản số 776/STP-XDKTTHPL&PBGDPL ngày 10/6/2024 hướng dẫn UBND các huyện, thành phố rà soát, kiện toàn đội ngũ tập huấn viên; Văn bản số 140/STC-QLNS ngày 16/01/2024 hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 24/2023/NQ-HĐND.