Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục chủ động triển khai, phổ biến nội dung về công tác hòa giải ở cơ sở và các văn bản pháp luật liên quan cho cán bộ làm công tác hòa giải cơ sở, hòa giải viên, tuyên truyền viên trong thôn, tổ dân phố, khu dân cư với
136 đợt tập huấn, tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và các nội dung liên quan trong công tác hòa giải ở cơ sở cho hơn
4.000 lượt đại biểu dự là công chức tham mưu công tác hòa giải ở cơ sở và hòa giải viên, đồng thời tổ chức lồng ghép trong các hoạt động khác của các cấp hội, đoàn thể tại địa phương; đã cấp
60 cuốn tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở và mẫu hóa các loại biên bản về ghi chép trong quá trình hòa giải, cấp phát nhiều tài liệu pháp luật, tờ gấp, tờ rơi và thực hiện đăng tải trên trang tin điện tử địa phương, các trang mạng xã hội; thực hiện tuyên truyền lưu động tại các vùng miền núi; phát hàng ngày trên hệ thống truyền thanh vào thứ 5 hàng tuần; phát
3.588 lần nội dung một số quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở; 135 lượt tin, bài, 54 lượt chuyên mục hòa giải ở cơ sở...
Các địa phương đã triển khai duy trì, nhân rộng mô hình hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở, thông qua mô hình vừa tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật vừa phối hợp hoạt động hòa giải như:
(1) Mô hình
“Tổ hòa giải 05 tốt” tại thôn Ba Bình, xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành với 05 tiêu chí thực hiện: Phát hiện vụ việc kịp thời, hòa giải tốt, tỷ lệ hòa giải thành 90% trở lên; Phối hợp tốt giữa Ban công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể, tổ hòa giải và tổ chức, cá nhân khác trong hòa giải; Hòa giải viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tập huấn; Được hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác hòa giải đúng, kịp thời; Ghi chép, quản lý sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở đúng quy định.
(2) Mô hình
“Tổ hòa giải 03 tốt - 03 sẵn sàng” tại thôn Nhơn Lộc 1, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành với các tiêu chí đề ra là: Chuẩn bị tốt - Tuyên truyền tốt - Phối hợp tốt; Sẵn sàng cho công tác hòa giải ở cơ sở - Sẵn sàng tham gia hòa giải - Sẵn sàng hòa giải thành.
(3) Mô hình “
Dân vận khéo trong hòa giải ở cơ sở” tại huyện Trà Bồng đã tranh thủ người có uy tín, người làm dân vận trong vận động tuyên truyền người dân chấp hành pháp luật và thực hiện hòa giải ở cơ sở. Các hòa giải viên đã áp dụng các kỹ năng “dân vận khéo” để làm thức tỉnh lòng cao thượng, sự vị tha, sẵn sàng chia sẻ, cảm thông của các bên tranh chấp, từ đó hòa giải thành công vụ, việc.
Ngoài ra, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và nhân rộng mô hình hoạt động hòa giải ở cơ sở hiệu quả như: “Tổ hòa giải điển hình tiên tiến”, “Tổ hòa giải 03 tốt”, “Tổ hòa giải ở cơ sở kiểu mẫu”, “Tổ hòa giải cơ sở điển hình”, “Câu lạc bộ hòa giải điển hình”, “Tổ hòa giải điểm”, “Tổ tư vấn, giải đáp pháp luật”, “Nhóm Zalo tuyên truyền pháp luật, hòa giải ở cơ sở và phòng chống tội phạm”...
Ưu điểm nổi bật của các mô hình hòa giải ở cơ sở hiệu quả là linh hoạt về trình tự; gần gũi trong giao tiếp, ứng xử; thành phần Tổ hòa giải gồm những người có kiến thức, hiểu biết pháp luật, có uy tín, trách nhiệm, nhiệt tình trong cộng đồng dân cư (bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng các ngành, đoàn thể, thanh tra nhân dân hiện đang công tác hoặc đã nghỉ hưu…); có kỹ năng trong vận động, thuyết phục. Việc triển khai mô hình hòa giải ở cơ sở đã đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân, gắn kết được người dân và chính quyền trong công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần nâng cao tỷ lệ hòa giải thành, giảm mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, giải quyết điểm nóng, ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn.
Theo thống kê, tính đến cuối tháng 10/2024, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 960 tổ hòa giải với 6.697 hòa giải viên ở cơ sở (trong đó nam 5.228 người, nữ 1.469 người, chuyên môn luật có 89 người, chưa qua đào tạo chuyên môn luật 6.608 người, dân tộc thiểu số có 1.721 người); các tổ hòa giải trên toàn tỉnh về cơ bản có đầy đủ các thành phần hội đoàn thể chính trị ở thôn, tổ dân phố, những người có uy tín, am hiểu pháp luật tham gia, mỗi tổ hòa giải có từ 03 đến 12 hòa giải viên tùy theo đặc điểm, địa bàn, khu dân cư và đều có thành viên nữ. Các tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở đã tiếp nhận 2.115 vụ, việc; trong đó hòa giải thành 1.679 vụ việc đạt tỷ lệ gần 80%./.
|