Theo đó, nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương gồm: (1) Đảm bảo hoạt động của hệ thống quan trắc và phân tích môi trường quốc gia, địa phương, (2) Hỗ trợ các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt như dự án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích do trung ương, địa phương quản lý; thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải tồn lưu; dự án xử lý thất thải cho một số bệnh viện, cơ sở y tế, trường học; các dự án, đề án về bảo vệ môi trường bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường; thực hiện phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường quốc gia, địa phương; quản lý khu bảo tồn thiên nhiên của Nhà nước, (3) Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin về môi trường quốc gia, (4) Báo cáo môi trường định kỳ và đột xuất, (5) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật bảo vệ môi trường, (6) Hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, (7) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường, (8) Chi giải thưởng, khen thưởng cấp quốc gia về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường, (9) Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định, (10) Hỗ trợ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, (11) Hỗ trợ cho các địa phương theo các dự án được cấp có thẩm quyền quyết định, (12) Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, (13) Các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Mức chi thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thực hiện theo định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Ngoài ra, Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể một số mức chi như sau: (1) Xây dựng đề cương dự án, đề án được duyệt có mức chi tối đa là 1.000.000 – 1.500.000 đồng/dự án, đề án, (2) Mức chi đối với Chủ tịch hội đồng khi họp hội đồng xét duyệt đề cương dự án, đề án là 300.000 đồng/buổi; đối với thành viên , thư ký là 200.000 đồng/buổi; Đối với đại biểu được mời tham dự là 70.000 đồng/buổi; nhận xét đánh giá của uỷ viên phản biện là 400.000 đồng/bài viết; nhận xét đánh giá của uỷ viên Hội đồng là 250.000 đồng/bài viết, (3) Lập mẫu phiếu điều tra, khảo sát là 500.000 đồng/phiếu mẫu được duyệt, (4) Mức chi đối với báo cáo phân tích, đánh giá theo chuyên đề là 3.000.000 - 8.000.000 đồng/báo cáo…
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29/12/2006 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường./.
Thành Công