Nhìn lại 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp 2013 trên đia bàn tỉnh Nghệ An

30/07/2019
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In Gửi email

Ghi nhận từ những kết qủa đạt được: Ngay sau khi Hiến pháp có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 08/4/2014 về triển khai thi hành Hiếp pháp năm 2013; Kế hoạch số 594/KH-UBND ngày 31/10/2014 về tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 521/KH-UBND ngày 03/8/2018 về việc tổ chức cuộc thi sáng tác kịch bản, tiểu phẩm tuyên truyền các quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp năm 2013. Ngoài ra, hàng năm UBND tỉnh ban hành các Kế hoạch về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), công tác rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trong đó nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục tuyên truyền Hiến pháp, rà soát các văn bản QPPL để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bải bỏ, ban hành mới phù hợp Hiến pháp 2013.

vTrên cơ sở các kế hoạch, UBND tỉnh tổ chức Hôi nghị trực tuyến quán triệt, triển khai Hiến pháp 2013 cho Lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; Lãnh đạo chủ chốt và Báo cáo viên pháp luật cấp huyện. Sau Hội nghị của tỉnh các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị, địa phương tổ chức phổ biến, quán triệt tại cơ quan, đơn vị mình và cho cán bộ nhân dân tại địa phương tinh thần nội dung ý nghĩa của Hiến pháp 2013. Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền Hiến pháp 2013 nhiều hình thức đa dạng như: tổ chức Hội nghị tọa đàm, biên soạn tờ gấp, sách, tài liệu tuyên truyền, đăng trên cổng TTĐT của đơn vị, xây dựng chuyên trang chuyên mục, phóng sự, pano, áp phích, bảng tin, chương trình hỏi đáp trên PTTH… Trong giai đoạn 2014-2019, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đã tổ chức 34 Hội nghị tuyên truyền Hiến pháp, 8 cuộc tọa đàm về các điểm mới của Hiến pháp 2013 cho hơn 6000 lượt người. Phát hành hơn 7.000 tài liệu phổ biến pháp luật miễn phí, 842 tin bài về pháp luật được đăng tải, phát trên phương tiện thông tin đại chúng. Phát hành 6.000 tờ gấp tìm hiểu các quyền dân sự trong Hiến pháp năm 2013; Biên soạn 700 cuốn sách hỏi đáp về các quyền dân sự, chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 cấp phát cho 21 huyện, thành, thị xã; tổ chức lễ phát động và tuyên truyền lưu động pháp luật về quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 tại 1 số đơn vị cấp huyện; biên soạn 7 chương trình phát thanh trên hệ thống truyền thanh cơ sở. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về các quyền công dân trong Hiến pháp 2013 bằng nhiều hình thức như: tổ chức cuộc thi viết, hình thức sân khấu hóa. Tổ chức tuyên truyền Hiến pháp năm 2013 thông qua sinh hoạt “Ngày Pháp luật”; xây dựng các phóng sự chuyên đề về tình hình triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013; phát hành mỗi năm 7 số tập san Pháp luật và Đời sống của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, trong đó có 03 số chuyên đề về tìm hiểu Hiến pháp 2013. Đặc biệt, Cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp 2013 được phát động và tổ chức sâu rộng trên phạm vi toàn tỉnh thu hút  trên 100.310 bài dự thi của cán bộ, người dân, học sinh, sinh viên, người lao động... nhiều bài dự thi chất lượng, mang tính nghiên cứu, tính tuyên truyền cao. Có thể nói, cuộc thi là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý rộng khắp, là một hình thức tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng, chấp hành, bảo vệ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế, bảo đảm toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Năm 2018, tổ chức cuộc thi sáng tác kịch bản tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật về các quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp 2013 trên địa bàn tỉnh thu hút hơn 233 tác phẩm kịch bản, tiểu phẩm dự thi, nhiều bài dự thi đầu tư có giá trị làm tài liệu tuyên truyền Hiến pháp cho cán bộ và nhân dân. HĐND-UBND các huyện, thành phố, thị xã cũng tích cực tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp 2013 đến cán bộ và nhân dân bằng nhiều hình thức như: Thông qua sinh hoạt Ngày Pháp luật, đăng tải toàn văn Hiến pháp và các văn bản, tài liệu triển khai thi hành Hiến pháp trên Cổng thông tin điện tử và Bản tin của huyện; tăng cường lượng tin bài về Hiến pháp trên các bản tin của đài Truyền thanh - Truyền hình huyện. Cấp phát tài liệu về Hiến pháp năm 2013 cho các cơ quan, đơn vị, các xã, phường, thị trấn; cung cấp tài liệu cho các tủ sách pháp luật; in nội dung tuyên truyền Hiến pháp qua cụm pano, áp phích, bảng tin, băng rôn; thực hiện tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, phát liên tục hàng tuần nội dung của Hiến pháp để thu hút sự quan tâm, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật của tất cả các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, chiến sỹ, lực lượng vũ trang nhân dân trên toàn địa bàn. Giai đoạn từ 2014 đến 6/2019 các đơn vị cấp huyện tổ chức 2.243 hội thảo, hội nghị, tọa đàm, tập huấn với 282.007 lượt người được tuyên truyền phổ biến các nội dung của Hiến pháp 2013. Cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã được tổ chức ở tất cả các UBND cấp huyện với 160.513 bài thi; số lượng sách, công trình nghiên cứu, tờ rơi, tờ gấp là 61.833. Hoạt động rà soát văn bản QPPL được thực hiện thường xuyên, hàng năm UBND tỉnh đều chủ động rà soát văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành, qua đó đã phát hiện nhiều văn bản hết hiệu lực, hết hiệu lực một phần, hoặc có nhiều nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, cụ thể: Từ năm 2014-2019 đã tiến hành rà soát 3.261 văn bản QPPL, trong đó có 1.876 văn bản tiếp tục thực hiện; 616 văn bản hết hiệu lực toàn bộ, 157 văn bản hết hiệu lực một phần và 612 văn bản phải sửa đổi, bổ sung.
Vẫn còn những hạn chế tồn tại:
 hiênBên cạnh những kết quả đạt được việc triển khai thi hành Hiến pháp 2013 trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại như: Một số đơn vị, địa phương chưa tích cực, chủ động trong việc triển khai Hiến pháp. Hiệu quả tuyên truyền Hiến pháp một số nơi chưa cao do đội ngũ báo cáo viên pháp luật còn mỏng, kiêm nhiệm nhiều việc, chưa được tập huấn chuyên sâu nên khả năng nghiên cứu, truyền đạt Hiến pháp năm 2013 của một số báo cáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Trình độ dân trí tại một số địa phương miền núi vùng sâu, vùng xa còn thấp, kinh tế khó khăn, địa hình hiểm trở nên việc tuyên truyền vẫn gặp nhiều khó khăn.Việc rà soát, đề xuất bổ sung vào danh mục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của một số Sở, ngành còn chậm, thiếu tính chủ động; cán bộ pháp chế chủ yếu làm công tác kiêm nhiệm chưa nắm rõ các quy định tại văn bản của Trung ương để tham mưu, đề xuất xây dựng văn bản quy định chi tiết do ngành mình quản lý, do đó một số văn bản quy định chi tiết của HĐND, UBND tỉnh được ban hành chưa kịp thời gian theo quy định của văn bản cấp trên. Một số đơn vị cấp xã thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật của địa phương với các quy định của Hiến pháp, pháp luật còn lúng túng. Một số quy định pháp luật hiện hành còn thiếu thống nhất, đồng bộ, gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện.Khối lượng văn bản qua các thời kỳ rất lớn, có sự biện động về địa giới hành chính, công tác lưu trữ tại chính các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, một số đơn vị không xác định được chính xác các văn bản thuộc trách nhiệm hệ thống hóa của đơn vị mình, không cung cấp được thông tin liên quan đến văn bản. Do đó, việc thống kê, tập hợp văn bản để tiến hành rà soát, xác định các nội dung trái Hiến pháp, pháp luật hoặc hết hiệu lực và còn hiệu lực gặp nhiều khó khăn. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Hiến pháp ở một số cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức và chưa thực hiện thường xuyên. Việc kiểm tra triển khai thi hành Hiến pháp 2013 chủ yếu lồng ghép vào kiểm tra công tác PBGDPL của Hội đồng phối hợp PBGDPL; kiểm tra công tác văn bản; công tác theo dõi thi hành pháp luật hàng năm, không tham mưu kế hoạch kiểm tra riêng. Công tác báo cáo của một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực hiện đúng yêu cầu đề ra, nhiều cơ quan, địa phương đã triển khai thực hiện tốt nhưng báo cáo chậm nên số liệu tổng hợp, đánh giá việc triển khai thực hiện chưa đảm bảo chính xác, phù hợp. Việc tham gia góp ý xây dựng luật và các văn bản pháp quy mới chỉ tiến hành khi được cơ quan Nhà nước đề nghị; một số nội dung ở một số dự thảo Luật được nhân dân, xã hội quan tâm nhưng chưa được cơ quan chủ trì soạn thảo thông tin, giải đáp kịp thời. Góp ý của MTTQ và tổ chức thành viên có khi còn mang tính hình thức, thiếu cơ chế về trách nhiệm tiếp thu và phản hồi. Thời gian gửi lấy ý kiến thường gấp không bảo đảm quy định; hồ sơ, tài liệu gửi lấy ý kiến không đầy đủ, sơ sài, thiếu các thông tin cần thiết.
Nhữ Giải pháp trong thời gian tới:
.Để   Để tiếp tục thực hiện Hiến pháp 2013, cần có một số giải pháp sau
 Cấp Thứ nhất, cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, chỉ đạo và kiểm tra thường xuyên, kịp thời, các cơ quan, đơn vị, địa phương còn xây dựng Kế hoạch cụ thể, và triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, biện pháp và huy động được sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đưa nội dung này vào sinh hoạt của chi bộ, đảng bộ, cơ quan để quán triệt trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên về mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc tuân thủ và chấp hành Hiến pháp cũng như nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân trong triển khai thi hành Hiến pháp.
 Thứ   Thứ hai, tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác xây dựng pháp luật theo hướng chuyên nghiệp; thực hiện điều động, luân chuyển công chức đáp ứng đủ năng lực, trình độ để làm công tác xây dựng pháp luật; đảm bảo công chức làm công tác xây dựng pháp luật đủ về biên chế, có chất lượng về chuyên môn. Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kĩ năng, nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ làm công tác thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Coi trọng việc tuyên truyền, hướng dẫn các tầng lớp nhân dân thi hành Hiến pháp, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật là trách nhiệm của các cấp ủy đảng và từng cán bộ, công chức, đảng viên. Cán bộ, đảng viên, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội phải gương mẫu, đi đầu trong tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, triển khai thi hành Hiến pháp, bảo vệ Hiến pháp, đổi mới hoạt động tuyên truyền Hiến pháp, pháp luật đáp ứng ngày càng tốt hơn các đòi hỏi của thực tiễn đời sống. Thứ ba, quan tâm xây dựng nguồn nhân lực cho công tác rà soát văn bản QPPL, phổ biến, giáo dục pháp luật đặc biệt là đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ pháp chế ngành, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng phương tiện, kỹ thuật hiện đại cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Cần có cơ chế, chính sách phù hợp để động viên, thu hút các nguồn lực xã hội, tham gia tích cực vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, lôi cuốn các tầng lớp nhân dân tích cực học tập, tìm hiểu pháp luật, tạo thành phong trào có tính quần chúng rộng rãi và hiệu quả./.
Nguyễn Quế Anh, Sở Tư pháp Nghệ An

Xem thêm »