27/08/2019
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Bắc Ninh: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hướng về cơ sở, từ cơ sở và phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phươngVới phương châm hướng về cơ sở, từ cơ sở và phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương, từ đầu năm 2019 đến nay, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Ngành Tư pháp Bắc Ninh đã có nhiều khởi sắc và mang lại hiệu quả rõ rệt góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, hình thành thói quen, nếp sống tuân thủ pháp luật “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trong cán bộ và Nhân dân trong tỉnh.Ngay từ cuối năm 2018, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định 817/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch công tác tư pháp năm 2019, trong đó có công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với 8 lĩnh vực chủ yếu như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp năm 2013; Thi hành Luật phổ biến giáo dục pháp luật; Thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; Thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thủ tướng tại Quyết định 22/2018/QĐ-TTg về xây dựng, thực hiện Hương ước, Quy ước; Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và Thực hiện các Chương trình, Đề án khác về phổ biến, giáo dục pháp luật.
Ngành đã tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu cụ thể đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở, theo đó: Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố phải tổ chức hội nghị phổ biến ở ít nhất 50% đơn vị cấp xã. Đối với UBND các xã, phường, thị trấn phải tổ chức hội nghị phổ biến ở ít nhất 50% đơn vị thôn, khu phố thuộc đơn vị cấp xã. Đây là chỉ đạo rất quan trọng và kịp thời, là cơ sở để các đơn vị, địa phương nâng cao trách nhiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở. Qua gần 9 tháng thực hiện, cho thấy các địa phương đã tích cực, chủ động tổ chức tốt các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở, đặc biệt là hình thức tuyên truyền miệng về pháp luật bên cạnh các hình thức phổ biến hiệu quả khác.
Sở cũng đã chủ động, tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành và phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn. Tham mưu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh trình Ban Thường vụ tỉnh ủy ban hành Kế hoạch tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư (Khóa IX) về tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân từ cơ sở đảm bảo tiến độ theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương. Triển khai công tác phổ biến các văn bản pháp luật mới được thông qua, Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, thực hiện tốt chỉ tiêu 18.5 Bộ Tiêu chí xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi quyết tâm chính trị của Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới...
Các chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai kịp thời, có hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh như các Đề án thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 – 2021 theo Quyết định 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 – 2022”, Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật...Đặc biệt, bên cạnh việc triển khai các Chương trình, Đề án, Kế hoạch theo chỉ đạo của Trung ương phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh triển khai các Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật xuất phát từ yêu cầu thực tế tại địa phương với phương châm hướng về cơ sở, từ cơ sở và phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương. Theo đó, chủ đề xuyên suốt từ năm 2019 đến năm 2022 là Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và chủ đề theo các năm, (Năm 2019: Bắc Ninh phấn đấu vì môi trường sạch, năm 2020: Phục vụ Đại hội Đảng các cấp, năm 2021: Phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp...) và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng địa phương, đơn vị, một số kết quả chủ yếu đã đạt được đó là:
Thứ nhất, tiếp tục tăng cường công tác phổ biến Hiến pháp đến cán bộ và Nhân dân trong tỉnh, Sở đã tham mưu UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 178/KH-UBND về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp năm 2013 trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 – 2021, trong đó giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các Sở và UBND cấp huyện tổ chức 126 hội nghị phổ biến, giáo dục Hiến pháp tại 100% đơn vị cấp xã trong 3 năm (từ 2019 đến 2021) làm tiền đề cho việc tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục Hiến pháp nói riêng và pháp luật nói chung của các địa phương, cơ sở sau này.
Thứ hai, quan tâm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác hòa giải ở sơ sở: Nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, từ thực tiễn 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và những khó khăn của các địa phương cơ sở. Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 266/KH-UBND, kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 – 2022 trên địa bàn tỉnh, trong đó UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho 100% Tổ hòa giải ở cơ sở trong 4 năm (2019 đến 2022) mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/1 tổ/1 năm; giao Sở Tư pháp chủ trì cung cấp Sổ theo dõi công tác hòa giải ở cơ sở, Tài liệu tập huấn cho 100% hòa giải viên, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở...
Thứ ba,thực hiện 2 Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở và phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương: Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 2 Đề án của địa phương đó là Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật và Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật được thực hiện tại 44 xã, thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự với các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở. Vừa qua, Sở đã phối hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã tổ chức 8 hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho gần 1000 đại biểu cán bộ và Nhân dân của 8 xã trọng điểm. Bên cạnh các chuyên đề về Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và chuyên đề về Luật đất đai năm 2013 do báo cáo viên Sở Tư pháp trình bày, các đại biểu còn được nghe chuyên đề tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn thời gian qua và một số định hướng, giải pháp thực hiện trong thời gian tới do các báo cáo viên là Phó Trưởng Công an cấp huyện trình bày. Chuyên đề công tác đấu tranh phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh do báo cáo viên là Lãnh đạo Phòng Cảnh sát phòng, chống ma túy của Công an tỉnh trình bày cùng một số nội dung trọng tâm gắn liền với tình hình thực tế của từng địa phương. Ghi nhận chung sau khi tổ chức các hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở, Lãnh đạo các đơn vị và đại biểu tham dự đều đánh giá cao sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Tư pháp đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc nội dung Đề án và mong muốn trong thời gian tới UBND tỉnh, Sở Tư pháp tiếp tục quan tâm tổ chức nhiều hơn các hoạt động này góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, hình thành thói quen sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ và Nhân dân cơ sở.
Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương được UBND tỉnh ban hành tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại cơ sở nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật cho nhân dân, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, kinh tế và xã hội của địa phương như các vấn đề liên quan đến chính sách đất đai, môi trường, phát triển các khu công nghiệp, làng nghề. Nâng cao nhận thức pháp luật ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong các cộng đồng khu dân cư. Phấn đấu đến hết năm 2021, 80% người dân ở cộng đồng khu dân cư trên toàn tỉnh được tiếp cận với các văn bản pháp luật liên quan mật thiết đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.Tiếp tục xây dựng, phát huy và nhân rộng mô hình các câu lạc bộ pháp luật, tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn. 100% các địa phương có liên quan đến việc thu hồi đất tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai cho cán bộ và nhân dân. Trong năm 2019, Sở Tư pháp phối hợp với UBND cấp huyện lựa chọn và làm điểm 10 hội nghị phổ biến pháp luật về đất đai tại 10 đơn vị cấp xã có nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn, cung cấp thông tin pháp luật đất đai cho cán bộ và Nhân dân ở cơ sở.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn: Sở đã trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn, trong đó chú trọng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin như qua mạng xã hội, mạng viễn thông, hệ thống đài phát thanh truyền hình...Năm 2019, đề nghị UBND tỉnh cho thí điểm chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh làm cơ sở cho việc thực hiện trong những năm tiếp theo. Phối hợp tổ chức tốt cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến do Bộ Tư pháp tổ chức...
Có thể nói, với phương châm hướng về cơ sở, từ cơ sở và phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương, trong thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Ngành Tư pháp nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung đã có nhiều khởi sắc, mang lại hiệu quả thiết thực, tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này tại địa phương và vị thế của Ngành Tư pháp. Trong thời gian tới, Ngành tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp của các đơn vị, địa phương tăng cường đẩy mạnh các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với nội dung, hình thức phù hợp với mọi đối tượng, hướng về cơ sở và đảm bảo hiệu quả thực chất phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương.
Hướng tới kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2019), cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành Tư pháp bắc Ninh nguyện chung sức, đồng lòng quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần xây dựng tỉnh Bắc Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh./.
Hồ Nguyên Hồng, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh
Với phương châm hướng về cơ sở, từ cơ sở và phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương, từ đầu năm 2019 đến nay, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Ngành Tư pháp Bắc Ninh đã có nhiều khởi sắc và mang lại hiệu quả rõ rệt góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, hình thành thói quen, nếp sống tuân thủ pháp luật “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trong cán bộ và Nhân dân trong tỉnh.
Ngay từ cuối năm 2018, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định 817/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch công tác tư pháp năm 2019, trong đó có công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với 8 lĩnh vực chủ yếu như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp năm 2013; Thi hành Luật phổ biến giáo dục pháp luật; Thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; Thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thủ tướng tại Quyết định 22/2018/QĐ-TTg về xây dựng, thực hiện Hương ước, Quy ước; Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và Thực hiện các Chương trình, Đề án khác về phổ biến, giáo dục pháp luật.
Ngành đã tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu cụ thể đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở, theo đó: Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố phải tổ chức hội nghị phổ biến ở ít nhất 50% đơn vị cấp xã. Đối với UBND các xã, phường, thị trấn phải tổ chức hội nghị phổ biến ở ít nhất 50% đơn vị thôn, khu phố thuộc đơn vị cấp xã. Đây là chỉ đạo rất quan trọng và kịp thời, là cơ sở để các đơn vị, địa phương nâng cao trách nhiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở. Qua gần 9 tháng thực hiện, cho thấy các địa phương đã tích cực, chủ động tổ chức tốt các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở, đặc biệt là hình thức tuyên truyền miệng về pháp luật bên cạnh các hình thức phổ biến hiệu quả khác.
Sở cũng đã chủ động, tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành và phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn. Tham mưu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh trình Ban Thường vụ tỉnh ủy ban hành Kế hoạch tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư (Khóa IX) về tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân từ cơ sở đảm bảo tiến độ theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương. Triển khai công tác phổ biến các văn bản pháp luật mới được thông qua, Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, thực hiện tốt chỉ tiêu 18.5 Bộ Tiêu chí xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi quyết tâm chính trị của Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới...
Các chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai kịp thời, có hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh như các Đề án thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 – 2021 theo Quyết định 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 – 2022”, Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật...Đặc biệt, bên cạnh việc triển khai các Chương trình, Đề án, Kế hoạch theo chỉ đạo của Trung ương phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh triển khai các Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật xuất phát từ yêu cầu thực tế tại địa phương với phương châm hướng về cơ sở, từ cơ sở và phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương. Theo đó, chủ đề xuyên suốt từ năm 2019 đến năm 2022 là Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và chủ đề theo các năm, (Năm 2019: Bắc Ninh phấn đấu vì môi trường sạch, năm 2020: Phục vụ Đại hội Đảng các cấp, năm 2021: Phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp...) và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng địa phương, đơn vị, một số kết quả chủ yếu đã đạt được đó là:
Thứ nhất, tiếp tục tăng cường công tác phổ biến Hiến pháp đến cán bộ và Nhân dân trong tỉnh, Sở đã tham mưu UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 178/KH-UBND về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp năm 2013 trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 – 2021, trong đó giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các Sở và UBND cấp huyện tổ chức 126 hội nghị phổ biến, giáo dục Hiến pháp tại 100% đơn vị cấp xã trong 3 năm (từ 2019 đến 2021) làm tiền đề cho việc tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục Hiến pháp nói riêng và pháp luật nói chung của các địa phương, cơ sở sau này.
Thứ hai, quan tâm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác hòa giải ở sơ sở: Nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, từ thực tiễn 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và những khó khăn của các địa phương cơ sở. Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 266/KH-UBND, kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 – 2022 trên địa bàn tỉnh, trong đó UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho 100% Tổ hòa giải ở cơ sở trong 4 năm (2019 đến 2022) mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/1 tổ/1 năm; giao Sở Tư pháp chủ trì cung cấp Sổ theo dõi công tác hòa giải ở cơ sở, Tài liệu tập huấn cho 100% hòa giải viên, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở...
Thứ ba,thực hiện 2 Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở và phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương: Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 2 Đề án của địa phương đó là Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật và Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật được thực hiện tại 44 xã, thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự với các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở. Vừa qua, Sở đã phối hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã tổ chức 8 hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho gần 1000 đại biểu cán bộ và Nhân dân của 8 xã trọng điểm. Bên cạnh các chuyên đề về Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và chuyên đề về Luật đất đai năm 2013 do báo cáo viên Sở Tư pháp trình bày, các đại biểu còn được nghe chuyên đề tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn thời gian qua và một số định hướng, giải pháp thực hiện trong thời gian tới do các báo cáo viên là Phó Trưởng Công an cấp huyện trình bày. Chuyên đề công tác đấu tranh phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh do báo cáo viên là Lãnh đạo Phòng Cảnh sát phòng, chống ma túy của Công an tỉnh trình bày cùng một số nội dung trọng tâm gắn liền với tình hình thực tế của từng địa phương. Ghi nhận chung sau khi tổ chức các hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở, Lãnh đạo các đơn vị và đại biểu tham dự đều đánh giá cao sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Tư pháp đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc nội dung Đề án và mong muốn trong thời gian tới UBND tỉnh, Sở Tư pháp tiếp tục quan tâm tổ chức nhiều hơn các hoạt động này góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, hình thành thói quen sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ và Nhân dân cơ sở.
Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương được UBND tỉnh ban hành tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại cơ sở nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật cho nhân dân, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, kinh tế và xã hội của địa phương như các vấn đề liên quan đến chính sách đất đai, môi trường, phát triển các khu công nghiệp, làng nghề. Nâng cao nhận thức pháp luật ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong các cộng đồng khu dân cư. Phấn đấu đến hết năm 2021, 80% người dân ở cộng đồng khu dân cư trên toàn tỉnh được tiếp cận với các văn bản pháp luật liên quan mật thiết đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.Tiếp tục xây dựng, phát huy và nhân rộng mô hình các câu lạc bộ pháp luật, tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn. 100% các địa phương có liên quan đến việc thu hồi đất tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai cho cán bộ và nhân dân. Trong năm 2019, Sở Tư pháp phối hợp với UBND cấp huyện lựa chọn và làm điểm 10 hội nghị phổ biến pháp luật về đất đai tại 10 đơn vị cấp xã có nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn, cung cấp thông tin pháp luật đất đai cho cán bộ và Nhân dân ở cơ sở.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn: Sở đã trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn, trong đó chú trọng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin như qua mạng xã hội, mạng viễn thông, hệ thống đài phát thanh truyền hình...Năm 2019, đề nghị UBND tỉnh cho thí điểm chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh làm cơ sở cho việc thực hiện trong những năm tiếp theo. Phối hợp tổ chức tốt cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến do Bộ Tư pháp tổ chức...
Có thể nói, với phương châm hướng về cơ sở, từ cơ sở và phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương, trong thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Ngành Tư pháp nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung đã có nhiều khởi sắc, mang lại hiệu quả thiết thực, tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này tại địa phương và vị thế của Ngành Tư pháp. Trong thời gian tới, Ngành tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp của các đơn vị, địa phương tăng cường đẩy mạnh các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với nội dung, hình thức phù hợp với mọi đối tượng, hướng về cơ sở và đảm bảo hiệu quả thực chất phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương.
Hướng tới kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2019), cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành Tư pháp bắc Ninh nguyện chung sức, đồng lòng quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần xây dựng tỉnh Bắc Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh./.
Hồ Nguyên Hồng, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh