Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền: Cán bộ, công chức nữ ngành Tư pháp luôn được tạo cơ hội phát huy năng lực

06/03/2009
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In Gửi email

Nghiên cứu, đánh giá tính chất của quan hệ xã hội cần sự điều chỉnh của pháp luật để soạn thảo ra các văn bản pháp luật phù hợp, đi công tác xa nhà, tham gia vào việc xác minh, đương đầu với những khó khăn, gian khổ và không ngoại trừ hiểm nguy để giải quyết thi hành án... là những khó khăn mà cán bộ, công chức nữ ngành Tư pháp hàng ngày phải đối mặt. Nhưng, bên cạnh đó họ vẫn làm tròn thiên chức của mình là những người mẹ, người vợ đảm đang, cơm dẻo canh ngọt. Đại diện cho giới nữ ngành Tư pháp, nhân ngày 8.3, bà Nguyễn Thúy Hiền - Thứ trưởng Bộ Tư pháp đã dành cho Báo Pháp luật Việt Nam những tâm sự về chuyện nghề, chuyện ngành.

- Thưa bà, Hội nghị sơ kết thực hiện Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt nam giai đoạn 2006-2010 diễn ra mới đây đã đưa ra nhận xét, trong gần 3 năm qua, pháp luật, chính sách và bộ máy về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ngày càng được hoàn thiện, các đạo luật quan trọng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ đã được dần đưa vào cuộc sống và có tính khả thi cao. Trên cương vị là thành viên của Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, bà có nhận định gì về vai trò của pháp luật trong kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam?

- Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền: Trước khi Quốc hội thông qua Luật Bình đẳng giới thì hệ thống pháp luật của nước ta vẫn còn một số hạn chế như: các quy định về bình đẳng giới phân tán trong nhiều văn bản; một số quy định còn thiếu thống nhất, chưa quán triệt đầy đủ các nguyên tắc về bình đẳng giới; thiếu chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.... Hệ quả là kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam chưa được bảo đảm thực thi một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, sau khi Luật Bình đẳng giới được ban hành, trên cơ sở cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng ta được nêu trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là “chăm lo công tác phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp”, có thể khẳng định, hành lang pháp lý về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình đã cơ bản được hoàn thiện. Nhờ đó, các kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam được bảo đảm thực thi bằng chính các quy định của pháp luật. Chính nhờ pháp luật trong lĩnh vực bình đẳng giới cơ bản hoàn thiện, nên nguồn lực xã hội dành cho công tác này được tăng cường, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình thực thi kế hoạch hành động về sự tiến bộ phụ nữ được xác định rõ ràng. Với ý nghĩa quan trọng nêu trên của pháp luật, nên tới đây Chính phủ sẽ tiếp tục ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới để hoàn thiện khung pháp lý về lĩnh vực này. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là phải có các giải pháp để đưa pháp luật vào cuộc sống.

Chính vì thế, trong thời gian tới, để có thể hiện thực hoá được kế hoạch về sự tiến bộ phụ nữ, đòi hỏi phải có cách thức tổ chức, tuyên truyền văn bản pháp luật một cách sâu rộng và có ý nghĩa như: tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật...

- Là cán bộ nữ trưởng thành trong ngành Tư pháp, bà có thể cho biết đặc thù công việc của cán bộ nữ trong ngành là gì so với các ngành khác và kinh nghiệm nào để giới nữ ngành Tư pháp hoàn thành nhiệm vụ của mình, khi chiến lược cải cách tư pháp đã và đang đặt ra trước mắt những người nữ cán bộ tư pháp rất nhiều thử thách?

- Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền: Công việc của phụ nữ trong ngành tư pháp có những điểm đặc thù, gắn với đặc điểm, tính chất công việc của ngành Ví dụ: để soạn thảo các văn bản pháp luật, cán bộ nữ của ngành Tư pháp cũng tham gia vào công tác nghiên cứu, đánh giá tính chất của quan hệ xã hội cần sự điều chỉnh của pháp luật và đề xuất quy phạm pháp luật phù hợp, hay như trong công tác thi hành án dân sự, đòi hỏi cán bộ, công chức nữ cũng phải đi công tác xa nhà, phải tham gia vào việc xác minh điều kiện thi hành án, giải quyết thi hành án, tham gia cưỡng chế thi hành án, phải đương đầu với những khó khăn, gian khổ và không ngoại trừ hiểm nguy. Nhìn chung, đối với ngành tư pháp thì cán bộ, công chức nữ có cơ hội được học tập và làm việc như nam giới, có cơ hội phát huy năng lực, khả năng của mình trong công tác xây dựng pháp luật, công tác quản lý, quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ... Để đạt được kết quả đó, theo tôi từng chị em phụ nữ trong ngành phải cố gắng, nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, không ngừng trau dồi kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn, chịu khó học tập, say mê nghiên cứu, tận tâm tận lực với công việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

-  Là một nữ lãnh đạo của ngành Tư pháp, nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, bà có tâm sự  gì với chị em phụ nữ trong ngành để cùng chia sẻ nối vất vả của những người phụ nữ trí thức việc nhà - việc nước nặng gánh hai vai?

- Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền: Vì cũng là phụ nữ nên tôi rất cảm thông và thấu hiểu những khó khăn, vất vả của chị em phụ nữ nói chung và phụ nữ ngành Tư pháp nói riêng. Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3, tôi mong các chị em chúng ta sẽ tiếp tục cố gắng, phát huy hơn nữa năng lực của mình, để khẳng định vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình với gia đình, với ngành và xã hội. Đồng thời, nhân đây tôi rất mong các anh em nam giới trong gia đình nói chung và trong ngành nói riêng thường xuyên động viên, quan tâm, thông cảm và sẻ chia khó khăn, vất vả trong cuộc sống với chị em và luôn tạo điều kiện tốt nhất để chị em phụ nữ có thể phát huy được khả năng, trí tuệ của mình.

- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng và chúc bà có một Ngày 8/3 vui vẻ, hạnh phúc!

Xuân Hoa(thực hiện)

Theo Báo cáo tóm tắt sơ kết thực hiện Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt nam giai đoạn 2006-2010, với chức năng, nhiệm vụ của mình Bộ Tư pháp đã thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ, bảo vệ phụ nữ trước các hành vi ngược đãi, buôn bán, ép hôn, tảo hôn và tăng cường năng lực phụ nữ trong việc tiếp cận và sử dụng các công cụ pháp luật - xã hội. Trong công tác xây dựng hành lang pháp lý, Bộ Tư pháp đã trực tiếp xây dựng, tham gia xây dựng và thẩm định nhiều văn bản quy phạm pháp luatạ có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ như Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình... Các đạo luật này đều đã được ban hành và có tính khả thi cao. Hiện nay, để hướng tới mục tiêu phấn đấu giảm 50% tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em trên phạm vi toàn quốc, giảm 20% tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn trọng điểm, Bộ Tư pháp đã bắt

Xem thêm »