Kinh nghiệm một số nước về Luật Viễn thông

25/09/2009
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In Gửi email

Hoàn thiện pháp luật về viễn thông theo hướng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của các quy định trong lĩnh vực này, đồng thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, thông lệ quốc tế và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quá trình xây dựng Luật Viễn thông. Để góp phần thực hiện nguyên tắc đó, việc tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới liên quan đến lĩnh vực này là rất cần thiết. Sau đây là một số mô hình quản lý trong lĩnh vực viễn thông tại một số quốc gia có ngành viễn thông phát triển trong khu vực và trên thế giới.

A.   Cơ quan quản lý viễn thông

Mô hình quản lý viễn thông thường thấy ở những quốc gia có thị trường viễn thông phát triển là phân định, tách bạch chức năng xây dựng, hoạch định chính sách (Policy Maker) với chức năng thực thi chính sách; điều tiết quản lý thị trường (Regulator); còn doanh nghiệp viễn thông đóng vai trò vận hành mạng và cung cấp dịch vụ.

Mô hình trên phù hợp với việc cung cấp dịch vụ viễn thông theo nhu cầu của thị trường, thay vì dựa trên quyết định của cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời mô hình này cũng phù hợp với yêu cầu của WTO trong đó yêu cầu cơ quan điều tiết tách khỏi đơn vị vận hành cung cấp dịch vụ, để đảm bảo minh bạch trong việc giải quyết các tranh chấp.

1. Chức năng quản lý:

Nhiệm vụ quản lý và thực thi pháp luật trong lĩnh vực viễn thông của các nước được quy định trong luật viễn thông hoặc các văn bản quản lý tương đương của các nước với mục tiêu là đảm bảo bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi người sử dụng, đảm bảo sử dụng chung cơ sở hạ tầng thông tin, khai thác hiệu quả tài nguyên quốc gia (phổ tần số, kho số, tên miền).

Xu hướng cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ngày càng phát triển mạnh, một số nước trên thế giới, chủ yếu là các nước phát triển đã tách rời bộ phận lập chính sách, luật pháp và cơ quan thực thi pháp luật.

Công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực viễn thông của các nước chủ yếu tập trung vào việc;

- Ban hành các văn bản hướng dẫn pháp luật;

- Hoạt động cấp phép;

- Quản lý và phân bổ tài nguyên quốc gia (phổ tần số, kho số, tên miền Internet);

- Về cạnh tranh: Hầu hết các nước đều giao cho Cơ quan quản lý viễn thông độc lập quản lý hoạt động cạnh tranh đặc thù trong viễn thông nhằm đảm bảo cho thị trường viễn thông phát triển mạnh;

- Làm trọng tài trong việc đảm bảo kết nối, sử dụng chung cơ sở hạ tầng, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà khai thác, đảm bảo quyền lợi khách hàng;

- Quản lý chất lượng mạng lưới, thiết bị và dịch vụ viễn thông;

- Các hoạt động khác.

2. Mô hình tổ chức:

Theo số liệu thống kê của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), tính đến năm 2006 đã có 142 quốc gia đã thành lập Cơ quan quản lý viễn thông độc lập. Dưới đây là một số quốc gia cụ thể:

Nước

Cơ quan xây dựng chính sách Policies Makers

Cơ quan thực thi chính sách Regulators

Australia

Bộ Truyền thông, công nghệ thông tin và nghệ thuật

Cơ quan quản lý viễn thông Australia (ACA)

Canada

Bộ Di sản

Bộ Công nghiệp

Ủy ban viễn thông và thông tin vô tuyến Canada

Mỹ

Bộ Thương mại

Cơ quan truyền thông liên bang – FCC

Trung Quốc

Bộ Công nghiệp Thông tin

Cục Quản lý viễn thông

Malaysia

Bộ Năng lượng, truyền thông và đa phương tiện

Ủy ban truyền thông và đa phương tiện

Mexico

Bộ Giao thông vận tải và truyền thông

Ủy ban viễn thông liên bang

Singapore

Bộ Thông tin, Truyền thông và Nghệ thuật

Cơ quan phát triển truyền thông Singapore

Anh

 

Cơ quan truyền thông

B. Quản lý tài nguyên viễn thông: 

Tài nguyên viễn thông (tần số, kho số, tên miền, địa chỉ Internet) là dạng tài nguyên có giá trị và trong nhiều trường hợp là hữu hạn. Trên thế giới việc phân bố tài nguyên viễn thông được thực hiện thông qua nhiều hình thức như cấp trực tiếp, đấu giá, thi tuyển. Đặc biệt là đối với các băng tần số thương mại thì hình thức áp dụng chủ yếu là đấu giá hoặc thi tuyển, qua đó nhà nước có thể thu được hàng trăm triệu thậm chí hàng chục tỷ USD như tại Tây Âu, Bắc Mỹ. 

Tên nước

Phương thức quản lý tài nguyên viễn thông

Số tiền nhà nước thu (Triệu USD)

Áo

Đấu giá

618

Bỉ

Đấu giá

412,2

Cộng hòa Séc

Đấu giá

200

Đan Mạch

Đấu giá

472

Phần Lan

Thi tuyển

 

Pháp

Thi tuyển

4.520

Đức

Đấu giá

7.690

Hy Lạp

Đấu giá + Thi tuyển

414

Italia

Thi tuyển + Đấu giá

10.180

Netherlands

Đấu giá

369-667

Na uy

Thi tuyển

88

Tây Ban Nha

Thi tuyển

480

Thụy Điển

Thi tuyển

44,1

Thụy Sỹ

Đấu giá

119.8

Anh

Đấu giá

6.100 – 9.100

C.   Các nội dung khác 

STT

NỘI DUNG

KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC

1

Phân loại doanh nghiệp viễn thông

1. Hàn Quốc 

Theo Luật Kinh doanh viễn thông của Hàn Quốc, Doanh nghiệp viễn thông gồm Doanh nghiệp viễn thông hạ tầng mạng và Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông gồm: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông chuyên dụng và Doanh nghiệp cung cấp kinh doanh dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.

- Kinh doanh dịch vụ viễn thông chuyên dụng là hình thức kinh doanh bất kỳ dịch vụ viễn thông có hạ tầng nào bằng cách sử dụng hạ tầng truyền dẫn viễn thông của tổ chức, cá nhân sở hữu giấy phép kinh doanh viễn thông có hạ tầng mạng.

- Kinh doanh dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng là hình thức thuê lại hạ tầng truyền dẫn viễn thông từ các doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng để cung cấp các dịch vụ. 

2. Nhật Bản

Doanh nghiệp viễn thông gồm doanh nghiệp hạ tầng mạng và doanh nghiệp không hạ tầng mạng (cung cấp dịch vụ). 

3. Trung Quốc

Theo Điều lệ viễn thông Trung Quốc: Doanh nghiệp viễn thông gồm Doanh nghiệp viễn thông cơ sở (tương ứng như thiết lập hạ tầng mạng cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản) và doanh nghiệp viễn thông giá trị gia tăng (không có hạ tầng mạng sử dụng hạ tầng mạng của các doanh nghiệp khác cung cấp các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng). 

4. Singapore

Singapore phân doanh nghiệp viễn thông thành Doanh nghiệp hạ tầng mạng và Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông.

2

Quản lý hạ tầng dung chung viễn thông, internet và truyền dẫn phát song phát thanh truyền hình

1. Mỹ

Ủy ban truyền thông liên bang – FFC là cơ quan chính phủ độc lập, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Quốc hội Hoa Kỳ và chịu trách nhiệm quản lý truyền thông quốc tế và giữa các bang bằng thông tin vô tuyến, truyền hình, thông tin dung dây, vệ tinh, cáp, nội dung thông tin. 

2. Australia

Ngày 01/7/2005, Cơ quan Phát thanh truyền hình Australia và Cơ quan Thông tin Australia đã sáp nhập với nhau thành Tổng cục Thông tin và Truyền thông Australia (ACMA). ACMA là cơ quan quản lý về phát thanh truyền hình, thông tin vô tuyến, internet và viễn thông. 

3. Nam Phi

Cơ quan truyền thông độc lập của Nam Phi là cơ quan điều tiết lĩnh vực viễn thông và phát thanh truyền hình quảng bá ở Nam Phi. Cơ quan này được thành lập vào tháng 7/2000, tiếp nhận chức năng của hai cơ quan điều tiết trước đây là cơ quan điều tiết viễn thông và cơ quan phát thanh truyền hình quảng bá độc lập. Việc hợp nhất này tạo điều kiện điều tiết hiệu quả trong lĩnh vực viễn thông, phát thanh truyền hình quảng bá và xử lý vấn đề hội tụ công nghệ.

3

Mua bán, chuyển nhượng giấy phép viễn thông

1. Nhật Bản

Cho phép chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng sẽ nhận tất cả các quyền và nghĩa vụ (hoạt động kinh doanh) của bên chuyển nhượng và chỉ có giá trị pháp lý khi đã thông báo với Bộ nội vụ và Truyền thông. 

2. Hàn Quốc

Cho phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh và phải được sự phê chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4

Cổ phần của Nhà nước ở khai thác truyền thông tại một nước trên thế giới

Tên nhà khai thác

BT (Anh)

NTT (Nhật)

KT (Hàn Quốc)

SingTel (Singapore)

Telstra (Úc)

China Telecom

China Netcom

Sở hữu nhà nước hiện tại

 0%

33.7%

0%

78.2%

0%

82.85%

72.3%

Thời gian thực hiện

13 năm

15 năm

15 năm

8 năm

15 năm

8 năm

5 năm

5

Công trình viễn thông

Singapore

Singapore quy định về các thiết bị thông tin truyền thông trong tòa nhà (Code of Practice for Infocommunication Facilities in Building):

- Quy định về phương tiện thông tin truyền thông và không cần được xây dựng trong các tòa nhà. Nhấn mạnh đến cáp điện thoại và cáp TV.

- Quy định đảm bảo đủ khoảng không và phương tiện cần thiết để nhiều nhà khai thác có thể cung cấp dịch vụ.

- Giảm thiểu bất lợi cho người sử dụng dịch vụ khi khoảng không và phương tiện đã được lắp đặt sẵn trong tòa nhà.

- Quyền được truy nhập (Lead-in Pipes) vào tòa nhà của nhà cung cấp dịch vụ

 Khánh Linh

Xem thêm »