21/12/2009
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Ông Lê Thành Long - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp: Theo dõi thi hành pháp luật là công tác phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và toàn diệnĐề án triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/11/2009. Là đơn vị chuyên môn thuộc Bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của Đề án, ông Lê Thành Long - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đã cho biết đôi nét hình dung về công việc sắp diễn ra trong thời gian tới (Đề án bắt đầu triển khai từ tháng 01/2010) khi hoạt động theo dõi thi hành pháp luật sẽ được tiến hành thí điểm ở một số Bộ, ngành và địa phương.Theo dõi thi hành pháp luật là một nhiệm vụ mới, rất quan trọng và đây cũng là nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội lớn có liên quan đến tổ chức, hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện. Vì thế, để công tác theo dõi thi hành pháp luật được triển khai một cách bài bản, nề nếp và có hiệu quả, phải có quá trình nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết với những bước đi và lộ trình phù hợp, trong đó có những hoạt động thực hiện thí điểm ở một số lĩnh vực pháp luật và một số Bộ, ngành, địa phương, sau đó tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng trên phạm vi toàn quốc, đó cũng chính là lý do tại sao cần phải xây dựng Đề án này. Với các nội dung được đưa ra trong Đề án, thời gian tới, Bộ Tư pháp cũng như các Bộ, ngành và địa phương có liên quan sẽ tập trung thực hiện một số hoạt động như:Rà soát, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về công tác thi hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật trên các phương diện: tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, khả thi; phát hiện những điểm hạn chế, bất cập nhằm kiến nghị xây dựng, hoàn thiện thể chế thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật. Thí điểm điều tra, khảo sát tình hình thi hành, tổ chức và theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường và các tổ chức tài chính tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và Nghệ An; các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường và các tổ chức tài chính. Trên cơ sở kết quả của hai hoạt động trên kết hợp với việc tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tiến hành nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm cho hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp được thực hiện một cách có hiệu quả.Ngoài những hoạt động chủ yếu nêu trên, Bộ Tư pháp và một số Bộ, ngành, địa phương có liên quan còn có trách nhiệm thực hiện một số hoạt động khác như tập huấn về công tác tổ chức triển khai thực hiện Đề án và nội dung, cách thức đánh giá tình hình thi hành pháp luật; biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ theo dõi thi hành pháp luật; học tập, trao đổi kinh nghiệm theo dõi thi hành pháp luật nước ngoài ....- Hiện nay, trong thực tiễn thi hành pháp luật tại các Bộ, ngành địa phương đang tồn tại rất nhiều bất cập từ nguyên nhân khách quan và chủ quan. Theo ông, những bất cập này liệu có thể trở thành những khó khăn đối với tiến trình thực thi Đề án. Và với những rào cản như vậy, thời hạn của Đề án chỉ kéo dài trong khoảng thời gian có 18 tháng liệu có quá ngắn không, có đảm bảo được tính khả thi không?- Ông Lê Thành Long: Chúng ta đều biết rằng, năm 2011 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử Quốc hội khoá XIII, các luật về tổ chức các cơ quan nhà nước và một số văn bản pháp luật có liên quan dự kiến sẽ được sửa đổi, bổ sung. Để các kết quả đầu ra của Đề án có thể kịp thời phục vụ cho việc chuẩn bị Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII, trong đó có thể có nội dung sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức và các văn bản pháp luật khác có liên quan, thì thời điểm kết thúc vào ngày 30/6/2011 là hợp lý.Thực tiễn thi hành pháp luật hiện nay tồn tại rất nhiều bất cập trên nhiều lĩnh vực, để có thể đánh giá một cách toàn diện về tình hình thi hành pháp luật, cần phải có chương trình điều tra, khảo sát một cách tổng thể trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật là một hoạt động lớn, mất nhiều thời gian và đòi hỏi phải có sự tập trung về nhân lực. Với yêu cầu về tiến độ của Đề án, thì hoạt động điều tra, khảo sát không thể tiến hành một cách đại trà mà chỉ tập trung vào một số lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội và được dư luận xã hội quan tâm, đó là lĩnh vực an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường và các tổ chức tài chính. Hoạt động điều tra, khảo sát chính là nhằm đánh giá thực trạng tình hình thi hành pháp luật, tìm ra những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập đó, từ đó kiến nghị các biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Như vậy, chính các vướng mắc, bất cập trong việc thực thi pháp luật là đối tượng của việc điều tra, khảo sát cho nên bản thân chúng không ảnh hưởng lớn đến tiến độ cũng như tính khả thi của Đề án. - Để hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật vận hành tốt cần phải có khung pháp lý phù hợp. Được biết, cuối năm 2009 Bộ Tư pháp sẽ ban hành Thông tư và sau khi Đề án hoàn thành, một trong những kết quả của Đề án là Nghị định của Chính phủ về công tác này. Xin ông cho biết hai văn bản quy phạm pháp luật này sẽ được xây dựng theo những nguyên tắc nào nhằm đạt được các mục tiêu đề ra?- Ông Lê Thành Long: Như trên tôi đã trình bày, theo dõi thi hành pháp luật là một nhiệm vụ mới, rất quan trọng và có ý nghĩa xã hội rất lớn, đây cũng là nhiệm vụ có liên quan đến tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành hầu như chưa đề cập đến công tác này, số ít văn bản có đề cập đến thì nội dung còn rất chung chung và chưa thống nhất. Để công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật có thể vận hành tốt, đạt được mục tiêu đề ra, thì việc xây dựng một khung pháp lý dành cho công tác này là cần thiết. Sau khi được Chính phủ giao nhiệm vụ (từ khi Nghị định số 93/2008/NĐ-CP được ban hành), Bộ Tư pháp đã nghiên cứu, xây dựng Thông tư quy định việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật, hiện nay dự thảo Thông tư đang được gửi đi lấy ý kiến của tất cả các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân trong cả nước. Dự kiến Thông tư sẽ được ban hành trong tháng 12/2009. Tuy nhiên Thông tư này mới chỉ là cơ sở pháp lý ban đầu để các Bộ, ngành, địa phương kịp thời triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật với tư cách là một nhiệm vụ thường xuyên. Về lâu dài, cần phải nghiên cứu, xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn thì công tác theo dõi thi hành pháp luật mới có thể được triển khai thực hiện một cách dễ dàng và có hiệu quả. Do đó, Đề án đã xác định việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về theo dõi thi hành pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng của Đề án.Mục tiêu của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật là nhằm đánh giá hiệu quả công tác thi hành pháp luật, kịp thời đôn đốc, tổ chức thực hiện, hướng dẫn việc thi hành văn bản; kiến nghị xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Để đạt được các mục tiêu này, tôi cho rằng, trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác theo dõi thi hành pháp luật cần phải xác định một số nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất, công tác theo dõi thi hành pháp luật cần được xác định là nhiệm vụ thường xuyên của tất cả các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật phải gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức; đồng thời bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện. Thứ hai, công tác theo dõi thi hành pháp luật phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và toàn diện. Thứ ba, công tác theo dõi thi hành pháp luật phải được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp việc theo dõi theo ngành, lĩnh vực với theo dõi ở phạm vi từng địa phương.- Xin cảm ơn ông và chúc cho Đề án thành công!Hồng Minh Sẽ thành lập đơn vị, bộ phận chuyên trách theo dõi thi hành pháp luật Để làm tốt nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật này, việc củng cố, kiện toàn hoặc thành lập đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật tại Bộ Tư pháp và một số Bộ, ngành, địa phương sẽ được chú trọng. Bên cạnh tăng cường biên chế và tập huấn chuyên sâu cho công chức làm công tác theo dõi thi hành pháp luật tại Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp, sẽ thí điểm thành lập đơn vị hoặc bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật tại Vụ Pháp chế các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Y tế; thí điểm thành lập Phòng Công tác theo dõi thi hành pháp luật tại Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và Nghệ An.
Đề án triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/11/2009. Là đơn vị chuyên môn thuộc Bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của Đề án, ông Lê Thành Long - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đã cho biết đôi nét hình dung về công việc sắp diễn ra trong thời gian tới (Đề án bắt đầu triển khai từ tháng 01/2010) khi hoạt động theo dõi thi hành pháp luật sẽ được tiến hành thí điểm ở một số Bộ, ngành và địa phương.
Theo dõi thi hành pháp luật là một nhiệm vụ mới, rất quan trọng và đây cũng là nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội lớn có liên quan đến tổ chức, hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện. Vì thế, để công tác theo dõi thi hành pháp luật được triển khai một cách bài bản, nề nếp và có hiệu quả, phải có quá trình nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết với những bước đi và lộ trình phù hợp, trong đó có những hoạt động thực hiện thí điểm ở một số lĩnh vực pháp luật và một số Bộ, ngành, địa phương, sau đó tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng trên phạm vi toàn quốc, đó cũng chính là lý do tại sao cần phải xây dựng Đề án này. Với các nội dung được đưa ra trong Đề án, thời gian tới, Bộ Tư pháp cũng như các Bộ, ngành và địa phương có liên quan sẽ tập trung thực hiện một số hoạt động như:
Rà soát, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về công tác thi hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật trên các phương diện: tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, khả thi; phát hiện những điểm hạn chế, bất cập nhằm kiến nghị xây dựng, hoàn thiện thể chế thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật. Thí điểm điều tra, khảo sát tình hình thi hành, tổ chức và theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường và các tổ chức tài chính tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và Nghệ An; các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường và các tổ chức tài chính. Trên cơ sở kết quả của hai hoạt động trên kết hợp với việc tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tiến hành nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm cho hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp được thực hiện một cách có hiệu quả.
Ngoài những hoạt động chủ yếu nêu trên, Bộ Tư pháp và một số Bộ, ngành, địa phương có liên quan còn có trách nhiệm thực hiện một số hoạt động khác như tập huấn về công tác tổ chức triển khai thực hiện Đề án và nội dung, cách thức đánh giá tình hình thi hành pháp luật; biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ theo dõi thi hành pháp luật; học tập, trao đổi kinh nghiệm theo dõi thi hành pháp luật nước ngoài ....
- Hiện nay, trong thực tiễn thi hành pháp luật tại các Bộ, ngành địa phương đang tồn tại rất nhiều bất cập từ nguyên nhân khách quan và chủ quan. Theo ông, những bất cập này liệu có thể trở thành những khó khăn đối với tiến trình thực thi Đề án. Và với những rào cản như vậy, thời hạn của Đề án chỉ kéo dài trong khoảng thời gian có 18 tháng liệu có quá ngắn không, có đảm bảo được tính khả thi không?
- Ông Lê Thành Long: Chúng ta đều biết rằng, năm 2011 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử Quốc hội khoá XIII, các luật về tổ chức các cơ quan nhà nước và một số văn bản pháp luật có liên quan dự kiến sẽ được sửa đổi, bổ sung. Để các kết quả đầu ra của Đề án có thể kịp thời phục vụ cho việc chuẩn bị Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII, trong đó có thể có nội dung sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức và các văn bản pháp luật khác có liên quan, thì thời điểm kết thúc vào ngày 30/6/2011 là hợp lý.
Thực tiễn thi hành pháp luật hiện nay tồn tại rất nhiều bất cập trên nhiều lĩnh vực, để có thể đánh giá một cách toàn diện về tình hình thi hành pháp luật, cần phải có chương trình điều tra, khảo sát một cách tổng thể trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật là một hoạt động lớn, mất nhiều thời gian và đòi hỏi phải có sự tập trung về nhân lực. Với yêu cầu về tiến độ của Đề án, thì hoạt động điều tra, khảo sát không thể tiến hành một cách đại trà mà chỉ tập trung vào một số lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội và được dư luận xã hội quan tâm, đó là lĩnh vực an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường và các tổ chức tài chính. Hoạt động điều tra, khảo sát chính là nhằm đánh giá thực trạng tình hình thi hành pháp luật, tìm ra những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập đó, từ đó kiến nghị các biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Như vậy, chính các vướng mắc, bất cập trong việc thực thi pháp luật là đối tượng của việc điều tra, khảo sát cho nên bản thân chúng không ảnh hưởng lớn đến tiến độ cũng như tính khả thi của Đề án.
- Để hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật vận hành tốt cần phải có khung pháp lý phù hợp. Được biết, cuối năm 2009 Bộ Tư pháp sẽ ban hành Thông tư và sau khi Đề án hoàn thành, một trong những kết quả của Đề án là Nghị định của Chính phủ về công tác này. Xin ông cho biết hai văn bản quy phạm pháp luật này sẽ được xây dựng theo những nguyên tắc nào nhằm đạt được các mục tiêu đề ra?
- Ông Lê Thành Long: Như trên tôi đã trình bày, theo dõi thi hành pháp luật là một nhiệm vụ mới, rất quan trọng và có ý nghĩa xã hội rất lớn, đây cũng là nhiệm vụ có liên quan đến tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành hầu như chưa đề cập đến công tác này, số ít văn bản có đề cập đến thì nội dung còn rất chung chung và chưa thống nhất. Để công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật có thể vận hành tốt, đạt được mục tiêu đề ra, thì việc xây dựng một khung pháp lý dành cho công tác này là cần thiết. Sau khi được Chính phủ giao nhiệm vụ (từ khi Nghị định số 93/2008/NĐ-CP được ban hành), Bộ Tư pháp đã nghiên cứu, xây dựng Thông tư quy định việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật, hiện nay dự thảo Thông tư đang được gửi đi lấy ý kiến của tất cả các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân trong cả nước. Dự kiến Thông tư sẽ được ban hành trong tháng 12/2009. Tuy nhiên Thông tư này mới chỉ là cơ sở pháp lý ban đầu để các Bộ, ngành, địa phương kịp thời triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật với tư cách là một nhiệm vụ thường xuyên. Về lâu dài, cần phải nghiên cứu, xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn thì công tác theo dõi thi hành pháp luật mới có thể được triển khai thực hiện một cách dễ dàng và có hiệu quả. Do đó, Đề án đã xác định việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về theo dõi thi hành pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng của Đề án.
Mục tiêu của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật là nhằm đánh giá hiệu quả công tác thi hành pháp luật, kịp thời đôn đốc, tổ chức thực hiện, hướng dẫn việc thi hành văn bản; kiến nghị xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Để đạt được các mục tiêu này, tôi cho rằng, trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác theo dõi thi hành pháp luật cần phải xác định một số nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất, công tác theo dõi thi hành pháp luật cần được xác định là nhiệm vụ thường xuyên của tất cả các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật phải gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức; đồng thời bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện. Thứ hai, công tác theo dõi thi hành pháp luật phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và toàn diện. Thứ ba, công tác theo dõi thi hành pháp luật phải được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp việc theo dõi theo ngành, lĩnh vực với theo dõi ở phạm vi từng địa phương.
- Xin cảm ơn ông và chúc cho Đề án thành công!
Hồng Minh
Sẽ thành lập đơn vị, bộ phận chuyên trách theo dõi thi hành pháp luật Để làm tốt nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật này, việc củng cố, kiện toàn hoặc thành lập đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật tại Bộ Tư pháp và một số Bộ, ngành, địa phương sẽ được chú trọng. Bên cạnh tăng cường biên chế và tập huấn chuyên sâu cho công chức làm công tác theo dõi thi hành pháp luật tại Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp, sẽ thí điểm thành lập đơn vị hoặc bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật tại Vụ Pháp chế các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Y tế; thí điểm thành lập Phòng Công tác theo dõi thi hành pháp luật tại Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và Nghệ An. |