Bộ Thông tin và truyền thông vừa ban hành Thông tư số 14/2014/TT-BTTTT ngày 14 tháng 11 năm 2014 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng tín hiệu truyền hình cáp số DVB - C tại điểm kết nối thuê bao.
Quy chuẩn này áp dụng đối với Cơ quan quản lý
nhà nước và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp số DVB-C thực hiện
quản lý chất lượng tín hiệu truyền hình cáp số DVB-C theo các quy định của Nhà
nước và của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quy chuẩn này cũng là cơ sở để người sử dụng giám sát chất lượng tín hiệu truyền
hình cáp số DVB-C của các doanh nghiệp.
Theo đó, Mức tín
hiệu cao tần là mức biên độ của tín
hiệu cao tần sau điều chế tại mỗi kênh truyền hình cáp (tính bằng dBmV)
đo tại điểm kết nối thuê bao truyền hình cáp số.
Mức tín hiệu cao tần đo được tại điểm
kết nối thuê bao truyền hình cáp số phải nằm trong dải:
Từ 41 đến 61 dBmV với điều chế 16
QAM;
Từ 47 đến 67 dBmV
với điều chế 64 QAM;
Từ 54 đến 74 dBmV
với điều chế 256 QAM.
Phương pháp xác định
mức tín hiệu cao tần là sử dụng thiết bị đo chuyên
dùng xác định mức tín hiệu cao tần của tín hiệu thu được tại điểm kết nối
thuê bao truyền
hình cáp số của đơn vị cung
cấp dịch vụ.
Tỷ số lỗi điều chế (MER)
là thông số đặc trưng cho tính
chính xác của tín hiệu và khả năng khôi phục của tín hiệu được điều chế.
Phương pháp xác định
tỷ
số lỗi điều chế (MER):
Cung cấp nguồn tín hiệu
chuẩn gồm hai
tín hiệu I và Q cho đầu vào bộ
điều chế RF để lấy tín hiệu tại đầu ra của bộ điều chế định dạng QAM như mong
muốn;
Thiết lập tần số sóng mang của bộ điều chế RF theo kênh tần số mà phép đo sẽ
thực hiện;
Điều chỉnh máy thu để thu lại tín hiệu đã được
điều chế;
Sử dụng thiết bị đo phân tích chòm sao tín hiệu để
xác định chỉ số MER.
Tỷ số tín hiệu cao tần trên tạp âm (C/N) với BER = 10-4
là
tỷ số giữa mức công suất
sóng mang trên mức công suất tạp âm.
Phương pháp xác định
Tỷ số tín hiệu cao tần trên tạp âm (C/N) với BER = 10-4:
Điều chỉnh
máy phân tích phổ về kênh cần đo, lựa chọn tần số trung tâm và cài đặt mức để có
thể hiển thị toàn bộ băng tần;
Thiết lập mức phân giải của máy phân tích phổ tới 100 kHz và thiết lập băng tần
video đến 100 Hz;
Đo mức đỉnh của tín hiệu
cần đo, đơn vị dB hoặc
mV.
Ngắt tín hiệu cần đo, điều chỉnh cổng đầu vào với điện trở phù hợp;
Đo mức công suất tạp âm N, đơn vị đo là dB (mV);
Máy đo sẽ hiển thị tỷ số công suất sóng
mang trên công suất tạp âm
Độ rung pha là độ biến đổi về pha hoặc tần số của
tín hiệu trong mạng truyền hình cáp số.
Độ rung pha tín hiệu phải nằm trong dải từ -5° đến +5°.Phương pháp xác định
độ
rung pha:
Sử dụng máy phát tín hiệu
chuẩn l/Q và sử dụng thiết bị đo phân tích chòm sao tín hiệu để xác định sai số
chuẩn của rung pha;
Cung cấp nguồn tín hiệu I và Q tại đầu vào của bộ điều chế để
đạt được tín hiệu điều chế mong muốn với định dạng điều chế QAM;
Thiết lập tần số sóng mang của bộ điều chế mà phép đo sẽ thực hiện;
Điều chỉnh mức sóng mang đầu ra của bộ điều chế RF sao cho xấp xỉ với mức sóng
mang tại điểm kết nối thuê bao của mạng truyền hình cáp số trong điều kiện hoạt
động bình thường;
Điều chỉnh kênh tần số của
thiết bị thu mà phép đo sẽ thực hiện.
Nối
máy phân tích chòm sao tín hiệu tới vị trí cần đo;
Nếu máy phân tích chòm sao tín hiệu có máy thu riêng thì không cần đấu nối máy
thu bên ngoài.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp số DVB-C phải đảm bảo cung cấp
chất lượng tín hiệu truyền hình cáp tại điểm kết nối thuê bao tuân thủ các quy
định tại Quy chuẩn này.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp số DVB-C có trách nhiệm thực
hiện cam kết, công bố hợp quy về chất lượng tín hiệu truyền hình cáp số
tại
điểm
kết nối thuê bao theo Quy chuẩn này và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà
nước theo quy định.
Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2015.