Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP

19/01/2015
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In Gửi email

Ngày  29 tháng 12  năm 2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 24/2014/TT-BTP (Thông tư số 24) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP (Thông tư số 12) ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.

Thông tư số 24 ban hành 27 loại biểu mẫu nuôi con nuôi:

Sổ đăng ký nuôi con nuôi;

Giấy chứng nhận nuôi con nuôi (bản chính - mẫu sử dụng cho việc đăng ký nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài);

Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài (bản chính - mẫu sử dụng cho việc đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);

Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (mẫu giấy phép do Bộ Tư pháp cấp cho tổ chức con nuôi nước ngoài);

Giấy chứng nhận nuôi con nuôi (bản sao - mẫu sử dụng cho việc đăng ký nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài);

Đơn xin nhận con nuôi (dùng cho trường hợp nuôi con nuôi trong nước);

Tờ khai đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế;

Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi;

Phiếu đăng ký nhận con nuôi;

Tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi (mẫu sử dụng cho người nhận con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài);

Biên bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ về việc cho trẻ em làm con nuôi trong nước;

Biên bản lấy ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi;

Biên bản giao nhận con nuôi (dùng cho trường hợp nuôi con nuôi trong nước);

Báo cáo tình hình phát triển của con nuôi (dùng cho trường hợp nuôi con nuôi trong nước);

Giấy xác nhận ghi chú việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;

Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài (bản sao - mẫu sử dụng cho việc đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);

Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi nước ngoài (mẫu của Bộ Tư pháp chứng nhận việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam);

Đơn xin nhận đích danh trẻ em Việt Nam làm con nuôi;

Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (không đích danh - dùng cho trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam);

Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

Biên bản giao nhận con nuôi (dùng cho trường hợp nuôi con nuôi nước ngoài);

Báo cáo tình hình phát triển của con nuôi (dùng cho trường hợp nuôi con nuôi nước ngoài);

Biên bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ về việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài;

Đơn xin cấp phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;

Đơn xin sửa đổi, gia hạn giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;

Danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế (Danh sách 1);

Danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế ở nước ngoài (Danh sách 2).

Các loại biểu mẫu trên được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn). 23 biểu mẫu từ số thứ tự 05 đến số thứ tự 27 tại danh mục trên để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thì truy cập Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp in và sử dụng miễn phí.

Đối với những địa phương chưa có điều kiện sử dụng Internet, thì Sở Tư pháp hoặc Phòng Tư pháp tổ chức in, phát hành miễn phí các biểu mẫu này nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương mình.

Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung một số điều quan trọng như:

Biểu mẫu Biên bản lấy ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi, được sử dụng chung cho việc lấy ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi trong nước và con nuôi nước ngoài.

Đối với trường hợp nuôi con nuôi trong nước mà cha mẹ đẻ có thỏa thuận bằng văn bản với cha mẹ nuôi về việc giữ lại các quyền, nghĩa vụ đối với con sau khi đã cho con làm con nuôi theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật Nuôi con nuôi, thì phải ghi rõ cha mẹ đẻ còn quyền, nghĩa vụ gì, cha mẹ nuôi có quyền, nghĩa vụ gì trong số quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

Xem thêm »