09/09/2016
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Quy định của pháp luật về tội phạm ma túy, thực tiễn và kiến nghịTrước hết, có thể khẳng định rằng tội phạm về ma túy ở nước ta trong thời gian qua nói chung là không giảm, mà có chiều hướng tăng năm sau nhiều hơn năm trước về số vụ, số người thực hiện hành vi phạm tội. Nguồn ma túy trong nước có rất ít, chủ yếu từ nước ngoài mang vào Việt Nam, đặc biệt là vùng Tam giác vàng Lào – Myanma – Tây Bắc Việt Nam. Ma túy sản xuất ở trong nước như trồng cây có chứa chất ma túy bao gồm cây thuốc phiện được trồng nhiều ở vùng biên giới Tây Bắc, Đông Bắc Bộ và miền núi ở các tỉnh Bắc Miền Trung từ Thanh Hóa đến Quảng Trị. Cây Cần Sa được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam. Số người sản xuất ma túy theo công thức tiên tiến không nhiều. Ma túy từ nước ngoài mang vào nước ta chủ yếu là Heroin và ma túy tổng hợp. Quá trình đấu tranh chống loại tội phạm này có một số đặc điểm sau:
Một là, tội phạm đa dạng và phức tạp.
Các tội về ma túy quy định trong BLHS đều xảy ra trong thực tế, nhưng phần lớn là các tội như: Mua bán trái phép chất ma túy; tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy; Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Tội phạm xảy ra ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, không phân biệt người già, thanh thiếu niên, không phân biệt nam nữ, không phân biệt người dân tộc đa số hay thiểu số. Nói chung là rất phức tạp. cụ thể:
+Tội trồng cây có chứa chất ma túy. Người phạm tội này không nhiều, nhưng khó xóa bỏ được triệt để, nhất là cây thuốc phiện ở các vùng núi cao nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống. Cứ xóa bỏ chỗ này, người dân lại trồng chỗ khác. Về quy mô không lớn, chủ yếu trồng rải rác trên sườn núi cao. Cây Cần Sa người dân lén lút trồng xem kẽ với các loại cây trồng khác ở Tây Nguyên, các tỉnh Đông Nam Bộ nên rất khó kiểm soát và có xu hướng tăng.
+Tội sản xuất trái phép chất ma túy (dạng ma túy tổng hợp). Có không ít người tìm hiểu trên mạng; là người Việt Nam từng sống ở nước ngoài hoặc nước ngoài có kiến thức, kinh nghiệm, công thức điều chế chất ma túy từ các chất hóa học hoặc từ một số loại thuốc chữa bệnh cúm, bệnh ho để sản xuất chất ma túy tổng hợp, lén lút thực hành điều chế chất ma túy ở nước ta trong thời gian qua. Loại tội phạm này đã bị cơ quan chức năng triệt phá, xử lý tại các địa phương: Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, thành phố Hồ Chí Minh,…
+Tội mua bán trái phép chất ma túy, loại tội phạm này xảy ra nhiều nhưng có điều việc phát hiện bắt giữ là rất khó khăn, vì kẻ thủ đoạn hoạt động rất tinh vi thường xuyên thay đổi địa điểm giao dịch, kể cả giao nhận “hàng”; sử dụng mọi phương tiện vận chuyển đường không, đường thủy, đường bộ, đường sắt; được ngụy trang cất giấu dưới mọi hình thức, từ vùng kín trên cơ thể người đến những vật dụng thông dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày, nếu có thể qua mắt được sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Đôi nam nữ sinh viên quốc tịch Nga đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) từ Dubai, chỉ mang theo túi xách và hành lý ký gửi. Khi làm thủ tục hải quan, nam thanh niên 25 tuổi có nhiều biểu hiện nghi vấn nên lực lượng chức năng mời vào làm việc riêng. Anh này chỉ đem theo một số vật dụng cá nhân, hành lý ký gửi là duy nhất tấm chăn dệt thêu hoa và 3 chiếc áo khoác khác màu. Một cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Sơn Nhất cho biết, khi các vật dụng bị lực lượng chức năng "soi", một thoáng bối rối, thoảng thốt hiện trên gương mặt nam thanh niên. Nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng anh ta ấp úng hoặc im lặng. Hơn 6kg cocain được tẩm trong chăn bông. Có tổng cộng 13 miếng lót mút có biểu hiện bất thường khi những lớp phủ ngoài tấm chăn và áo khoác bị rạch. Dung dịch tẩm trong đó được xác định là hơn 6kg cocain, ước tính trị giá hàng chục tỷ đồng. Nam thanh niên sau đó thừa nhận vận chuyển thuê để lấy 1.000USD tiền công. Có lẽ đây là thủ đoạn giấu ma tuý cực kỳ tinh vi. Một cách cất giấu ma tuý vào những chiếc ôtô đồ chơi, Nguyễn Thị Hương (43 tuổi) đã vận chuyển trót lọt hàng chục nghìn viên ma túy tổng hợp. Hương đón một người đàn ông ở chung cư trên đường Trần Khát Chân (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đôi bên vừa trao nhau chiếc thùng giấy lớn có nhiều ôtô nhựa cho trẻ con thì cảnh sát ập đến bắt giữ. Bên trong những chiếc xe nhựa, nhà chức trách tìm thấy nhiều túi nylon đựng hơn 12.000 viên thuốc lắc. Cảnh sát sau đó bắt đầu nậu cung cấp hàng cho Hương là Thân Thị Liên (24 tuổi). Cô gái này thừa nhận thường lấy ma túy ở Trung Quốc rồi giấu trong các ôtô nhựa, ma-nơ-canh, sữa hộp... vận chuyển về Hà Nội giao cho các đại lý. Trước đó, đại gia Lãnh Minh Thái (43 tuổi, ngụ Hà Nội) lại có cách giấu ma túy với số lượng "khủng". Ông ta bỏ ma túy vào két sắt, để trong cốp các loại ôtô hạng sang rồi thuê xe container chở vào Nam. Sau nhiều chuyến vận chuyển thành công, Thái bỏ túi rất nhiều tiền, sở hữu nhiều biệt thự tại Hà Nội. Thái đã thuê nhiều nhà ở tỉnh Bình Dương làm kho tập kết, phân phối ma tuý và chỉ đạo các cộng sự giao dịch, buôn bán còn mình liên tục đi du lịch nhiều nước, thay đổi chỗ ở. Khám xét nhiều căn biệt thự ở tỉnh Bình Dương của Thái, cơ quan chức năng thu ôtô có chứa két sắt đựng gần 8 kg ma túy đá, tiền mặt và súng quân dụng... Nhằm “qua mặt” các thiết bị kiểm tra an ninh và lực lượng hải quan sân bay, bọn tội phạm ma túy đã có nhiều chiêu thức cất giấu ma túy ít ai ngờ tới. Đường dây buôn ma túy lên đến hàng trăm bánh heroin bằng thủ đoạn giấu trong bình gas hai đáy - lần đầu xuất hiện - cũng bị cảnh sát triệt phá. Khám xét căn nhà 3 tầng của Nguyễn Quốc Hùng ở thôn Vân Lũng, xã An Khánh, huyện Hoài Đức (Hà Nội), cơ quan chức năng thu 2 bình gas công nghiệp bên trong chứa 320 bánh heroin; hai súng K59; hộp tiếp đạn K59; băng đạn súng AR15. Đây là phương thức, thủ đoạn mới tinh vi, lần đầu tiên lực lượng phá án phát hiện ra[1].
Hành vi mua bán trái phép chất ma túy còn xảy ra tại trại giam, trại cải tạo người chấp hành án phạt , tại cơ sở cai nghiện ma túy. Chẳng hạn đã phát hiện bắt giữ phạm nhân Lê Xuân Minh, tự “Minh sứt” mua bán trái phép chất ma túy tại Trại Tân Lập (tỉnh Phú Thọ)[2]; Trại Gia Trung (tỉnh Gia Lai)[3]; Trại giam Hà Nội; Trại Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu)[4]
Hai là, tội phạm ma túy có tính chất quốc tế
Tuy nước ta không phải là quốc gia sản xuất ma túy, nhưng số lượng nghiện chất ma túy lại có xu hướng tăng, điều đáng nói hơn độ tuổi của người sử dụng ngày một trẻ hóa! Kết quả rà soát đến tháng 9/2015 toàn quốc có hơn 204 nghìn người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của lực lượng Công an, tăng gần 23 nghìn người (tăng 12%) so với cuối năm 2013. Theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, mỗi người nghiện ma túy sử dụng khoảng 230.000 đồng/ngày, do đó số tiền thiệt hại là rất lớn. Bên cạnh đó, những năm gần đây người nghiện ma túy của Việt Nam luôn luôn gia tăng[5].Mờ mắt trước sự cám dỗ siêu lợi nhuận kiếm được từ mua bán trái phép chất ma túy, theo quy luật cung cầu mà nhiều người bất chấp tất cả, các con nghiện đã biến nước ta thành nơi trung chuyển ma túy đi các nước khác. Vừa qua, lực lượng chuyên trách phòng chống ma túy – Hải quan Hà Nội, đã phối hợp với Cục điều tra chống buôn lậu (Tổng Cục Hải quan), Cục cảnh điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an), phát hiện 36 kiện hàng thảo mộc khô chứa chất ma túy (còn gọi là "cỏ Khat"), trọng lượng 545 kg được gửi từ Etiopia về Việt Nam theo đường hàng không. Lần theo manh mối, ban chuyên án phát hiện, thu giữ 199 kiện hàng ma túy dạng mới tại Việt Nam, tổng trọng lượng khoảng 2,5 tấn. Số chất cấm này được cho là đang chờ gửi đi các nước Mỹ, Anh, Úc hoặc hoàn nhập từ Singapore về Việt Nam dưới dạng trà khô, thảo mộc sấy khô. Qua giám định, các lô hàng đều có thành phần Cathinone - chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng, cực độc[6].
Thứ hai: Văn bản pháp luật về ma túy với tội phạm ma túy
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), thì:
a). Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
b).Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
c).Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
d).Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.
đ).Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
e).Cây có chứa chất ma tuý bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây côca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định.
Trong bản Danh mục chất ma túy ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ thì chất ma túy bao gồm nhiều loại chất gây nghiện, chất hướng thần khác nhau; mỗi loại có cấu tạo, thành phần, mức độ nguy hiểm khác nhau, từ đó các biện pháp quản lý, kiểm soát và xử lý đối với người vi phạm cũng khác nhau.
Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007, của Bộ Công an – Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999 (viết tắt Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT). Mà theo đó, tại tiểu mục 1.4 Mục 1 Phần I của Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT có hướng dẫn như sau: “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất.” Điều đó cho thấy, việc giám định chất ma túy, xác định chính xác trọng lượng, hàm lượng chất ma túy trong các vụ án ma túy là rất cần thiết, nhằm bảo đảm tính khách quan, chính xác trong xét xử của Tòa án nói riêng và bảo đảm không làm oan sai của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm nghiên cứu cho rằng, hướng dẫn tại tiểu mục 1.4 Mục 1 Phần I của Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT là chưa thật phù hợp với quy định của một số điều luật của Chương XVIII BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Cụ thể, là các điều 193, 194 và 195, bởi nhà làm luật không quy định “hàm lượng” chất ma túy trong các tội danh thuộc các điều luật này.
+ Điều 193. Tội sản xuất trái phép chất ma túy. Mà theo đó, tại điểm đ, e, g khoản 2; điểm b, c, d khoản 3 và điểm a, b, c khoản 4 của Điều này có quy định:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
…
đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;
e) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;
g) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;
…
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
…
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;
c) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;
d) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;
…
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;
c) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;
…”
+ Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Mà theo đó, tại điểm g, h, i, k, l khoản 2; điểm a, b, c, d, đ, e khoản 3 và điểm a, b, c, d, đ, e khoản 4 Điều này có quy định:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
…
g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;
h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;
i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;
l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;
m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;
…
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;
…
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;
…”
+Điều 195. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy. Mà theo đó, tại điểm đ khoản 2; khoản 3 và khoản 4 Điều này có quy định:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
…
đ) Tiền chất có trọng lượng từ hai trăm gam đến dưới năm trăm gam;
…
3. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một nghìn hai trăm gam, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ một nghìn hai trăm gam trở lên, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
…”
Mặt khác, các tội phạm về ma túy quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253 BLHS năm 2015, nhà làm luật cũng hoàn toàn không quy định về hàm lượng chất ma túy tại các khung hình phạt tăng nặng, mà chỉ có quy định về trọng lượng chất ma túy tại các khung tăng nặng đó mà thôi. Như vậy, câu hỏi đặt ra liệu hướng dẫn tại các Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT, Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT về giám định hàm lượng chất ma túy trong các vụ án về ma túy liệu có phù hợp không?
Về vấn đề này, theo quan điểm của tác giả như sau:
Theo quy định tại Chương XVIII của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 viết tắt BLHS nằm 1999) thì có một số loại thảo mộc có chứa chất ma túy như: Lá, hoa, quả cây cần sa; lá côca; quả thuốc phiện; có những chất ma túy được tinh chế qua quá trình sản xuất như: Hêrôin, Côcain, nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, các chất ma túy khác ở thể rắn và thể lỏng. Tùy thuộc vào tính chất nguy hiểm của từng loại ma túy, khung hình phạt áp dụng tương ứng với trọng lượng của từng loại chất ma túy được quy định khác nhau. Ví dụ: Theo quy định tại khoản 3 Điều 194 của BLHS năm 1999 thì người mua bán trái phép quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ 50kg đến dưới 150kg thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm; nếu chất ma túy là Hêrôin thì trọng lượng quy định là từ 30g đến dưới 100g. Như vậy, việc xác định loại chất ma túy, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy trong các vụ án về ma túy là rất quan trọng và là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.4 mục 1 phần I Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999 (viết tắt là Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT) thì: “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma tuý hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma tuý, tiền chất. Nếu chất được giám định không phải là chất ma tuý hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý, nhưng người thực hiện hành vi ý thức rằng chất đó là chất ma tuý hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý, thì tuỳ hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma tuý.
Trường hợp một người biết là chất ma tuý giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma tuý thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma tuý mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật Hình sự, nếu thoả mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này”.
Tại điểm a và b tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần I Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT cũng đã hướng dẫn:
“a) Đối với các chất ma tuý ở thể rắn được hoà thành dung dịch (như dung dịch thuốc phiện, dung dịch hêrôin dùng để tiêm, chích hoặc chất ma tuý ở thể lỏng đã được pha loãng để tiện cho việc sử dụng thì không coi toàn bộ dung dịch này là chất ma tuý ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng moocphin trong dung dịch để tính trọng lượng của chất ma tuý đó.
b) Đối với xái thuốc phiện thì không coi là nhựa thuốc phiện mà phải xác định hàm lượng moocphin trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốc phiện”.
Có thể nói, yêu cầu về giám định chất ma túy theo các hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT nêu trên đã bảo đảm tính đúng đắn, khoa học và được thể hiện rõ ràng; hoàn toàn phù hợp với quy định của BLHS năm 1999, Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản pháp luật có liên quan.
Kế đến, Công văn 234/TANDTC-HS ngày 17/9/2014, của Tòa án nhân dân tối cao ban hành, có ghi rõ: “Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 17 nêu trên thì: “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất mà túy, tiền chât.”
Tuy vậy, qua công tác giám đốc việc xét xử, Tòa án nhân dân tối cao thấy còn nhiều trường hợp Hội đồng xét xử chỉ căn cứ vào kết quả giám định về trọng lượng của các chất nghi là chất ma túy để kết tội các bị cáo, mà không yêu cầu xác định hàm lượng chất ma túy trong các chất thu được đó, như vậy là áp dụng không đúng quy định của Bộ luật hình sự và hướng dẫn của liên ngành dẫn đến hậu quả có thể xát xử oan, sai.
Để khắc phục ngay tình trạng này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các Đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các Đồng chí Chánh án Tòa án quân sự các cấp cần quán triệt và triển khai thực hiện đúng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 17 nêu trên về việc bắt buộc phải giám định hàm lượng của các chất ma túy trong các chất thu giữ nghi là chất ma túy, để lấy đó làm căn cứ kết tội các bị cáo theo quy định tại Chương XVIII “Các tội về ma túy” của Bộ luật hình sự 1999.”
Tiếp đến, ngày 29/10/2014, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông báo số 264/TANDTC-TB, mà trong thông báo này có viết:“việc giám định hàm lượng chất ma túy là bắt buộc đối với các chất thu giữ được nghi là chất ma túy, để từ đó xác định trọng lượng chất ma túy làm căn cứ xử phạt bị cáo (trọng lượng chất ma túy được hiểu là trọng lượng ma túy tinh chất, ma túy nguyên chất)”
Như vậy, khi xét xử các vụ án về các tội phạm về ma túy thì phải có kết quả trưng cầu giám định hàm lượng ma túy trong các chất thu giữ được nghi là ma túy để lấy đó làm căn cứ kết tội các bị cáo, bảo đảm việc xét xử khách quan, chính xác.
Quá trình thực hiện Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT cũng bộc lộ một số vướng mắc nhất định, để khắc phục bất cập này, Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14/11/2015 của Bộ Công an – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp, sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007, của Bộ Công an – Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999 (viết tắt Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT). Mà theo đó, từ ngày 30/12/2015, khi thu giữ được các chất nghi ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy chỉ cần trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu được.
Việc trưng cầu “giám định hàm lượng” để xác định trọng lượng các chất ma túy chỉ bắt buộc trong một số trường hợp như: chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch; chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng; xái thuốc phiện; thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
Theo Từ Điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, xuất bản năm 1999, tại trang 403 có giải thích danh từ “hàm lượng” là: Lượng của một chất chứa trong một hỗn hợp hoặc trong một chất nào đó, tính bằng phần trăm (%).Ví dụ: trọng lượng vàng có chứa trong khối mỏ quặng sẽ khác với trọng lượng toàn bộ khối mỏ quặng đó. Các thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần dùng để chữa bệnh cũng vậy: hàm lượng của chất gây nghiện có trong thuốc khác với trọng lượng của viên thuốc. Các thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần dùng để chữa bệnh cũng vậy: hàm lượng của chất gây nghiện có trong thuốc khác với trọng lượng của viên thuốc.
Như vậy, có thể hiểu hàm lượng chất ma túy là phần trăm chất ma túy có trong chất nghi là ma túy được giám định. Ví dụ: Tang vật nghi là chất ma túy thu giữ được có trọng lượng là 1.000g; kết quả giám định có 5% là Hêrôin thì trọng lượng Hêrôin được xác định sẽ là 1.000g x 5% = 50g. Từ kết quả giám định hàm lượng chất ma túy ở ví dụ vừa nêu, rõ ràng là thật sự cần thiết, nhằm bảo đảm việc xét xử được chính xác và quan trọng hơn là bảo vệ được quyền con người theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 đã quy định, mà theo đó, nếu cho rằng trọng lượng Hêrôin thu được là 1.000g, Tòa án sẽ xử bị cáo ở mức án tử hình; còn nếu xác định chính xác chỉ có 50g Hêrôin thì bị cáo chỉ bị xét xử tối đa là 20 năm tù. Việc xác định loại ma túy, hàm lượng và trọng lượng của từng chất ma túy là cần thiết vì có căn cứ xác định chính xác số lượng chất gây nghiện, chất hướng tâm thần chứa trong đó. Tòa án không thể xét xử người phạm tội sản xuất buôn bán, tàng trữ 1kg chất ma túy có chứa 2% chất gây nghiện (tương đương 20mg chất gây nghiện) giống như 1kg chất gây nghiện mà hàm lượng 100% chất gây nghiện.
Công văn số 20542/QLD-KD ngày 25/11/2014 của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, về việc giám định chất ma túy theo Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP do Phó cục trưởng Nguyễn Tất Đạt ký, có viết rõ: “Chất ma túy cần được xác định và phân loại khác nhau vì trong Danh mục các chất ma túy do Ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế cũng như danh mục các chất ma túy do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 bao gồm nhiều loại chất ma túy khác nhau, mỗi loại có cấu tạo, thành phần, mục đích sử dụng khác nhau, từ đó có các biện pháp quản lý, kiểm soát phù hợp cũng như xử lý theo các mức độ khác nhau, ví dụ: Điều 194 BLHS quy định tội tràng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong một khung hình phạt: Heroin hoặc Cocain có trọng lượng từ 5gam đến dưới 30gam nhưng các chất ma túy khác ở thể rắn khác có trọng lượng từ 20mg đến dưới 100mg…
Quy định này nhằm đảm bảo việc xét xử không chỉ thực hiện các quy định pháp luật mà còn phải đảm bảo sự khách quan, công bằng, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, tránh xét xử oan, sai. Việc giám định hàm lượng có thể khó khăn, có thể kéo dài thời gian giải quyết các vụ án nhưng việc xét xử sẽ bảo đảm khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội”
Như vậy, Công văn này cũng đã xác định về sự cần thiết phải giám định để xác định loại ma túy, hàm lượng và trọng lượng ma túy khi giải quyết các vụ án về ma túy. Thực tế hiện nay, do điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật ở một số địa phương còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác giám định; đặc biệt là ở những khu vực xa trung tâm nên đã nảy sinh những khó khăn, lúng túng trong việc giám định hàm lượng chất ma túy. Việt Nam hiện đã tham gia các Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị của con người. Bởi vậy, trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử luôn phải đảm bảo sự công bằng, công lý và vì quyền con người, nên việc giám định hàm lượng chất ma túy theo đúng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT và Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT là căn cứ để Tòa án tuyên một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm.
Thứ ba: Quá trình thực hiện Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT cho đến nay tuy chưa tròn 01 năm, nhưng cũng đã bộc lộ một số vướng mắc cần được “tháo gỡ” kịp thời để việc giải quyết vụ án không bị kéo dài và quan trọng hơn chất lượng xét xử được chính xác hơn, tránh làm oan sai, cụ thể:
Một là, Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT sửa đổi, bổ sung tiểu mục 1.4 Mục 1 Phần I Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT, như sau:
“1.4. Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu giữ được. Bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng để xác định trọng lượng chất ma túy trong các trường hợp sau:
a. Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch;
b. Chất ma túy, tiến chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;
c. Xái thuốc phiện;
d. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d tiết 1.4 Mục này, nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, Tòa án trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật…”
Từ nội dung của hướng dẫn vừa nêu, sẽ giải quyết ra sao với:
1. Trong các trường hợp bắt buộc phải giám định hàm lượng chất ma túy như đã nêu thì thực tế rất ít vụ án về ma túy khi chất nghi ma túy bị thu giữ ở thể rắn mà lại được pha loãng, ví dụ như Hêroin khi bị bắt thì các đối tượng này đã pha loãng để chích vào cơ thể, nếu khi giám định ra hàm lượng ma túy là bao nhiêu phần trăm thì tính quy đổi thành Hêroin nguyên chất ra sao? Vấn đề này, hiện cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có hướng dẫn cụ thể. Tương tự như vậy đối với ma túy ở thể lỏng được các đối tượng pha loãng thì quy đổi ra làm sao? Chưa nói đến hiện nay, xái thuốc phiện hầu như các đối tượng phạm tội về ma túy không bao giờ mua bán, cùng lắm chỉ là những đối tượng nghiện hút không có tiền buộc phải tàng trữ để sử dụng. Như vậy, việc quy định các trường hợp phải bắt buộc giám định như hướng dẫn tại Thông tư 08/2015/TTLT thì hầu như Cơ quan điều tra rất ít khi trưng cầu giám định hàm lượng. Mà nếu là như vậy, liệu Tòa án có được trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung không? Nếu có, thì căn cứ vào quy định nào?
Một vần đề nữa, đó là: Tại sao chỉ có “Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch; Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng; Xái thuốc phiện” thì buộc phải giám định còn các chất ma túy khác có pha các chất khác lại không bắt buộc phải giám định như vậy có bảo đảm công bằng không?
2. Thông tư 08/2015/TTLT hướng dẫn “…Nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, Tòa án trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm cho việc xét xử đúng pháp luật…”. Hướng dẫn như vậy, theo tác giả sẽ dẫn đến việc nhận thức và áp dụng pháp luật không thống nhất, dẫn đến việc Tòa án cấp trên có thể hủy án của Tòa án cấp dưới bất cứ lúc nào bởi lẽ: Về nguyên tắc xét xử thì đương nhiên phải bảo đảm nguyên tắc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật vậy hiểu thể nào là “có căn cứ và xét thấy cần thiết…”? Đối với các vụ án về ma túy thì khi thu giữ được các chất nghi là ma túy thì lúc nào cũng cần thiết phải giám định chất ma túy và chỉ có vậy thì mới xét xử đúng pháp luật. Nhất là hiện nay, rất nhiều trường hợp tàng trữ trái phép chất ma túy là Hêroin sau khi giám định hàm lượng thì lại không đủ trọng lượng trên 0,1g nếu căn cứ vào hướng dẫn tại tiểu mục 3.6 Mục 3 Thông tư 17/2007/TTLT thì họ chỉ bị xử phạt hành chính, nhưng theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT thuộc trường hợp không bắt buộc Cơ quan Điều tra, Truy tố phải giám định, nếu Tòa án cũng coi là không cần thiết và không đi giám định thì sẽ dẫn đến tình trạng oan sai trong tố tụng hình sự. Bởi vậy, trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử luôn phải bảo đảm sự công bằng, khách quan và quyền con người muốn vậy thì đối với các vụ án về ma túy việc giám định hàm lượng các chất ma túy là hết sức cần thiết.
Hai là, Thông tư 08/2015/TTLT có hướng dẫn “…Trường hợp không thu giữ được vật chứng là chất ma túy, tiền chất nhưng có căn cứ xác định được trọng lượng chất ma túy, tiền chất mà người phạm tội đã mua bán, vận cuyển, tàng trữ hoặc chiếm đoạt thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh và điều khoản tương ứng.”
Hướng dẫn trên, theo tác giả nhằm khắc phục những vụ án về ma túy mang tính truy xét mà không thu giữ được vật chứng của vụ án là ma túy, nhưng hướng dẫn như vậy cũng chưa mang tính thuyết phục vì căn cứ nào để xác định được trọng lượng chất ma túy, tiền chất mà người phạm tội đã mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc chiếm đoạt? Chắc chắn chỉ dựa vào lời khai của họ hoặc lời khai của các đồng phạm. Nhưng tính trọng lượng như thế nào khi mà tất cả các vụ án về ma túy mang tính truy xét, đa phần lời khai chỉ là bao nhiêu “tép”; “gói” ma túy đá, Hêroin; “bánh” Hêroin, vậy căn cứ vào đâu để tính trọng lượng một “tép”; một “gói”; một bánh Hêroin là bao nhiêu gam, vì thực tế không có quy chuẩn thống nhất nào về đo lường quy định về vấn đề này, thực tế xét xử cũng cho thấy trọng lượng “tép”; “gói”; “bánh” là chất ma túy thu giữ trong các vụ án về ma túy là không giống nhau có “tép” là 0, 0,2446 gam; có “gói” là 0,0969 gam; có bánh là 350 gam, có bánh lại 300 gam hoặc ít hơn 300 gam… Nếu vậy việc xác định trọng lượng ma túy chỉ thông qua lời khai nhận của các bên liệu có chính xác không?
Ba là, Thông tư 08/2015/TTLT cũng bãi bỏ các hướng dẫn tại điểm đ tiểu mục 3.7 Mục 3 Phần II Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT: “Người nào tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy có số lượng được hướng dẫn từ điểm a đến g tiểu mục 3.6 Mục 3 Phần II Thông tư này mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác, nhưng chứng minh được là nhằm mục đích sử dụng trái phép chất ma túy, tuy đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 199 Bộ luật hình sự.”. Bãi bỏ hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 7.3 Mục 7 Phần II Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT: “Người nghiện ma túy cho người nghiện ma túy khác cùng sử dụng trái phép chất ma túy tại địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy…” và Mục 8 Phần 2 của Thông tư này “Tội sử dụng trái phép chất ma túy”.
Việc bãi bỏ những phần trên theo tác giả là hợp lý vì những phần trên liên quan đến tội “sử dụng trái phép chất ma túy” đã được phi tội phạm hóa từ năm 2009. Do vậy, hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 6.2 Mục 6 Phần II Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT “Người nghiện ma túy có chất ma túy (không phân biệt nguồn gốc ma túy do đâu mà có) cho người nghiện ma túy khác chất ma túy để cùng sử dụng trái phép thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mà tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc tội sử dụng trái phép chất ma túy” cũng cần phải được bãi bỏ. Vì: BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã không coi hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là tội phạm. Xong như hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT thì vô hình dung những người nghiện ma túy ở một góc độ nào đó lại được “miễn trừ” về pháp luật điều đó là không công bằng. Trong khi hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, đã được quy định trong BLHS là tội phạm thì tất cả những hành vi liên quan đến việc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy đều phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, những người nghiện hút ma túy tụ tập nhau lại để sử dụng ma túy cũng không thể được miễn trừ như hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT được, mà cần phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có như vậy, mới bảo đảm nguyên tắc công bằng.
Tóm lại: Áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án ma túy hiện rất khó khăn và phức tạp, nhất là sao bảo đảm 100% các vụ án về ma túy phải được giám định hàm lượng chất ma túy. Đã đến lúc xã hội không thể chấp nhận việc các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương “lờ” đi quy định có tính chất bắt buộc, khi điều tra, truy tố và xét xử người bị buộc tội liên quan đến ma túy, mà theo đó, bảo đảm phải có kết quả giám định về hàm lượng chất ma túy trong vật chứng của vụ án thu giữ được trong từng trường hợp cụ thể.
Phạm Thị Hồng Đào - Văn phòng luật sư Thạnh Hưng
[1] http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Cac-doc-chieu-giau-ma-tuy-tien-ty-cua-toi-pham/350650804/218/
[2] http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/ong-tru-m-cho--ma-tu-y-trong-tra-i-giam-2245144.html
[3] http://baogialai.com.vn/channel/1602/201101/trai-giam-gia-trung-ngan-chan-tinh-trang-chat-doc-trang-1974193/
[4] http://cand.com.vn/Lan-theo-dau-vet-toi-pham/Ngan-chan-xu-ly-nghiem-tinh-trang-ma-tuy-xam-nhap-trai-giam-376920/
[5] http://baodatviet.vn/phap-luat/te-nan-xa-hoi/thuc-trang-ma-tuy-cua-viet-nam-va-giai-phap-phong-ngua-3296845/
[6] http://news.zing.vn/chan-2-5-tan-ma-tuy-khat-cuc-doc-nhap-vao-viet-nam-post663589.html
Trước hết, có thể khẳng định rằng tội phạm về ma túy ở nước ta trong thời gian qua nói chung là không giảm, mà có chiều hướng tăng năm sau nhiều hơn năm trước về số vụ, số người thực hiện hành vi phạm tội. Nguồn ma túy trong nước có rất ít, chủ yếu từ nước ngoài mang vào Việt Nam, đặc biệt là vùng Tam giác vàng Lào – Myanma – Tây Bắc Việt Nam. Ma túy sản xuất ở trong nước như trồng cây có chứa chất ma túy bao gồm cây thuốc phiện được trồng nhiều ở vùng biên giới Tây Bắc, Đông Bắc Bộ và miền núi ở các tỉnh Bắc Miền Trung từ Thanh Hóa đến Quảng Trị. Cây Cần Sa được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam. Số người sản xuất ma túy theo công thức tiên tiến không nhiều. Ma túy từ nước ngoài mang vào nước ta chủ yếu là Heroin và ma túy tổng hợp. Quá trình đấu tranh chống loại tội phạm này có một số đặc điểm sau:
Một là, tội phạm đa dạng và phức tạp.
Các tội về ma túy quy định trong BLHS đều xảy ra trong thực tế, nhưng phần lớn là các tội như: Mua bán trái phép chất ma túy; tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy; Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Tội phạm xảy ra ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, không phân biệt người già, thanh thiếu niên, không phân biệt nam nữ, không phân biệt người dân tộc đa số hay thiểu số. Nói chung là rất phức tạp. cụ thể:
+Tội trồng cây có chứa chất ma túy. Người phạm tội này không nhiều, nhưng khó xóa bỏ được triệt để, nhất là cây thuốc phiện ở các vùng núi cao nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống. Cứ xóa bỏ chỗ này, người dân lại trồng chỗ khác. Về quy mô không lớn, chủ yếu trồng rải rác trên sườn núi cao. Cây Cần Sa người dân lén lút trồng xem kẽ với các loại cây trồng khác ở Tây Nguyên, các tỉnh Đông Nam Bộ nên rất khó kiểm soát và có xu hướng tăng.
+Tội sản xuất trái phép chất ma túy (dạng ma túy tổng hợp). Có không ít người tìm hiểu trên mạng; là người Việt Nam từng sống ở nước ngoài hoặc nước ngoài có kiến thức, kinh nghiệm, công thức điều chế chất ma túy từ các chất hóa học hoặc từ một số loại thuốc chữa bệnh cúm, bệnh ho để sản xuất chất ma túy tổng hợp, lén lút thực hành điều chế chất ma túy ở nước ta trong thời gian qua. Loại tội phạm này đã bị cơ quan chức năng triệt phá, xử lý tại các địa phương: Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, thành phố Hồ Chí Minh,…
+Tội mua bán trái phép chất ma túy, loại tội phạm này xảy ra nhiều nhưng có điều việc phát hiện bắt giữ là rất khó khăn, vì kẻ thủ đoạn hoạt động rất tinh vi thường xuyên thay đổi địa điểm giao dịch, kể cả giao nhận “hàng”; sử dụng mọi phương tiện vận chuyển đường không, đường thủy, đường bộ, đường sắt; được ngụy trang cất giấu dưới mọi hình thức, từ vùng kín trên cơ thể người đến những vật dụng thông dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày, nếu có thể qua mắt được sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Đôi nam nữ sinh viên quốc tịch Nga đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) từ Dubai, chỉ mang theo túi xách và hành lý ký gửi. Khi làm thủ tục hải quan, nam thanh niên 25 tuổi có nhiều biểu hiện nghi vấn nên lực lượng chức năng mời vào làm việc riêng. Anh này chỉ đem theo một số vật dụng cá nhân, hành lý ký gửi là duy nhất tấm chăn dệt thêu hoa và 3 chiếc áo khoác khác màu. Một cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Sơn Nhất cho biết, khi các vật dụng bị lực lượng chức năng "soi", một thoáng bối rối, thoảng thốt hiện trên gương mặt nam thanh niên. Nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng anh ta ấp úng hoặc im lặng. Hơn 6kg cocain được tẩm trong chăn bông. Có tổng cộng 13 miếng lót mút có biểu hiện bất thường khi những lớp phủ ngoài tấm chăn và áo khoác bị rạch. Dung dịch tẩm trong đó được xác định là hơn 6kg cocain, ước tính trị giá hàng chục tỷ đồng. Nam thanh niên sau đó thừa nhận vận chuyển thuê để lấy 1.000USD tiền công. Có lẽ đây là thủ đoạn giấu ma tuý cực kỳ tinh vi. Một cách cất giấu ma tuý vào những chiếc ôtô đồ chơi, Nguyễn Thị Hương (43 tuổi) đã vận chuyển trót lọt hàng chục nghìn viên ma túy tổng hợp. Hương đón một người đàn ông ở chung cư trên đường Trần Khát Chân (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đôi bên vừa trao nhau chiếc thùng giấy lớn có nhiều ôtô nhựa cho trẻ con thì cảnh sát ập đến bắt giữ. Bên trong những chiếc xe nhựa, nhà chức trách tìm thấy nhiều túi nylon đựng hơn 12.000 viên thuốc lắc. Cảnh sát sau đó bắt đầu nậu cung cấp hàng cho Hương là Thân Thị Liên (24 tuổi). Cô gái này thừa nhận thường lấy ma túy ở Trung Quốc rồi giấu trong các ôtô nhựa, ma-nơ-canh, sữa hộp... vận chuyển về Hà Nội giao cho các đại lý. Trước đó, đại gia Lãnh Minh Thái (43 tuổi, ngụ Hà Nội) lại có cách giấu ma túy với số lượng "khủng". Ông ta bỏ ma túy vào két sắt, để trong cốp các loại ôtô hạng sang rồi thuê xe container chở vào Nam. Sau nhiều chuyến vận chuyển thành công, Thái bỏ túi rất nhiều tiền, sở hữu nhiều biệt thự tại Hà Nội. Thái đã thuê nhiều nhà ở tỉnh Bình Dương làm kho tập kết, phân phối ma tuý và chỉ đạo các cộng sự giao dịch, buôn bán còn mình liên tục đi du lịch nhiều nước, thay đổi chỗ ở. Khám xét nhiều căn biệt thự ở tỉnh Bình Dương của Thái, cơ quan chức năng thu ôtô có chứa két sắt đựng gần 8 kg ma túy đá, tiền mặt và súng quân dụng... Nhằm “qua mặt” các thiết bị kiểm tra an ninh và lực lượng hải quan sân bay, bọn tội phạm ma túy đã có nhiều chiêu thức cất giấu ma túy ít ai ngờ tới. Đường dây buôn ma túy lên đến hàng trăm bánh heroin bằng thủ đoạn giấu trong bình gas hai đáy - lần đầu xuất hiện - cũng bị cảnh sát triệt phá. Khám xét căn nhà 3 tầng của Nguyễn Quốc Hùng ở thôn Vân Lũng, xã An Khánh, huyện Hoài Đức (Hà Nội), cơ quan chức năng thu 2 bình gas công nghiệp bên trong chứa 320 bánh heroin; hai súng K59; hộp tiếp đạn K59; băng đạn súng AR15. Đây là phương thức, thủ đoạn mới tinh vi, lần đầu tiên lực lượng phá án phát hiện ra[1].
Hành vi mua bán trái phép chất ma túy còn xảy ra tại trại giam, trại cải tạo người chấp hành án phạt , tại cơ sở cai nghiện ma túy. Chẳng hạn đã phát hiện bắt giữ phạm nhân Lê Xuân Minh, tự “Minh sứt” mua bán trái phép chất ma túy tại Trại Tân Lập (tỉnh Phú Thọ)[2]; Trại Gia Trung (tỉnh Gia Lai)[3]; Trại giam Hà Nội; Trại Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu)[4]
Hai là, tội phạm ma túy có tính chất quốc tế
Tuy nước ta không phải là quốc gia sản xuất ma túy, nhưng số lượng nghiện chất ma túy lại có xu hướng tăng, điều đáng nói hơn độ tuổi của người sử dụng ngày một trẻ hóa! Kết quả rà soát đến tháng 9/2015 toàn quốc có hơn 204 nghìn người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của lực lượng Công an, tăng gần 23 nghìn người (tăng 12%) so với cuối năm 2013. Theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, mỗi người nghiện ma túy sử dụng khoảng 230.000 đồng/ngày, do đó số tiền thiệt hại là rất lớn. Bên cạnh đó, những năm gần đây người nghiện ma túy của Việt Nam luôn luôn gia tăng[5].Mờ mắt trước sự cám dỗ siêu lợi nhuận kiếm được từ mua bán trái phép chất ma túy, theo quy luật cung cầu mà nhiều người bất chấp tất cả, các con nghiện đã biến nước ta thành nơi trung chuyển ma túy đi các nước khác. Vừa qua, lực lượng chuyên trách phòng chống ma túy – Hải quan Hà Nội, đã phối hợp với Cục điều tra chống buôn lậu (Tổng Cục Hải quan), Cục cảnh điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an), phát hiện 36 kiện hàng thảo mộc khô chứa chất ma túy (còn gọi là "cỏ Khat"), trọng lượng 545 kg được gửi từ Etiopia về Việt Nam theo đường hàng không. Lần theo manh mối, ban chuyên án phát hiện, thu giữ 199 kiện hàng ma túy dạng mới tại Việt Nam, tổng trọng lượng khoảng 2,5 tấn. Số chất cấm này được cho là đang chờ gửi đi các nước Mỹ, Anh, Úc hoặc hoàn nhập từ Singapore về Việt Nam dưới dạng trà khô, thảo mộc sấy khô. Qua giám định, các lô hàng đều có thành phần Cathinone - chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng, cực độc[6].
Thứ hai: Văn bản pháp luật về ma túy với tội phạm ma túy
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), thì:
a). Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
b).Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
c).Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
d).Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.
đ).Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
e).Cây có chứa chất ma tuý bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây côca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định.
Trong bản Danh mục chất ma túy ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ thì chất ma túy bao gồm nhiều loại chất gây nghiện, chất hướng thần khác nhau; mỗi loại có cấu tạo, thành phần, mức độ nguy hiểm khác nhau, từ đó các biện pháp quản lý, kiểm soát và xử lý đối với người vi phạm cũng khác nhau.
Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007, của Bộ Công an – Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999 (viết tắt Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT). Mà theo đó, tại tiểu mục 1.4 Mục 1 Phần I của Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT có hướng dẫn như sau: “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất.” Điều đó cho thấy, việc giám định chất ma túy, xác định chính xác trọng lượng, hàm lượng chất ma túy trong các vụ án ma túy là rất cần thiết, nhằm bảo đảm tính khách quan, chính xác trong xét xử của Tòa án nói riêng và bảo đảm không làm oan sai của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm nghiên cứu cho rằng, hướng dẫn tại tiểu mục 1.4 Mục 1 Phần I của Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT là chưa thật phù hợp với quy định của một số điều luật của Chương XVIII BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Cụ thể, là các điều 193, 194 và 195, bởi nhà làm luật không quy định “hàm lượng” chất ma túy trong các tội danh thuộc các điều luật này.
+ Điều 193. Tội sản xuất trái phép chất ma túy. Mà theo đó, tại điểm đ, e, g khoản 2; điểm b, c, d khoản 3 và điểm a, b, c khoản 4 của Điều này có quy định:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
…
đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;
e) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;
g) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;
…
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
…
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;
c) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;
d) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;
…
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;
c) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;
…”
+ Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Mà theo đó, tại điểm g, h, i, k, l khoản 2; điểm a, b, c, d, đ, e khoản 3 và điểm a, b, c, d, đ, e khoản 4 Điều này có quy định:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
…
g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;
h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;
i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;
l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;
m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;
…
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;
…
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;
…”
+Điều 195. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy. Mà theo đó, tại điểm đ khoản 2; khoản 3 và khoản 4 Điều này có quy định:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
…
đ) Tiền chất có trọng lượng từ hai trăm gam đến dưới năm trăm gam;
…
3. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một nghìn hai trăm gam, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ một nghìn hai trăm gam trở lên, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
…”
Mặt khác, các tội phạm về ma túy quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253 BLHS năm 2015, nhà làm luật cũng hoàn toàn không quy định về hàm lượng chất ma túy tại các khung hình phạt tăng nặng, mà chỉ có quy định về trọng lượng chất ma túy tại các khung tăng nặng đó mà thôi. Như vậy, câu hỏi đặt ra liệu hướng dẫn tại các Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT, Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT về giám định hàm lượng chất ma túy trong các vụ án về ma túy liệu có phù hợp không?
Về vấn đề này, theo quan điểm của tác giả như sau:
Theo quy định tại Chương XVIII của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 viết tắt BLHS nằm 1999) thì có một số loại thảo mộc có chứa chất ma túy như: Lá, hoa, quả cây cần sa; lá côca; quả thuốc phiện; có những chất ma túy được tinh chế qua quá trình sản xuất như: Hêrôin, Côcain, nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, các chất ma túy khác ở thể rắn và thể lỏng. Tùy thuộc vào tính chất nguy hiểm của từng loại ma túy, khung hình phạt áp dụng tương ứng với trọng lượng của từng loại chất ma túy được quy định khác nhau. Ví dụ: Theo quy định tại khoản 3 Điều 194 của BLHS năm 1999 thì người mua bán trái phép quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ 50kg đến dưới 150kg thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm; nếu chất ma túy là Hêrôin thì trọng lượng quy định là từ 30g đến dưới 100g. Như vậy, việc xác định loại chất ma túy, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy trong các vụ án về ma túy là rất quan trọng và là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.4 mục 1 phần I Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999 (viết tắt là Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT) thì: “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma tuý hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma tuý, tiền chất. Nếu chất được giám định không phải là chất ma tuý hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý, nhưng người thực hiện hành vi ý thức rằng chất đó là chất ma tuý hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý, thì tuỳ hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma tuý.
Trường hợp một người biết là chất ma tuý giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma tuý thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma tuý mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật Hình sự, nếu thoả mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này”.
Tại điểm a và b tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần I Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT cũng đã hướng dẫn:
“a) Đối với các chất ma tuý ở thể rắn được hoà thành dung dịch (như dung dịch thuốc phiện, dung dịch hêrôin dùng để tiêm, chích hoặc chất ma tuý ở thể lỏng đã được pha loãng để tiện cho việc sử dụng thì không coi toàn bộ dung dịch này là chất ma tuý ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng moocphin trong dung dịch để tính trọng lượng của chất ma tuý đó.
b) Đối với xái thuốc phiện thì không coi là nhựa thuốc phiện mà phải xác định hàm lượng moocphin trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốc phiện”.
Có thể nói, yêu cầu về giám định chất ma túy theo các hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT nêu trên đã bảo đảm tính đúng đắn, khoa học và được thể hiện rõ ràng; hoàn toàn phù hợp với quy định của BLHS năm 1999, Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản pháp luật có liên quan.
Kế đến, Công văn 234/TANDTC-HS ngày 17/9/2014, của Tòa án nhân dân tối cao ban hành, có ghi rõ: “Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 17 nêu trên thì: “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất mà túy, tiền chât.”
Tuy vậy, qua công tác giám đốc việc xét xử, Tòa án nhân dân tối cao thấy còn nhiều trường hợp Hội đồng xét xử chỉ căn cứ vào kết quả giám định về trọng lượng của các chất nghi là chất ma túy để kết tội các bị cáo, mà không yêu cầu xác định hàm lượng chất ma túy trong các chất thu được đó, như vậy là áp dụng không đúng quy định của Bộ luật hình sự và hướng dẫn của liên ngành dẫn đến hậu quả có thể xát xử oan, sai.
Để khắc phục ngay tình trạng này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các Đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các Đồng chí Chánh án Tòa án quân sự các cấp cần quán triệt và triển khai thực hiện đúng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 17 nêu trên về việc bắt buộc phải giám định hàm lượng của các chất ma túy trong các chất thu giữ nghi là chất ma túy, để lấy đó làm căn cứ kết tội các bị cáo theo quy định tại Chương XVIII “Các tội về ma túy” của Bộ luật hình sự 1999.”
Tiếp đến, ngày 29/10/2014, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông báo số 264/TANDTC-TB, mà trong thông báo này có viết:“việc giám định hàm lượng chất ma túy là bắt buộc đối với các chất thu giữ được nghi là chất ma túy, để từ đó xác định trọng lượng chất ma túy làm căn cứ xử phạt bị cáo (trọng lượng chất ma túy được hiểu là trọng lượng ma túy tinh chất, ma túy nguyên chất)”
Như vậy, khi xét xử các vụ án về các tội phạm về ma túy thì phải có kết quả trưng cầu giám định hàm lượng ma túy trong các chất thu giữ được nghi là ma túy để lấy đó làm căn cứ kết tội các bị cáo, bảo đảm việc xét xử khách quan, chính xác.
Quá trình thực hiện Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT cũng bộc lộ một số vướng mắc nhất định, để khắc phục bất cập này, Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14/11/2015 của Bộ Công an – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp, sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007, của Bộ Công an – Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999 (viết tắt Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT). Mà theo đó, từ ngày 30/12/2015, khi thu giữ được các chất nghi ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy chỉ cần trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu được.
Việc trưng cầu “giám định hàm lượng” để xác định trọng lượng các chất ma túy chỉ bắt buộc trong một số trường hợp như: chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch; chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng; xái thuốc phiện; thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
Theo Từ Điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, xuất bản năm 1999, tại trang 403 có giải thích danh từ “hàm lượng” là: Lượng của một chất chứa trong một hỗn hợp hoặc trong một chất nào đó, tính bằng phần trăm (%).Ví dụ: trọng lượng vàng có chứa trong khối mỏ quặng sẽ khác với trọng lượng toàn bộ khối mỏ quặng đó. Các thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần dùng để chữa bệnh cũng vậy: hàm lượng của chất gây nghiện có trong thuốc khác với trọng lượng của viên thuốc. Các thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần dùng để chữa bệnh cũng vậy: hàm lượng của chất gây nghiện có trong thuốc khác với trọng lượng của viên thuốc.
Như vậy, có thể hiểu hàm lượng chất ma túy là phần trăm chất ma túy có trong chất nghi là ma túy được giám định. Ví dụ: Tang vật nghi là chất ma túy thu giữ được có trọng lượng là 1.000g; kết quả giám định có 5% là Hêrôin thì trọng lượng Hêrôin được xác định sẽ là 1.000g x 5% = 50g. Từ kết quả giám định hàm lượng chất ma túy ở ví dụ vừa nêu, rõ ràng là thật sự cần thiết, nhằm bảo đảm việc xét xử được chính xác và quan trọng hơn là bảo vệ được quyền con người theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 đã quy định, mà theo đó, nếu cho rằng trọng lượng Hêrôin thu được là 1.000g, Tòa án sẽ xử bị cáo ở mức án tử hình; còn nếu xác định chính xác chỉ có 50g Hêrôin thì bị cáo chỉ bị xét xử tối đa là 20 năm tù. Việc xác định loại ma túy, hàm lượng và trọng lượng của từng chất ma túy là cần thiết vì có căn cứ xác định chính xác số lượng chất gây nghiện, chất hướng tâm thần chứa trong đó. Tòa án không thể xét xử người phạm tội sản xuất buôn bán, tàng trữ 1kg chất ma túy có chứa 2% chất gây nghiện (tương đương 20mg chất gây nghiện) giống như 1kg chất gây nghiện mà hàm lượng 100% chất gây nghiện.
Công văn số 20542/QLD-KD ngày 25/11/2014 của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, về việc giám định chất ma túy theo Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP do Phó cục trưởng Nguyễn Tất Đạt ký, có viết rõ: “Chất ma túy cần được xác định và phân loại khác nhau vì trong Danh mục các chất ma túy do Ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế cũng như danh mục các chất ma túy do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 bao gồm nhiều loại chất ma túy khác nhau, mỗi loại có cấu tạo, thành phần, mục đích sử dụng khác nhau, từ đó có các biện pháp quản lý, kiểm soát phù hợp cũng như xử lý theo các mức độ khác nhau, ví dụ: Điều 194 BLHS quy định tội tràng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong một khung hình phạt: Heroin hoặc Cocain có trọng lượng từ 5gam đến dưới 30gam nhưng các chất ma túy khác ở thể rắn khác có trọng lượng từ 20mg đến dưới 100mg…
Quy định này nhằm đảm bảo việc xét xử không chỉ thực hiện các quy định pháp luật mà còn phải đảm bảo sự khách quan, công bằng, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, tránh xét xử oan, sai. Việc giám định hàm lượng có thể khó khăn, có thể kéo dài thời gian giải quyết các vụ án nhưng việc xét xử sẽ bảo đảm khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội”
Như vậy, Công văn này cũng đã xác định về sự cần thiết phải giám định để xác định loại ma túy, hàm lượng và trọng lượng ma túy khi giải quyết các vụ án về ma túy. Thực tế hiện nay, do điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật ở một số địa phương còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác giám định; đặc biệt là ở những khu vực xa trung tâm nên đã nảy sinh những khó khăn, lúng túng trong việc giám định hàm lượng chất ma túy. Việt Nam hiện đã tham gia các Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị của con người. Bởi vậy, trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử luôn phải đảm bảo sự công bằng, công lý và vì quyền con người, nên việc giám định hàm lượng chất ma túy theo đúng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT và Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT là căn cứ để Tòa án tuyên một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm.
Thứ ba: Quá trình thực hiện Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT cho đến nay tuy chưa tròn 01 năm, nhưng cũng đã bộc lộ một số vướng mắc cần được “tháo gỡ” kịp thời để việc giải quyết vụ án không bị kéo dài và quan trọng hơn chất lượng xét xử được chính xác hơn, tránh làm oan sai, cụ thể:
Một là, Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT sửa đổi, bổ sung tiểu mục 1.4 Mục 1 Phần I Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT, như sau:
“1.4. Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu giữ được. Bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng để xác định trọng lượng chất ma túy trong các trường hợp sau:
a. Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch;
b. Chất ma túy, tiến chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;
c. Xái thuốc phiện;
d. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d tiết 1.4 Mục này, nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, Tòa án trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật…”
Từ nội dung của hướng dẫn vừa nêu, sẽ giải quyết ra sao với:
1. Trong các trường hợp bắt buộc phải giám định hàm lượng chất ma túy như đã nêu thì thực tế rất ít vụ án về ma túy khi chất nghi ma túy bị thu giữ ở thể rắn mà lại được pha loãng, ví dụ như Hêroin khi bị bắt thì các đối tượng này đã pha loãng để chích vào cơ thể, nếu khi giám định ra hàm lượng ma túy là bao nhiêu phần trăm thì tính quy đổi thành Hêroin nguyên chất ra sao? Vấn đề này, hiện cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có hướng dẫn cụ thể. Tương tự như vậy đối với ma túy ở thể lỏng được các đối tượng pha loãng thì quy đổi ra làm sao? Chưa nói đến hiện nay, xái thuốc phiện hầu như các đối tượng phạm tội về ma túy không bao giờ mua bán, cùng lắm chỉ là những đối tượng nghiện hút không có tiền buộc phải tàng trữ để sử dụng. Như vậy, việc quy định các trường hợp phải bắt buộc giám định như hướng dẫn tại Thông tư 08/2015/TTLT thì hầu như Cơ quan điều tra rất ít khi trưng cầu giám định hàm lượng. Mà nếu là như vậy, liệu Tòa án có được trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung không? Nếu có, thì căn cứ vào quy định nào?
Một vần đề nữa, đó là: Tại sao chỉ có “Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch; Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng; Xái thuốc phiện” thì buộc phải giám định còn các chất ma túy khác có pha các chất khác lại không bắt buộc phải giám định như vậy có bảo đảm công bằng không?
2. Thông tư 08/2015/TTLT hướng dẫn “…Nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, Tòa án trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm cho việc xét xử đúng pháp luật…”. Hướng dẫn như vậy, theo tác giả sẽ dẫn đến việc nhận thức và áp dụng pháp luật không thống nhất, dẫn đến việc Tòa án cấp trên có thể hủy án của Tòa án cấp dưới bất cứ lúc nào bởi lẽ: Về nguyên tắc xét xử thì đương nhiên phải bảo đảm nguyên tắc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật vậy hiểu thể nào là “có căn cứ và xét thấy cần thiết…”? Đối với các vụ án về ma túy thì khi thu giữ được các chất nghi là ma túy thì lúc nào cũng cần thiết phải giám định chất ma túy và chỉ có vậy thì mới xét xử đúng pháp luật. Nhất là hiện nay, rất nhiều trường hợp tàng trữ trái phép chất ma túy là Hêroin sau khi giám định hàm lượng thì lại không đủ trọng lượng trên 0,1g nếu căn cứ vào hướng dẫn tại tiểu mục 3.6 Mục 3 Thông tư 17/2007/TTLT thì họ chỉ bị xử phạt hành chính, nhưng theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT thuộc trường hợp không bắt buộc Cơ quan Điều tra, Truy tố phải giám định, nếu Tòa án cũng coi là không cần thiết và không đi giám định thì sẽ dẫn đến tình trạng oan sai trong tố tụng hình sự. Bởi vậy, trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử luôn phải bảo đảm sự công bằng, khách quan và quyền con người muốn vậy thì đối với các vụ án về ma túy việc giám định hàm lượng các chất ma túy là hết sức cần thiết.
Hai là, Thông tư 08/2015/TTLT có hướng dẫn “…Trường hợp không thu giữ được vật chứng là chất ma túy, tiền chất nhưng có căn cứ xác định được trọng lượng chất ma túy, tiền chất mà người phạm tội đã mua bán, vận cuyển, tàng trữ hoặc chiếm đoạt thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh và điều khoản tương ứng.”
Hướng dẫn trên, theo tác giả nhằm khắc phục những vụ án về ma túy mang tính truy xét mà không thu giữ được vật chứng của vụ án là ma túy, nhưng hướng dẫn như vậy cũng chưa mang tính thuyết phục vì căn cứ nào để xác định được trọng lượng chất ma túy, tiền chất mà người phạm tội đã mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc chiếm đoạt? Chắc chắn chỉ dựa vào lời khai của họ hoặc lời khai của các đồng phạm. Nhưng tính trọng lượng như thế nào khi mà tất cả các vụ án về ma túy mang tính truy xét, đa phần lời khai chỉ là bao nhiêu “tép”; “gói” ma túy đá, Hêroin; “bánh” Hêroin, vậy căn cứ vào đâu để tính trọng lượng một “tép”; một “gói”; một bánh Hêroin là bao nhiêu gam, vì thực tế không có quy chuẩn thống nhất nào về đo lường quy định về vấn đề này, thực tế xét xử cũng cho thấy trọng lượng “tép”; “gói”; “bánh” là chất ma túy thu giữ trong các vụ án về ma túy là không giống nhau có “tép” là 0, 0,2446 gam; có “gói” là 0,0969 gam; có bánh là 350 gam, có bánh lại 300 gam hoặc ít hơn 300 gam… Nếu vậy việc xác định trọng lượng ma túy chỉ thông qua lời khai nhận của các bên liệu có chính xác không?
Ba là, Thông tư 08/2015/TTLT cũng bãi bỏ các hướng dẫn tại điểm đ tiểu mục 3.7 Mục 3 Phần II Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT: “Người nào tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy có số lượng được hướng dẫn từ điểm a đến g tiểu mục 3.6 Mục 3 Phần II Thông tư này mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác, nhưng chứng minh được là nhằm mục đích sử dụng trái phép chất ma túy, tuy đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 199 Bộ luật hình sự.”. Bãi bỏ hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 7.3 Mục 7 Phần II Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT: “Người nghiện ma túy cho người nghiện ma túy khác cùng sử dụng trái phép chất ma túy tại địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy…” và Mục 8 Phần 2 của Thông tư này “Tội sử dụng trái phép chất ma túy”.
Việc bãi bỏ những phần trên theo tác giả là hợp lý vì những phần trên liên quan đến tội “sử dụng trái phép chất ma túy” đã được phi tội phạm hóa từ năm 2009. Do vậy, hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 6.2 Mục 6 Phần II Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT “Người nghiện ma túy có chất ma túy (không phân biệt nguồn gốc ma túy do đâu mà có) cho người nghiện ma túy khác chất ma túy để cùng sử dụng trái phép thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mà tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc tội sử dụng trái phép chất ma túy” cũng cần phải được bãi bỏ. Vì: BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã không coi hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là tội phạm. Xong như hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT thì vô hình dung những người nghiện ma túy ở một góc độ nào đó lại được “miễn trừ” về pháp luật điều đó là không công bằng. Trong khi hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, đã được quy định trong BLHS là tội phạm thì tất cả những hành vi liên quan đến việc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy đều phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, những người nghiện hút ma túy tụ tập nhau lại để sử dụng ma túy cũng không thể được miễn trừ như hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT được, mà cần phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có như vậy, mới bảo đảm nguyên tắc công bằng.
Tóm lại: Áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án ma túy hiện rất khó khăn và phức tạp, nhất là sao bảo đảm 100% các vụ án về ma túy phải được giám định hàm lượng chất ma túy. Đã đến lúc xã hội không thể chấp nhận việc các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương “lờ” đi quy định có tính chất bắt buộc, khi điều tra, truy tố và xét xử người bị buộc tội liên quan đến ma túy, mà theo đó, bảo đảm phải có kết quả giám định về hàm lượng chất ma túy trong vật chứng của vụ án thu giữ được trong từng trường hợp cụ thể.
Phạm Thị Hồng Đào - Văn phòng luật sư Thạnh Hưng
[1] http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Cac-doc-chieu-giau-ma-tuy-tien-ty-cua-toi-pham/350650804/218/
[2] http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/ong-tru-m-cho--ma-tu-y-trong-tra-i-giam-2245144.html
[3] http://baogialai.com.vn/channel/1602/201101/trai-giam-gia-trung-ngan-chan-tinh-trang-chat-doc-trang-1974193/
[4] http://cand.com.vn/Lan-theo-dau-vet-toi-pham/Ngan-chan-xu-ly-nghiem-tinh-trang-ma-tuy-xam-nhap-trai-giam-376920/
[5] http://baodatviet.vn/phap-luat/te-nan-xa-hoi/thuc-trang-ma-tuy-cua-viet-nam-va-giai-phap-phong-ngua-3296845/
[6] http://news.zing.vn/chan-2-5-tan-ma-tuy-khat-cuc-doc-nhap-vao-viet-nam-post663589.html