01/02/2017
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Bảo đảm quyền của người bị buộc tội theo điều 6 – Công ước châu Âu về quyền con ngườiỞ Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người”, còn có thuật ngữ “nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ khái niệm “human rights” trong tiếng Anh. Vì vậy, nếu cho rằng, chỉ xã hội tư bản mới có nhân quyền còn xã hội xã hội chủ nghĩa chỉ có quyền con người - là không xác đáng.
Cho đến nay ở nước ta, nhược điểm chung của các định nghĩa về quyền con người là chưa chỉ ra tính thống nhất trong thuộc tính tự nhiên - xã hội của quyền con người, và vai trò xã hội - cần phải được chỉ ra của công tác bảo đảm quyền con người. Cần lưu ý là trong định nghĩa về quyền con người không nên dừng ở việc xác định nhân phẩm chung chung, bởi thực tế pháp luật định vị cả nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có ở con người, để thông qua đó, dù là những cá nhân hay nhóm người yếu thế, với năng lực hạn chế, cũng luôn được bảo đảm quyền của mình một cách phù hợp thông qua pháp luật; và việc bảo đảm nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và cả năng lực vốn có của mỗi người và mỗi tập thể không tách rời việc bảo đảm quyền của dân tộc Việt Nam.
Vì thế, theo các chuyên gia dày công nghiên cứu trên lĩnh vực này, đưa ra một định nghĩa phù hợp ở Việt Nam, đó là: Quyền con người là phẩm giá, nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có ở con người, được pháp luật công nhận nhằm thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, (bảo đảm) thực hiện và thúc đẩy quyền sống, tự do, hạnh phúc của con người và dân tộc Việt Nam.
Mặc dù có những tương đồng nhất định về tính chất, đối tượng và phạm vi điều chỉnh, quyền con người và quyền công dân vẫn sẽ phát triển theo hai “kênh” khác nhau, mà sẽ không bao giờ hoàn toàn hòa nhập với nhau, khi xã hội loài người vẫn còn nhà nước và pháp luật. Thực tế này đòi hỏi cần tiếp tục xây dựng và củng cố các thể chế hợp tác, để cùng thúc đẩy và bảo đảm cả quyền con người và cả quyền công dân trên mọi cấp độ: cơ sở, địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế.
Quan niệm về bảo đảm quyền con người và cả quyền công dân là các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền con người, trước hết và chủ yếu là Nhà nước, thực hiện các biện pháp về thể chế lập pháp, hành pháp, tư pháp, và về quản lý chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa để hiện thực hóa các nguyên tắc, tiêu chuẩn về quyền con người trong hoạt động của Nhà nước và các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đặc biệt trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhằm thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện và thúc đẩy quyền con người trong thực tế[1].
Quyền con người và bảo đảm quyền con người luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực pháp luật, vấn đề quyền con người lại là nền tảng trong việc nghiên cứu và ban hành các quy phạm. Và trong tố tụng hình sự (TTHS) cũng vậy, việc giải quyết vụ án hình sự không thể tách rời vấn đề bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền của người bị buộc tội. Bởi lẽ để buộc tội và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người phải dựa trên những căn cứ luật định và phải do những người, những cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định để nhằm mục đích không bỏ sót, lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Ở nước ta, yêu cầu cải cách tư pháp đã và đang được đặt ra rất cấp thiết. Hai văn bản của Bộ Chính trị, đó là Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã xác định mục tiêu cơ bản của cải cách tư pháp là đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, tránh oan sai người vô tội. Điều này chứng tỏ Nhà nước ta luôn chủ trương bảo vệ những người dân vô tội, kể cả những người đang bị rơi vào tình trạng bị cáo buộc là phạm tội. Tuy nhiên, thực tế giải quyết vụ án hình sự thời gian qua cho thấy vẫn còn tồn tại tình trạng oan sai, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân[2], cụ thể là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ chính những quy định của pháp luật chưa thực sự thống nhất, còn chồng chéo, mâu thuẫn. Mặc dù, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 có rất nhiều điểm mới, sửa đổi, bổ sung một cách căn bản và toàn diện so với BLTTHS năm 2003, xong việc khắc phục những hạn chế vẫn chưa được triệt để, do đó, chưa thực sự đáp ứng được sự mong mỏi, chính vì thế, các quy định của Bộ luật và những văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa thực sự bảo vệ trọn vẹn quyền lợi chính đáng của người bị buộc tội.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến nội dung của Điều 6 - Công ước Châu Âu về quyền con người (European Convention on Human Rights - ECHR) bảo đảm quyền của người bị buộc tội, với mong muốn như một thông tin giúp bạn đọc quan tâm về vấn đề này tham khảo.
Khái quát về Công ước Châu Âu về quyền con người và Điều 6 của Công ước
Công ước Châu Âu về quyền con người hay Công ước châu Âu về Nhân quyền, tên chính thức là Công ước bảo vệ Nhân quyền và các quyền Tự do căn bản (tiếng Anh: Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms) là một hiệp ước quốc tế nhằm bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản ở châu Âu. Công ước được ký kết vào ngày 04/11/1950, tại thủ đô Roma của nước Ý bởi Ủy hội châu Âu mới được thành lập thời đó, có hiệu lực từ ngày 03/9/1953.
Công ước này lập ra Tòa án Nhân quyền châu Âu. Bất cứ ai cảm thấy nhân quyền của mình bị xâm phạm bởi các nước ký kết Công ước đều có thể đưa vụ việc ra tòa án nói trên. Các phán quyết về những vi phạm nhân quyền buộc các nước liên quan phải có nghĩa vụ thi hành. Uỷ ban Bộ trưởng của Ủy hội châu Âu giám sát việc thi hành các phán quyết này, đặc biệt để đảm bảo việc thanh toán cho nguyên đơn số tiền bồi thường thiệt hại mà họ đã phải chịu, do Tòa án nhân quyền quyết định. Việc lập một tòa án để bảo vệ các cá nhân khỏi bị vi phạm nhân quyền là một đặc điểm mới cho một công ước quốc tế về nhân quyền, vì nó cho cá nhân vai trò tích cực trên trường quốc tế (theo truyền thống, chỉ các quốc gia mới được coi là chủ thể trong công pháp quốc tế). Công ước này hiện vẫn còn là thỏa ước quốc tế về nhân quyền duy nhất đưa ra việc bảo vệ cá nhân ở mức độ cao nhất như vậy. Các nước ký kết cũng có thể kiện các nước ký kết khác ra tòa án nói trên, tuy quyền này hiếm khi được dùng tới.
Công ước châu Âu về Nhân quyền có nhiều Nghị định thư. Ví dụ Nghị định thư 13 cấm án tử hình. Mặc dù ra đời có phần muộn màng, mới chỉ hơn 50 năm, nhưng Công ước được đánh giá có nhiều điểm tiến bộ trong việc bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của người bị buộc tội. Sự ra đời của Công ước là kết quả của sự thỏa hiệp giữa các nước thành viên của Cộng đồng Châu Âu (European Union - EU) thống nhất phê chuẩn Công ước là một phần của pháp luật Châu Âu, đồng thời là nền tảng cho việc giải thích và áp dụng pháp luật của từng quốc gia thành viên. Nội dung chủ yếu của Công ước bao gồm các điều khoản nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của con người, như: Điều 3 Cấm tra tấn; Điều 4 Cấm chiếm hữu nô lệ, bắt lệ thuộc và lao động cưỡng bức; Điều 5 Quyền tự do và an toàn; Điều 6 Xét xử công bằng, trong đó có quyền của người bị buộc tội;…Mà theo đó, nội dung Điều 6 được viết như sau:
Điều 6 Công ước Châu Âu về quyền con người là điều khoản được viện dẫn nhiều nhất bởi Ủy ban Châu Âu (European Commission) và Tòa án nhân quyền Châu Âu (European Court of Human Rights) trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và hình sự. Điều khoản này bao gồm 2 nội dung chính. Một là, xác định các nguyên tắc cơ bản trong việc đảm bảo các quyền lợi của các bên trong vụ án dân sự và hình sự (Điều 6.1); Hai là, những quyền cơ bản của người bị buộc tộc trong vụ án hình sự (Điều 6.2 và Điều 6.3). Theo đó, vấn đề đảm bảo quyền của người bị buộc tội theo nội dung Điều 6 Công ước Châu Âu về quyền con người được thể hiện ở hai góc độ:
i). Quyền của người bị buộc tội được đảm bảo trên cơ sở các nguyên tắc trong hoạt động tố tụng;
ii). Các quy định cụ thể về các quyền cơ bản của người bị buộc tội.
2. Nội dung Điều 6 Công ước Châu Âu về quyền con người trong việc bảo đảm quyền của người bị buộc tội[3]
2.1. Người bị buộc tội
Để xác định đối tượng điều chỉnh của Điều 6, các nước thành viên của Công ước xuất phát từ việc giải thích khái niệm về “Sự buộc tội” (accusation, criminal charge). Theo đó, sự buộc tội chỉ xuất hiện khi một người bị cáo buộc là anh ta đã thực hiện một hành vi mà bộ luật hình sự coi là tội phạm. Tuy nhiên, trong nhiều vụ việc được quyết định bởi Ủy ban Châu Âu và Tòa án nhân quyền Châu Âu cho thấy ngay cả trong trường hợp khi cảnh sát đã tiến hành điều tra ban đầu, thậm chí đã triệu tập người làm chứng thì điều này cũng chưa có nghĩa tồn tại sự buộc tội. Như vậy, để xác định có hay không áp dụng Điều 6 vào việc giải quyết vụ việc, cần thiết phải có những tiêu chí rõ ràng để xác định thời điểm một người phải đối diện với sự buộc tội.
Qua thực tế xét xử của các thẩm phán Châu Âu, sự buộc tội được coi là hiện hữu từ thời điểm một người được thông báo chính thức bởi cơ quan có thẩm quyền về những chứng cứ rõ ràng cho rằng (nghi vấn) anh ta đã thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: lệnh bắt, lệnh khám xét nhà…). Sự thông báo này, đôi khi có giá trị ngay cả khi người có liên quan không hiểu hoặc thông báo không đến được với họ. Và kể từ thời điểm đó, một người bị coi là người bị buộc tội (accused person) trong vụ án hình sự. Sự buộc tội sẽ tồn tại và kéo dài trong suốt quá trình tố tụng chứng minh hành vi của người bị cáo buộc là có tội hay không có tội (guilty or not guilty). Và đương nhiên những quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội sẽ được bảo đảm bởi nội dung của Điều 6, bên cạnh pháp luật quốc gia.
2.2. Những nguyên tắc cơ bản chi phối hoạt động TTHS, bảo đảm quyền của người bị buộc tội
2.2.1. Nguyên tắc xét xử công bằng (principle of “fair hearing”)
Nguyên tắc này có ý nghĩa đảm bảo việc xét xử công bằng đối với các bên trong vụ án, đối với người bị buộc tội thì họ có quyền được hưởng sự công bằng từ việc xét xử một cách tốt nhất ngay cả khi họ không có khả năng tự bào chữa hay không có một căn cứ nào minh bạch đối với hành vi vi phạm của họ.
Sự công bằng ở đây được hiểu khi thẩm phán không thiên vị trong quyết định của mình, không bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài phòng xử, hay một áp lực nào từ phía bất kỳ cá nhân hay tổ chức khác. Mặc dù thẩm phán có những xúc cảm riêng về vụ án trong suốt quá trình xét xử, nhưng anh ta không được phép đặt chúng vào hoạt động xét xử khi phán quyết tình trạng của bị cáo[3].
Khía cạnh thứ hai của sự công bằng đó là mọi thủ tục đều phải được tiến hành công khai bởi những cơ quan có thẩm quyền (cơ quan tiến hành tố tụng). Mọi vấn đề đều phải được xem xét và làm sáng tỏ công khai tại phiên tòa, đặc biệt là khi có sự ngờ vực giữa sự có tội hoặc vô tội. Điều này đòi hỏi người thẩm phán phải hết sức đúng đắn trong những lập luận của ông ta. Đây cũng được coi là nền tảng đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội.
Trên nền tảng đó, Nguyên tắc xét xử công bằng được thể hiện cụ thể ở 3 nội dung chính sau:
- Một là, người bị buộc tội có quyền được xem xét bởi tòa án (Access to court). Đây là ý nghĩa cơ bản và đặc trưng của Nguyên tắc xét xử công bằng. Theo đó, vụ việc của người bị buộc tội sẽ được giải quyết bởi một toà án một cách trọn vẹn, khách quan và đúng thủ tục.
- Hai là, các bên được đối xử công bằng trong xét xử (Equality of arms). Sự công bằng này được duy trì trong mọi giai đoạn tố tụng của quá trình giải quyết vụ án. Biểu hiện cụ thể ở các quyền như: người bị buộc tội có những cơ hội ngang bằng trong việc trình bày các chứng cứ (the rights to present the evidences); có cơ hội xem xét và sao chép những nội dung trong biên bản hồ sơ liên quan đến vụ việc của mình - điều này được coi là rất có lợi cho luật sư bào chữa. Ngoài ra, người bị buộc tội có quyền phản bác lại những lập luận không có lợi chống lại anh ta (the rights to oppose the arguments advanced by the other party) hay quyền được mời nhân chứng (the right to summon witnesses)…
- Ba là, sự công bằng trong xét xử còn thể hiện ở chỗ, các bên được tham dự phiên tòa và quyền được xét xử công khai (The right to be present at the trial and the right to an oral hearing). Hai quyền này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp bị cáo khước từ quyền của mình thì tòa án cũng có thể không trả lời hoặc không giải thích những vấn đề liên quan đến anh ta. Nếu không chắc chắn rằng người bị buộc tội nhận thức được việc khước từ quyền của mình sẽ bất lợi cho anh ta thì tòa án sẽ kiểm chứng lại một cách cẩn thận những thủ tục nhằm đảm bảo quyền lợi cho họ.
2.2.2. Nguyên tắc suy đoán vô tội (principle of presumption of innocence)
Có thể nói, nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự là một thành tựu của khoa học pháp lý hiện đại trên thế giới. Đối với hầu hết các quốc gia, nguyên tắc suy đoán vô tội giữ một vị trí vô cùng quan trọng, định hướng cho toàn bộ quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự. Nguyên tắc này không còn là riêng biệt trong pháp luật của từng quốc gia mà nó đã được toàn cầu hóa. Cụ thể được ghi nhận ở Điều 11 của Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (Universal Decleration of Human Rights):
1.Bất kỳ một người nào bị cáo buộc trong việc thực hiện tội phạm đều có quyền được coi là chưa có tội khi lỗi của họ chưa được chứng minh bằng một phiên tòa công khai theo một thủ tục do pháp luật quy định và tại phiên tòa đó họ được hưởng tất cả những bảo đảm cần thiết cho việc bào chữa của mình;
2. Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt bởi một hành vi mà BLHS không coi là tội phạm tại thời điểm thực hiện hành vi đó,
Điều 6.2 Công ước Châu Âu về quyền con người ghi nhận nguyên tắc này với nội dung: “bất cứ người nào bị cáo buộc đã thực hiện hành vi phạm tội sẽ được coi là vô tội cho đến khi chứng minh được anh ta phạm tội theo quy định của pháp luật”. Theo Công ước thì Nguyên tắc suy đoán vô tội được coi là sự đảm bảo tố tụng đầu tiên khi bắt đầu khởi động hoạt động tố tụng hình sự. Nguyên tắc này áp đặt một nhiệm vụ đối những người có thẩm quyền phải giải quyết vụ án với một thái độ nghiêm túc và hợp pháp.
Theo quan điểm của các luật gia Châu Âu thì khía cạnh quan trọng và nền tảng nhất của nguyên tắc suy đoán vô tội đó chính là sự buộc tội. Điều này gắn liền với việc xem xét công bằng, không phiến diện của tòa án. Tòa án phải xem xét vấn đề theo hướng có lợi cho bị cáo mà không bị ràng buộc bởi bất cứ định kiến nào, và chỉ có thể kết tội anh ta trên cơ sở đã xem xét, đánh giá các chứng cứ được xem là hợp pháp và được thu thập theo một trình tự, thủ tục luật định. Như vậy, theo quan điểm này thì việc một người bị coi là có tội chỉ khi có sự kết tội của tòa án và sự kết tội này phải dựa trên việc xem xét, đánh giá khách quan các chứng cứ đã được thu thập hợp pháp. Điều này có thể hiểu, nếu tòa án coi bị cáo đã là người có tội thì tại phiên tòa xét xử, tòa án sẽ không khách quan trong việc đánh giá các chứng cứ, đánh giá ý kiến tranh luận của các bên buộc tội và bên bào chữa đưa ra. Và như vậy quyền lợi của người bị buộc tội sẽ không thể được đảm bảo.
Ở một khía cạnh khác, nguyên tắc suy đoán vô tội có sự gắn bó mật thiết với nguyên tắc xét xử công bằng. Thẩm phán không thể công bằng nếu việc phán xử của anh ta là phiến diện hay thiên vị, và ngược lại. Đặt giả thuyết rằng nếu một người bị cáo buộc là phạm tội, và tòa án hay các cơ quan có thẩm quyền hiển nhiên coi anh ta là có tội, hoặc sự phán quyết chỉ đơn thuần dựa trên lời nhận tội của bị cáo thì điều đó có nghĩa là nguyên tắc suy đoán vô tội đã bị vi phạm. Như vậy, vấn đề cốt lõi và cơ bản của nguyên tắc chính là ở chỗ “mọi nghi ngờ phải được giải thích theo hướng có lợi cho người bị buộc tội”. Thẩm phán không thể bắt đầu nhiệm vụ của anh ta với sự suy đoán rằng bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội mà họ bị cáo buộc. Một điều cốt yếu là gánh nặng chứng minh phải là của cơ quan tiến hành tố tụng, còn đối với người bị buộc tội, họ không có nghĩa vụ này. Điều này cho phép trước những lập luận theo chiều hướng suy đoán có tội từ phía thẩm phán hoặc thành viên của Bồi thẩm đoàn thì người bị buộc tội, ít nhất, cũng có quyền đưa ra những chứng cứ cho rằng bản án của tòa án là không chính đáng. Như vậy, một bản án bị phát hiện có sự thiên vị của thẩm phán thì đương nhiên sẽ không được chấp nhận ở cấp phúc thẩm. Trong trường hợp này, tòa án phúc thẩm bắt buộc phải tìm hiểu nguyên nhân của sự thiên vị, đồng thời sửa chữa và khắc phục những sai phạm của tòa án cấp dưới trong việc ra bản án. Việc làm này sẽ đảm bảo cho bị cáo thấy rằng quyền lợi chính đáng của anh ta được bảo vệ trọn vẹn.
3. Các quyền cơ bản của người bị buộc tội theo Điều 6.3 của Công ước
3.1. Được thông báo kịp thời về lý do bị buộc tội (Điều 6.3a)
Như đã đề cập ở trên, một người bị coi là người bị buộc tội khi anh ta được thông báo chính thức từ phía cơ quan có thẩm quyền về việc cáo buộc anh ta có thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, việc đầu tiên là anh ta phải được thông báo kịp thời về lý do bị buộc tội. Sự thông báo này phải đảm bảo những nội dung sau:
Một là, người bị buộc tội phải được thông báo về sự cáo buộc một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ lý do anh ta bị cáo buộc. Sự kịp thời ở đây được hiểu là trong khoảng thời gian sớm nhất, để người bị buộc tội có điều kiện chuẩn bị việc bào chữa của mình. Điều này không chỉ thể hiện tính hình thức mà còn là căn cứ pháp lý của việc xem xét và đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên những chứng cứ thu thập được ở thời điểm này cũng chưa đủ để phán quyết về hành vi của người bị buộc tội.
Hai là, việc thông báo phải được thực hiện bằng một ngôn ngữ mà người bị buộc tội có thể hiểu được (in a language which the accused understand). Nếu anh ta không hiểu thì thông báo đó phải được phiên dịch chính xác. Về mặt hình thức, bản phiên dịch nội dung thông báo sẽ là căn cứ để tòa án xem xét.
3.2. Được tạo điều kiện thuận lợi về khoảng thời gian thích hợp để chuẩn bị cho việc bào chữa (Điều 6.3b)
Quyền này có mối liên hệ mật thiết với quyền được quy định ở Điều 6.3(a). Thời điểm được thông báo về việc cáo buộc cũng đồng thời làm xuất hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội. Họ được tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để chuẩn bị cho việc bào chữa của mình. Thời gian thích hợp để chuẩn bị việc bào chữa được xác định khi mà người bị buộc tội tìm được người bào chữa. Khoảng thời gian thích hợp cho việc bào chữa được áp dụng không chỉ đối với người bị buộc tội mà còn đối với người bào chữa của họ. Trong trường hợp vì một lí do nào đó mà người bị buộc tội muốn thay đổi người bào chữa, thì người bào chữa mới sẽ được tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để anh ta nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị phương án bào chữa. Nếu bị cáo muốn trình bày trực tiếp một cách chi tiết với người bào chữa nhưng họ lại quá bận rộn thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải ghi nhận lời trình bày đó vào biên bản. Ngược lại, sự bảo đảm này sẽ không được đáp ứng nếu như sự tham gia muộn màng của người bào chữa xuất phát từ lí do chủ quan từ chính người bào chữa hoặc thân chủ của họ.
3.3. Được quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, trong trường hợp thực sự cần thiết mà người bị buộc tội không có khả năng tài chính để lựa chọn người bào chữa thì họ sẽ được giúp đỡ miễn phí (Điều 6.3c)
Nội dung cốt lõi của điều khoản này là đảm bảo có hiệu quả quyền bào chữa (the right of the defense) của người bị buộc tội trong vụ án hình sự. Một phần của nội dung điều này bao hàm cả nội dung của Điều 6.3(b).
Việc đảm bảo quyền bào chữa bao gồm 3 quyền cụ thể sau:
Một là, quyền tự bào chữa (The right to Defend Onesefl in Person). Đây được coi là quyền mặc nhiên (implied right) của người bị buộc tội. Anh ta có quyền tự mình biện hộ cho mình mà không cần sự trợ giúp nào khác. Theo những luật gia Châu Âu, thì đôi khi việc tự bào chữa của người bị buộc tội lại gây nhiều bất lợi cho bản thân họ, bởi không phải trong mọi trường hợp người bị buộc tội đều ý thức được việc những lời biện hộ của họ có thể dẫn đến nguy cơ làm tăng tội trạng của mình. Và trong những trường hợp như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ chủ động đề nghị người bị buộc tội nên nhờ người bào chữa. Động thái này được ghi nhận là nội dung của Điều 6.3(c) của Công ước và đã được sự ủng hộ của hầu hết các quốc gia thành viên. Ở khía cạnh khác, quyền kháng cáo của bị cáo ở phiên tòa phúc thẩm cũng được coi là quyền tự bào chữa. Điều này thể hiện thái độ không tán thành của bị cáo đối với quyết định của của tòa án sơ thẩm, và pháp luật cho phép anh ta một lần nữa được trình bày sự biện hộ của mình tại phiên tòa phúc thẩm.
Hai là, quyền nhờ người khác bào chữa. Nếu người bị buộc tội không thể tự mình bào chữa, thì anh ta có quyền nhờ sự trợ giúp của người bào chữa. Trong trường hợp không có khả năng chi trả các chi phí bào chữa thì theo tinh thần của Điều khoản này, người bị buộc tội cũng có thể được hưởng việc bào chữa miễn phí nếu điều đó đáp ứng sự công bằng về những lợi ích pháp lý chung.
Quyền này bao hàm 2 nội dung, hoặc do người bị buộc tội tự lựa chọn người bào chữa, hoặc người bào chữa được chỉ định bởi cơ quan tố tụng. Nếu người bị buộc tội thực sự tin tưởng vào một luật sư nào đó thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể đáp ứng nhu cầu đó của anh ta. Công ước cũng ghi nhận cho họ có quyền thay đổi người bào chữa, và khi có yêu cầu, người bào chữa mới sẽ được triệu tập ngay trong thời gian chuẩn bị cho việc bào chữa.
Đối với trường hợp bào chữa chỉ định, thì trách nhiệm cử người bào chữa của cơ quan tố tụng là bắt buộc. Theo các luật gia Châu Âu thì một bộ phận quan trọng trong tố tụng hình sự chính là người bào chữa. Do đó, nếu một người không có khả năng hoặc không tự mời người bào chữa nhưng nếu anh ta có yêu cầu thì tòa án sẽ phải cử người bào chữa cho họ.
Ba là, quyền được bào chữa miễn phí. Theo tinh thần của Điều 6.3c thì người bị buộc tội sẽ được bào chữa miễn phí nếu như anh ta không có khả năng nhờ người bào chữa. Khoản tiền chi trả cho việc bào chữa sẽ được trích từ quỹ chung của công đồng. Ở các quốc gia như Thụy Điển, Áo, Bỉ, Đức… quyền được bào chữa miễn phí là quyền đương nhiên của người bị buộc tội nếu họ là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất và quyền này gắn liền với nghĩa vụ chỉ định người bào chữa của cơ quan tố tụng. Nếu người bào chữa được chỉ định không thực hiện tốt việc bào chữa của mình thì tòa án sẽ phải chỉ định người bào chữa mới cho bị cáo.
3.4. Được quyền thu thập chưng cứ và kiểm tra lại các chứng cứ do nhân chứng cung cấp chống lại người bị buộc tội (Điều 6.3d)
Điều khoản này được coi là định hướng cho việc xử sự tại phiên tòa. Theo đó, người bị buộc tội và người bào chữa của họ có quyền được xem xét, kiểm tra lại và chất vấn về những chứng cứ được ghi nhận trong các biên bản về sự buộc tội ngay từ giai đoạn đầu của vụ án[. Nội dung này thể hiện ở 2 quyền cụ thể:
Một là, quyền thu thập chứng cứ. Mặc dù người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình, tuy nhiên anh ta vẫn có quyền thu thập chứng cứ để biện hộ cho mình. Cụ thể là họ có quyền đặt câu hỏi đối với người làm chứng về những lời khai chống lại mình; có quyền tranh luận với công tố viên về lời buộc tội; có quyền trình bày lời biện hộ trước phiên tòa, cung cấp những thông tin có lợi cho mình.
Hai là, quyền kiểm tra lại các chứng cứ buộc tội. Sự đảm bảo quyền này cho người bị buộc tội thể hiện: Anh ta có quyền tự mình (hoặc cùng với người bào chữa) kiểm tra hoặc đề nghị toà án kiểm tra đối với tất cả những chứng cứ ghi nhận sự buộc tội trong tất cả các biên bản từ giai đoạn khởi tố vụ án. Điều này một mặt đảm bảo việc bào chữa của người bị buộc tội, mặt khác, qua việc xem xét tổng thể các chứng cứ tòa án quyết định chứng cứ nào được coi là đủ cơ sở pháp lý để buộc tội đối với bị cáo.
3.5. Quyền được có người phiên dịch miễn phí (Điều 6.3e)
Người bị buộc tội có quyền trợ giúp miễn phí về việc phiên dịch và giải thích cặn kẽ về tất cả những vấn đề liên quan đến quyền lợi của anh ta trong suốt quá trình tố tụng nếu anh ta không thể hiểu được ngôn ngữ được sử dụng. Đảm bảo quyền này đối với người bị buộc tội được coi là sự tuân thủ nguyên tắc “xét xử công bằng”. Trong vụ án xét xử Luedicke, Belkacem và Koc, Toà án đã viện dẫn Điều 6.3e như sau “Tất cả mọi biên bản ghi nhận những chứng cứ cáo buộc đối với bị cáo cần thiết phải được phiên dịch một cách cặn kẽ cho bị cáo để đảm bảo việc xét xử được công bằng”[4]. Trách nhiệm chỉ định người phiên dịch thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, mặc dù cũng có trường hợp bản thân người bị buộc tội trực tiếp đề nghị. Mọi chi phí cho việc phiên dịch sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng chi trả. Quyền này được đảm bảo áp dụng ngay ở giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Ở giai đoạn xét xử, người bị buộc tội (bị cáo) được trợ giúp miễn phí về người phiên dịch nếu anh ta không hiểu ngôn ngữ sử dụng tại phiên tòa. Quyền này sẽ không mất đi hay bị hạn chế ngay cả khi người bào chữa của người bị buộc tội hoàn toàn hiểu được ngôn ngữ sử dụng tại phiên tòa. Và như vậy, người bị buộc tội cũng không được quyền phàn nàn rằng tòa án đã sử dụng ngôn ngữ bản xứ trong việc xét xử, bởi anh ta đã được trang bị có người phiên dịch.
Tóm lại: Nghiên cứu Công ước Châu Âu về quyền con người trong việc đảm bảo quyền của người bị buộc tội chúng ta có thể thấy rằng Công ước này có nhiều điểm tiến bộ (so với một số các văn bản của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc như Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ra đời năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm1966) ở chỗ việc quy định về bảo đảm quyền của người bị buộc tội được ghi nhận rất chi tiết và cụ thể.
Các nước thành viên đều ghi nhận Công ước là một phần của pháp luật quốc gia. Trên cơ sở đó, việc áp dụng pháp luật quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền con người nói chung hay quyền của người bị buộc tội nói riêng đều trên cơ sở tôn trọng tinh thần của Công ước. Nếu trong trường hợp việc áp dụng pháp luật quốc gia xâm phạm đến quyền lợi của người bị buộc tội thì họ có quyền yêu cầu lên Toà án nhân quyền Châu Âu để được xem xét. Việc xem xét này là sự đối chiếu các phán quyết của Tòa án quốc gia có vi phạm Điều 6 của Công ước hay không.
Sẽ là khập khiễng khi so sánh các quy định của BLTTHS năm 2015 của nước ta với Công ước Châu Âu trong việc bảo đảm quyền của người bị buộc tội. Bởi vì ở mỗi văn bản đều tồn tại những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu và tìm hiểu, có thể thấy rằng giữa Công ước Châu Âu về quyền con người và BLTTHS năm 2015 có những điểm tương đồng rõ rệt. Đó là việc bảo đảm quyền lợi của người bị buộc tội được ghi nhận thông qua các nguyên tắc mang tính định hướng, nền tảng trong quá trình áp dụng thủ tục tố tụng (Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 9); Nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13), Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội (Điều16); Nguyên tắc xét xử công bằng, công khai (Điều 25); …). Các quy định cụ thể về các quyền của người bị buộc tội ở các giai đoạn tố tụng. Sự tương đồng này cho thấy các quy định của BLTTHS năm 2015 ngày càng thể hiện sự hội nhập với những tiến bộ của thế giới trong việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của người bị buộc tội nói riêng.
Phạm Thị Hồng Đào
[1] http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2016/38318/Bao-dam-quyen-con-nguoi-trong-nen-kinh-te-thi-truong-dinh.aspx
[2] Điểm lại 09 vụ án oan sai "thấu trời xanh" trong lịch sử tư pháp Việt Nam.
1. Sau 11 năm điều tra, ông Hàn Đức Long, người bị tuyên án tử hình 4 lần đã được tự do theo quyết định đình chỉ điều tra của VKSND tỉnh Bắc Giang. Từ đơn tố giác từng hiếp dâm hai mẹ con mình, đồng thời tố giác ông Long chính là hung thủ hiếp dâm cháu Yến, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang bắt giam Hàn Đức Long để điều tra. Đây là một vụ án có nhiều sai sót về tố tụng và không có chứng cứ để chứng minh tội phạm mà vẫn liên tục 4 lần tuyên tử hình là điều không thể chấp nhận được!
2. Vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn (Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang) bị tù oan được dư luận đặc biệt quan tâm. Cụ thể, tối ngày 15/8/2003, Lý Nguyễn Chung (Lạng Sơn) đến quán chị Nguyễn Thị Hoan mua dầu gội đầu. Nhìn thấy tiền trong tủ kính, Chung dùng dao bấm, vỏ chai bia sát hại chị Hoan một cách dã man rồi lấy 59.000 đồng và hai chiếc nhẫn bằng vàng. Gây án xong, Chung trốn vào Đắk Lắk. Tuy nhiên, công an Bắc Giang lại cáo buộc ông Nguyễn Thanh Chấn là thủ phạm. Ngày 27/7/2004, trong bản án phúc thẩm, ông Chấn bị tuyên y án sơ thẩm với tội danh Giết người với mức án tù chung thân, buộc bồi thường cho gia đình bị hại 20 triệu đồng chi phí mai táng, tổn thất tinh thần. Sau 10 năm bị bắt, ngày 25/10/2013, Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú, ông Chấn được công nhận vô tội, hủy bỏ thân phận của người mang tội giết người.
3. Vụ Huỳnh Văn Nén, sau hơn 17 năm bị tù oan về tội giết người và cướp tài sản, “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén trú tại thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận chính thức được minh oan. Đây được xem là vụ án oan, sai lớn nhất trong lịch sử tư pháp Việt Nam, nghiêm trọng hơn vụ án Nguyễn Thanh Chấn bởi có đến 9 người trong một gia đình rơi vào vòng lao lý. Tối 23/4/1998, bà Lê Thị Bông ở xã Tân Minh, nay là thị trấn Tân Minh (Hàm Tân, Bình Thuận) bất ngờ bị sát hại. Ngày 17/5/1998, Công an tỉnh Bình Thuận bắt ông Huỳnh Văn Nén (53 tuổi, ngụ thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân) để điều tra vụ án. Ngày 31/8/2000, ông Nén bị TAND tỉnh Bình Thuận xử phạt tù Chung thân về các tội Giết người, Cướp tài sản của công dân và Cố ý hủy hoại tài sản của công dân. Trong thời gian này, phạm nhân Nguyễn Phúc Thành đang cải tạo tại trại giam Sông Cái, Ninh Thuận, đã làm đơn tố giác hai người bạn của mình (ngụ cùng địa phương, nghiện ma túy và thường xuyên trộm cắp tài sản) chính là hung thủ giết bà Bông. Từ đó, người cha già của ông Nén ròng rã kêu oan cho con. Ngoài ra, trong thời gian bị điều tra với cáo buộc là hung thủ giết bà Bông, Nén còn được xác định là có liên quan đến vụ án bà Dương Thị Mỹ bị giết đêm 18/3/1993, nổi tiếng với tên gọi “vụ án vườn điều”. Ngày 28/11/2015 Công an tỉnh Bình Thuận đã trao quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông, chấm dứt 17 năm 5 tháng ngồi tù oan.
4. Hồ Duy Hải và kỳ án Bưu điện Cầu Voi. Sáng 14/1/2008, người dân đã phát hiện hai nữ nhân viên Bưu Điện Cầu Voi (nằm trên mặt tiền Quốc Lộ 1 A, địa phận huyện Thủ Thừa, Long An) bị cắt cổ chết ngay tại cơ sở bưu điện này. Hơn hai tháng sau, Hồ Duy Hải bị công an triệu tập lấy lời khai trong vụ án cá độ bóng đá và đánh đề. Chỉ hai ngày sau, Hải khai nhận giết hai cô gái và bị bắt tạm giam ngày 31/3/2008 tới nay. Tuy nhiên, điều “kỳ lạ” nhất trong vụ án này là việc kết tội, qui kết hung thủ dùng 3 loại hung khí là dao, thớt và ghế giết người, để lại hàng loạt dấu vết, máu me … nhưng tại hiện trường khi cơ quan điều tra khám nghiệm lại không phát hiện bất kỳ vật nào có dấu vết phạm tội.
5. Ngày 21.6.2011, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Buôn Ma Thuột ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Đinh Quang Điền về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngày 15.10.2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắc Lắc đã có kết luận điều tra, khẳng định hành vi của ông Điền không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ án được đình chỉ điều tra. Đầu năm 2013, sau 240 ngày ngồi tù oan, VKSND TP Buôn Ma Thuột xin lỗi công khai giám đốc này.
6. Cuối năm 1997, một vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Nạn nhân Nguyễn Thị Kim Hồng (13 tuổi) đi ra ruộng đã bị hiếp, giết và cướp đôi bông tai. Cùng ngày, có người cho biết khoảng 6h thấy Bùi Minh Hải (43 tuổi, ở xã Long Tân, nhân viên bảo vệ) đến tìm chiếc đồng hồ bị mất tại khu vực hiện trường. Một số thông tin cho thấy Bùi Minh Hải còn có những "triệu chứng bất ổn" như chưa đến tết đã đưa tiền lì xì... Hải bị cơ quan điều tra bắt ngay sau đó. Bùi Minh Hải kêu oan, nhưng cơ quan điều tra cho rằng có cơ sở xác định Hải là hung thủ gây án. Tháng 7/1998, Viện KSND tỉnh Đồng Nai có cáo trạng truy tố Bùi Minh Hải tội danh giết người, hiếp dâm và cướp tài sản. Bốn tháng sau, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên xét xử sơ thẩm. Đại diện VKS đề nghị mức án tử hình, nhưng HĐXX chỉ phạt Hải tù chung thân. Tháng 2/1999, khi TAND Tối cao tại TPHCM chưa kịp đưa vụ án của Hải ra xét phúc thẩm thì xảy ra vụ án giết, hiếp một học sinh khác. Và từ dấu vết của vụ án này, tòa án đã tìm ra được hung thủ thật sự.
7. Đêm 6/7/2013 anh Lý Văn Dũng (ở xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, Sóc Trăng) bị sát hại. Ngày 21/7/2013, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với 7 bị can gồm: Nguyễn Thị Bé Diễm, Trần Hol, Trần Cua, Thạch Mươl, Khâu Sóc, Thạch Sô Phách và Trần Văn Đỡ về tội “giết người” và “không tố giác tội phạm”. Trong suốt quá trình điều tra, 7 thanh niên trên đã bị một số điều tra viên dùng nhục hình, ép cung, do quá đau đớn mà phải nhận tội “giết người”. Tuy nhiên, khi vụ án sắp đưa ra tòa xét xử, bất ngờ Lê Thị Mỹ Duyên và Phạm Thị Kim Xuyến (ở TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) đã đến cơ quan công an đầu thú và khai nhận hành vi giết anh Lý Văn Dũng để cướp tài sản. Sau khi xác minh điều tra hành vi phạm tội của Duyên và Xuyến, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Sóc Trăng đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt giam Duyên và Xuyến. Đồng thời, ngày 25/1/2014, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Sóc Trăng ra quyết định đình chỉ điều tra với 7 bị can bị bắt trước đó.
8. Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình đã có văn bản số 01/2015QĐ-PT quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự liên quan đến vụ án oan đối với ông Lương Ngọc Phi (68 tuổi, trú tại 463, đường Lý Thái Tổ, tổ 16, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, Giám đốc Công ty khai thác chế biến nông hải sản xuất khẩu Hòa Bình) bị khởi tố bị về hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN, trốn thuế vào tháng 4/1998. Lý do tòa đình chỉ xét xử vì cả hai bên nguyên đơn lẫn bị đơn đã rút toàn bộ kháng cáo. Việc đình chỉ này cũng đồng nghĩa bản án sơ thẩm của TAND thành phố Thái Bình xét xử vụ kiện vào tháng 8/2015 sẽ có hiệu lực pháp luật. Sau khi phiên tòa phúc thẩm bị đình chỉ xét xử, bản án sơ thẩm tuyên buộc ông Lương Ngọc Phi được bồi thường oan sai gần 23 tỷ đồng có hiệu lực pháp luật. Đây được coi là số tiền bồi thường oan sai lớn nhất từ trước đến nay.
9. Ngày 19/5/1979, Trưởng Công an xã Tân Điền bị giết. Lúc này ông Trần Văn Chiến (SN 1960, ở ấp Nam, Tân Điền, Gò Công Đông, Tiền Giang) đang ở cùng với những người thân của mình. Nghe tiếng kêu thất thanh, ông chạy ra ngoài thì thấy Trần Văn U chạy qua nói: “Tao vừa giết thằng Sên!” rồi chạy đi mất. Gia đình bị hại báo Công an huyện, ngày 21/5/1979 ông Trần Văn Chiến bị bắt tạm giam với tội danh giết người. Ngày 20/3/1980, TAND tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa này, ông Trần Văn Chiến không nhận tội và khẳng định hung thủ thật sự là Trần Văn U. Do thời gian chấp hành hình phạt tù ông Chiến cải tạo tốt nên được thả tự do ngày 21/8/1995 sau hơn 16 năm ngồi tù oan. Năm 1997, Trần Văn U - kẻ sát hại công an xã của gần 20 năm trước mới xuất hiện và bị bắt.Ngày 5/7/2001, TAND tỉnh Tiền Giang tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án giết người với bị cáo Trần Văn U. Tại tòa, Trần Văn U khai chỉ một mình thực hiện vụ án mà không liên quan gì đến ông Trần Văn Chiến nên tòa tuyên ông Chiến không phạm tội giết người.
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Diem-danh-nhung-vu-an-oan-gay-chan-dong-du-luan-Viet-Nam/2147625521/218/
[3] http://www.luatsuhoasen.vn/Default.aspx?tabid=108&forumid=1&postid=72&scope=posts#_ftn1
[4] Xem bản án số A.29 ngày 28/11/1978 và A.168 ngày 9/12/1989 của Toà án nhân quyền Châu Âu.http.www.echr.coe.int
Ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người”, còn có thuật ngữ “nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ khái niệm “human rights” trong tiếng Anh. Vì vậy, nếu cho rằng, chỉ xã hội tư bản mới có nhân quyền còn xã hội xã hội chủ nghĩa chỉ có quyền con người - là không xác đáng.
Cho đến nay ở nước ta, nhược điểm chung của các định nghĩa về quyền con người là chưa chỉ ra tính thống nhất trong thuộc tính tự nhiên - xã hội của quyền con người, và vai trò xã hội - cần phải được chỉ ra của công tác bảo đảm quyền con người. Cần lưu ý là trong định nghĩa về quyền con người không nên dừng ở việc xác định nhân phẩm chung chung, bởi thực tế pháp luật định vị cả nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có ở con người, để thông qua đó, dù là những cá nhân hay nhóm người yếu thế, với năng lực hạn chế, cũng luôn được bảo đảm quyền của mình một cách phù hợp thông qua pháp luật; và việc bảo đảm nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và cả năng lực vốn có của mỗi người và mỗi tập thể không tách rời việc bảo đảm quyền của dân tộc Việt Nam.
Vì thế, theo các chuyên gia dày công nghiên cứu trên lĩnh vực này, đưa ra một định nghĩa phù hợp ở Việt Nam, đó là: Quyền con người là phẩm giá, nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có ở con người, được pháp luật công nhận nhằm thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, (bảo đảm) thực hiện và thúc đẩy quyền sống, tự do, hạnh phúc của con người và dân tộc Việt Nam.
Mặc dù có những tương đồng nhất định về tính chất, đối tượng và phạm vi điều chỉnh, quyền con người và quyền công dân vẫn sẽ phát triển theo hai “kênh” khác nhau, mà sẽ không bao giờ hoàn toàn hòa nhập với nhau, khi xã hội loài người vẫn còn nhà nước và pháp luật. Thực tế này đòi hỏi cần tiếp tục xây dựng và củng cố các thể chế hợp tác, để cùng thúc đẩy và bảo đảm cả quyền con người và cả quyền công dân trên mọi cấp độ: cơ sở, địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế.
Quan niệm về bảo đảm quyền con người và cả quyền công dân là các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền con người, trước hết và chủ yếu là Nhà nước, thực hiện các biện pháp về thể chế lập pháp, hành pháp, tư pháp, và về quản lý chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa để hiện thực hóa các nguyên tắc, tiêu chuẩn về quyền con người trong hoạt động của Nhà nước và các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đặc biệt trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhằm thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện và thúc đẩy quyền con người trong thực tế[1].
Quyền con người và bảo đảm quyền con người luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực pháp luật, vấn đề quyền con người lại là nền tảng trong việc nghiên cứu và ban hành các quy phạm. Và trong tố tụng hình sự (TTHS) cũng vậy, việc giải quyết vụ án hình sự không thể tách rời vấn đề bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền của người bị buộc tội. Bởi lẽ để buộc tội và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người phải dựa trên những căn cứ luật định và phải do những người, những cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định để nhằm mục đích không bỏ sót, lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Ở nước ta, yêu cầu cải cách tư pháp đã và đang được đặt ra rất cấp thiết. Hai văn bản của Bộ Chính trị, đó là Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã xác định mục tiêu cơ bản của cải cách tư pháp là đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, tránh oan sai người vô tội. Điều này chứng tỏ Nhà nước ta luôn chủ trương bảo vệ những người dân vô tội, kể cả những người đang bị rơi vào tình trạng bị cáo buộc là phạm tội. Tuy nhiên, thực tế giải quyết vụ án hình sự thời gian qua cho thấy vẫn còn tồn tại tình trạng oan sai, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân[2], cụ thể là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ chính những quy định của pháp luật chưa thực sự thống nhất, còn chồng chéo, mâu thuẫn. Mặc dù, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 có rất nhiều điểm mới, sửa đổi, bổ sung một cách căn bản và toàn diện so với BLTTHS năm 2003, xong việc khắc phục những hạn chế vẫn chưa được triệt để, do đó, chưa thực sự đáp ứng được sự mong mỏi, chính vì thế, các quy định của Bộ luật và những văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa thực sự bảo vệ trọn vẹn quyền lợi chính đáng của người bị buộc tội.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến nội dung của Điều 6 - Công ước Châu Âu về quyền con người (European Convention on Human Rights - ECHR) bảo đảm quyền của người bị buộc tội, với mong muốn như một thông tin giúp bạn đọc quan tâm về vấn đề này tham khảo.
- Khái quát về Công ước Châu Âu về quyền con người và Điều 6 của Công ước
Công ước Châu Âu về quyền con người hay Công ước châu Âu về Nhân quyền, tên chính thức là Công ước bảo vệ Nhân quyền và các quyền Tự do căn bản (
tiếng Anh:
Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms) là một hiệp ước quốc tế nhằm bảo vệ
nhân quyền và các quyền
tự do căn bản ở
châu Âu. Công ước được ký kết vào ngày 04/11/1950, tại thủ đô Roma của nước Ý bởi
Ủy hội châu Âu mới được thành lập thời đó, có hiệu lực từ ngày 03/9/1953.
Công ước này lập ra
Tòa án Nhân quyền châu Âu. Bất cứ ai cảm thấy nhân quyền của mình bị xâm phạm bởi các nước ký kết Công ước đều có thể đưa vụ việc ra tòa án nói trên. Các phán quyết về những vi phạm nhân quyền buộc các nước liên quan phải có nghĩa vụ thi hành. Uỷ ban Bộ trưởng của Ủy hội châu Âu giám sát việc thi hành các phán quyết này, đặc biệt để đảm bảo việc thanh toán cho nguyên đơn số tiền bồi thường thiệt hại mà họ đã phải chịu, do Tòa án nhân quyền quyết định. Việc lập một tòa án để bảo vệ các cá nhân khỏi bị vi phạm nhân quyền là một đặc điểm mới cho một công ước quốc tế về nhân quyền, vì nó cho cá nhân vai trò tích cực trên trường quốc tế (theo truyền thống, chỉ các quốc gia mới được coi là chủ thể trong
công pháp quốc tế). Công ước này hiện vẫn còn là thỏa ước quốc tế về nhân quyền duy nhất đưa ra việc bảo vệ cá nhân ở mức độ cao nhất như vậy. Các nước ký kết cũng có thể kiện các nước ký kết khác ra tòa án nói trên, tuy quyền này hiếm khi được dùng tới.
Công ước châu Âu về Nhân quyền có nhiều
Nghị định thư. Ví dụ Nghị định thư 13 cấm án tử hình. Mặc dù ra đời có phần muộn màng, mới chỉ hơn 50 năm, nhưng Công ước được đánh giá có nhiều điểm tiến bộ trong việc bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của người bị buộc tội. Sự ra đời của Công ước là kết quả của sự thỏa hiệp giữa các nước thành viên của Cộng đồng Châu Âu (European Union - EU) thống nhất phê chuẩn Công ước là một phần của pháp luật Châu Âu, đồng thời là nền tảng cho việc giải thích và áp dụng pháp luật của từng quốc gia thành viên. Nội dung chủ yếu của Công ước bao gồm các điều khoản nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của con người, như: Điều 3 Cấm tra tấn; Điều 4 Cấm chiếm hữu nô lệ, bắt lệ thuộc và lao động cưỡng bức; Điều 5 Quyền tự do và an toàn; Điều 6 Xét xử công bằng, trong đó có quyền của người bị buộc tội;…Mà theo đó, nội dung Điều 6 được viết như sau:
Điều 6 Công ước Châu Âu về quyền con người là điều khoản được viện dẫn nhiều nhất bởi Ủy ban Châu Âu (
European Commission) và Tòa án nhân quyền Châu Âu
(European Court of Human Rights) trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và hình sự. Điều khoản này bao gồm 2 nội dung chính.
Một là, xác định các nguyên tắc cơ bản trong việc đảm bảo các quyền lợi của các bên trong vụ án dân sự và hình sự (Điều 6.1);
Hai là, những quyền cơ bản của người bị buộc tộc trong vụ án hình sự (Điều 6.2 và Điều 6.3). Theo đó, vấn đề đảm bảo quyền của người bị buộc tội theo nội dung Điều 6 Công ước Châu Âu về quyền con người được thể hiện ở hai góc độ:
i). Quyền của người bị buộc tội được đảm bảo trên cơ sở các nguyên tắc trong hoạt động tố tụng;
ii). Các quy định cụ thể về các quyền cơ bản của người bị buộc tội.
2. Nội dung Điều 6 Công ước Châu Âu về quyền con người trong việc bảo đảm quyền của người bị buộc tội[3]
2.1. Người bị buộc tội
Để xác định đối tượng điều chỉnh của Điều 6, các nước thành viên của Công ước xuất phát từ việc giải thích khái niệm về “
Sự buộc tội” (accusation, criminal charge). Theo đó, sự buộc tội chỉ xuất hiện khi một người bị cáo buộc là anh ta đã thực hiện một hành vi mà bộ luật hình sự coi là tội phạm. Tuy nhiên, trong nhiều vụ việc được quyết định bởi Ủy ban Châu Âu và Tòa án nhân quyền Châu Âu cho thấy ngay cả trong trường hợp khi cảnh sát đã tiến hành điều tra ban đầu, thậm chí đã triệu tập người làm chứng thì điều này cũng chưa có nghĩa tồn tại sự buộc tội. Như vậy, để xác định có hay không áp dụng Điều 6 vào việc giải quyết vụ việc, cần thiết phải có những tiêu chí rõ ràng để xác định thời điểm một người phải đối diện với sự buộc tội.
Qua thực tế xét xử của các thẩm phán Châu Âu, sự buộc tội được coi là hiện hữu từ thời điểm một người được thông báo chính thức bởi cơ quan có thẩm quyền về những chứng cứ rõ ràng cho rằng (nghi vấn) anh ta đã thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: lệnh bắt, lệnh khám xét nhà…). Sự thông báo này, đôi khi có giá trị ngay cả khi người có liên quan không hiểu hoặc thông báo không đến được với họ. Và kể từ thời điểm đó, một người bị coi là người bị buộc tội (
accused person) trong vụ án hình sự. Sự buộc tội sẽ tồn tại và kéo dài trong suốt quá trình tố tụng chứng minh hành vi của người bị cáo buộc là có tội hay không có tội (
guilty or not guilty). Và đương nhiên những quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội sẽ được bảo đảm bởi nội dung của Điều 6, bên cạnh pháp luật quốc gia.
2.2. Những nguyên tắc cơ bản chi phối hoạt động TTHS, bảo đảm quyền của người bị buộc tội
2.2.1. Nguyên tắc xét xử công bằng (principle of “fair hearing”)
Nguyên tắc này có ý nghĩa đảm bảo việc xét xử công bằng đối với các bên trong vụ án, đối với người bị buộc tội thì họ có quyền được hưởng sự công bằng từ việc xét xử một cách tốt nhất ngay cả khi họ không có khả năng tự bào chữa hay không có một căn cứ nào minh bạch đối với hành vi vi phạm của họ.
Sự công bằng ở đây được hiểu khi thẩm phán
không thiên vị trong quyết định của mình, không bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài phòng xử, hay một áp lực nào từ phía bất kỳ cá nhân hay tổ chức khác. Mặc dù thẩm phán có những xúc cảm riêng về vụ án trong suốt quá trình xét xử, nhưng anh ta không được phép đặt chúng vào hoạt động xét xử khi phán quyết tình trạng của bị cáo
[3].
Khía cạnh thứ hai của sự công bằng đó là mọi thủ tục đều phải được tiến hành
công khai bởi những cơ quan có thẩm quyền (cơ quan tiến hành tố tụng). Mọi vấn đề đều phải được xem xét và làm sáng tỏ công khai tại phiên tòa, đặc biệt là khi có sự ngờ vực giữa sự có tội hoặc vô tội. Điều này đòi hỏi người thẩm phán phải hết sức đúng đắn trong những lập luận của ông ta. Đây cũng được coi là nền tảng đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội.
Trên nền tảng đó, Nguyên tắc xét xử công bằng được thể hiện cụ thể ở 3 nội dung chính sau:
- Một là, người bị buộc tội có quyền được xem xét bởi tòa án (
Access to court). Đây là ý nghĩa cơ bản và đặc trưng của Nguyên tắc xét xử công bằng. Theo đó, vụ việc của người bị buộc tội sẽ được giải quyết bởi một toà án một cách trọn vẹn, khách quan và đúng thủ tục.
- Hai là, các bên được đối xử công bằng trong xét xử (
Equality of arms). Sự công bằng này được duy trì trong mọi giai đoạn tố tụng của quá trình giải quyết vụ án. Biểu hiện cụ thể ở các quyền như: người bị buộc tội có những cơ hội ngang bằng trong việc trình bày các chứng cứ (
the rights to present the evidences); có cơ hội xem xét và sao chép những nội dung trong biên bản hồ sơ liên quan đến vụ việc của mình - điều này được coi là rất có lợi cho luật sư bào chữa. Ngoài ra, người bị buộc tội có quyền phản bác lại những lập luận không có lợi chống lại anh ta (
the rights to oppose the arguments advanced by the other party) hay quyền được mời nhân chứng (
the right to summon witnesses)…
- Ba là, sự công bằng trong xét xử còn thể hiện ở chỗ, các bên được tham dự phiên tòa và quyền được xét xử công khai (
The right to be present at the trial and the right to an oral hearing). Hai quyền này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp bị cáo khước từ quyền của mình thì tòa án cũng có thể không trả lời hoặc không giải thích những vấn đề liên quan đến anh ta. Nếu không chắc chắn rằng người bị buộc tội nhận thức được việc khước từ quyền của mình sẽ bất lợi cho anh ta thì tòa án sẽ kiểm chứng lại một cách cẩn thận những thủ tục nhằm đảm bảo quyền lợi cho họ.
2.2.2. Nguyên tắc suy đoán vô tội (principle of presumption of innocence)
Có thể nói, nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự là một thành tựu của khoa học pháp lý hiện đại trên thế giới. Đối với hầu hết các quốc gia, nguyên tắc suy đoán vô tội giữ một vị trí vô cùng quan trọng, định hướng cho toàn bộ quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự. Nguyên tắc này không còn là riêng biệt trong pháp luật của từng quốc gia mà nó đã được toàn cầu hóa. Cụ thể được ghi nhận ở Điều 11 của Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (
Universal Decleration of Human Rights):
1.Bất kỳ một người nào bị cáo buộc trong việc thực hiện tội phạm đều có quyền được coi là chưa có tội khi lỗi của họ chưa được chứng minh bằng một phiên tòa công khai theo một thủ tục do pháp luật quy định và tại phiên tòa đó họ được hưởng tất cả những bảo đảm cần thiết cho việc bào chữa của mình;
2. Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt bởi một hành vi mà BLHS không coi là tội phạm tại thời điểm thực hiện hành vi đó,
Điều 6.2 Công ước Châu Âu về quyền con người ghi nhận nguyên tắc này với nội dung:
“bất cứ người nào bị cáo buộc đã thực hiện hành vi phạm tội sẽ được coi là vô tội cho đến khi chứng minh được anh ta phạm tội theo quy định của pháp luật”. Theo Công ước thì Nguyên tắc suy đoán vô tội được coi là sự đảm bảo tố tụng đầu tiên khi bắt đầu khởi động hoạt động tố tụng hình sự. Nguyên tắc này áp đặt một nhiệm vụ đối những người có thẩm quyền phải giải quyết vụ án với một thái độ nghiêm túc và hợp pháp.
Theo quan điểm của các luật gia Châu Âu thì khía cạnh quan trọng và nền tảng nhất của nguyên tắc suy đoán vô tội đó chính là sự buộc tội. Điều này gắn liền với việc xem xét công bằng, không phiến diện của tòa án. Tòa án phải xem xét vấn đề theo hướng có lợi cho bị cáo mà không bị ràng buộc bởi bất cứ định kiến nào, và chỉ có thể kết tội anh ta trên cơ sở đã xem xét, đánh giá các chứng cứ được xem là hợp pháp và được thu thập theo một trình tự, thủ tục luật định. Như vậy, theo quan điểm này thì việc một người bị coi là có tội chỉ khi có sự kết tội của tòa án và sự kết tội này phải dựa trên việc xem xét, đánh giá khách quan các chứng cứ đã được thu thập hợp pháp. Điều này có thể hiểu, nếu tòa án coi bị cáo đã là người có tội thì tại phiên tòa xét xử, tòa án sẽ không khách quan trong việc đánh giá các chứng cứ, đánh giá ý kiến tranh luận của các bên buộc tội và bên bào chữa đưa ra. Và như vậy quyền lợi của người bị buộc tội sẽ không thể được đảm bảo.
Ở một khía cạnh khác, nguyên tắc suy đoán vô tội có sự gắn bó mật thiết với nguyên tắc xét xử công bằng. Thẩm phán không thể công bằng nếu việc phán xử của anh ta là phiến diện hay thiên vị, và ngược lại. Đặt giả thuyết rằng nếu một người bị cáo buộc là phạm tội, và tòa án hay các cơ quan có thẩm quyền hiển nhiên coi anh ta là có tội, hoặc sự phán quyết chỉ đơn thuần dựa trên lời nhận tội của bị cáo thì điều đó có nghĩa là nguyên tắc suy đoán vô tội đã bị vi phạm. Như vậy, vấn đề cốt lõi và cơ bản của nguyên tắc chính là ở chỗ
“mọi nghi ngờ phải được giải thích theo hướng có lợi cho người bị buộc tội”. Thẩm phán không thể bắt đầu nhiệm vụ của anh ta với sự suy đoán rằng bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội mà họ bị cáo buộc. Một điều cốt yếu là gánh nặng chứng minh phải là của cơ quan tiến hành tố tụng, còn đối với người bị buộc tội, họ không có nghĩa vụ này. Điều này cho phép trước những lập luận theo chiều hướng suy đoán có tội từ phía thẩm phán hoặc thành viên của Bồi thẩm đoàn thì người bị buộc tội, ít nhất, cũng có quyền đưa ra những chứng cứ cho rằng bản án của tòa án là không chính đáng. Như vậy, một bản án bị phát hiện có sự thiên vị của thẩm phán thì đương nhiên sẽ không được chấp nhận ở cấp phúc thẩm. Trong trường hợp này, tòa án phúc thẩm bắt buộc phải tìm hiểu nguyên nhân của sự thiên vị, đồng thời sửa chữa và khắc phục những sai phạm của tòa án cấp dưới trong việc ra bản án. Việc làm này sẽ đảm bảo cho bị cáo thấy rằng quyền lợi chính đáng của anh ta được bảo vệ trọn vẹn.
3. Các quyền cơ bản của người bị buộc tội theo Điều 6.3 của Công ước
3.1. Được thông báo kịp thời về lý do bị buộc tội (Điều 6.3a)
Như đã đề cập ở trên, một người bị coi là người bị buộc tội khi anh ta được thông báo chính thức từ phía cơ quan có thẩm quyền về việc cáo buộc anh ta có thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, việc đầu tiên là anh ta phải được thông báo kịp thời về lý do bị buộc tội. Sự thông báo này phải đảm bảo những nội dung sau:
Một là, người bị buộc tội phải được thông báo về sự cáo buộc một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ lý do anh ta bị cáo buộc. Sự kịp thời ở đây được hiểu là trong khoảng thời gian sớm nhất, để người bị buộc tội có điều kiện chuẩn bị việc bào chữa của mình. Điều này không chỉ thể hiện tính hình thức mà còn là căn cứ pháp lý của việc xem xét và đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên những chứng cứ thu thập được ở thời điểm này cũng chưa đủ để phán quyết về hành vi của người bị buộc tội.
Hai là, việc thông báo phải được thực hiện bằng một ngôn ngữ mà người bị buộc tội có thể hiểu được (
in a language which the accused understand). Nếu anh ta không hiểu thì thông báo đó phải được phiên dịch chính xác. Về mặt hình thức, bản phiên dịch nội dung thông báo sẽ là căn cứ để tòa án xem xét.
3.2. Được tạo điều kiện thuận lợi về khoảng thời gian thích hợp để chuẩn bị cho việc bào chữa (Điều 6.3b)
Quyền này có mối liên hệ mật thiết với quyền được quy định ở Điều 6.3(a). Thời điểm được thông báo về việc cáo buộc cũng đồng thời làm xuất hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội. Họ được tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để chuẩn bị cho việc bào chữa của mình. Thời gian thích hợp để chuẩn bị việc bào chữa được xác định khi mà người bị buộc tội tìm được người bào chữa. Khoảng thời gian thích hợp cho việc bào chữa được áp dụng không chỉ đối với người bị buộc tội mà còn đối với người bào chữa của họ. Trong trường hợp vì một lí do nào đó mà người bị buộc tội muốn thay đổi người bào chữa, thì người bào chữa mới sẽ được tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để anh ta nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị phương án bào chữa. Nếu bị cáo muốn trình bày trực tiếp một cách chi tiết với người bào chữa nhưng họ lại quá bận rộn thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải ghi nhận lời trình bày đó vào biên bản. Ngược lại, sự bảo đảm này sẽ không được đáp ứng nếu như sự tham gia muộn màng của người bào chữa xuất phát từ lí do chủ quan từ chính người bào chữa hoặc thân chủ của họ.
3.3. Được quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, trong trường hợp thực sự cần thiết mà người bị buộc tội không có khả năng tài chính để lựa chọn người bào chữa thì họ sẽ được giúp đỡ miễn phí (Điều 6.3c)
Nội dung cốt lõi của điều khoản này là đảm bảo có hiệu quả quyền bào chữa (the right of the defense) của người bị buộc tội trong vụ án hình sự. Một phần của nội dung điều này bao hàm cả nội dung của Điều 6.3(b).
Việc đảm bảo quyền bào chữa bao gồm 3 quyền cụ thể sau:
Một là, quyền tự bào chữa (
The right to Defend Onesefl in Person). Đây được coi là quyền mặc nhiên (
implied right) của người bị buộc tội. Anh ta có quyền tự mình biện hộ cho mình mà không cần sự trợ giúp nào khác. Theo những luật gia Châu Âu, thì đôi khi việc tự bào chữa của người bị buộc tội lại gây nhiều bất lợi cho bản thân họ, bởi không phải trong mọi trường hợp người bị buộc tội đều ý thức được việc những lời biện hộ của họ có thể dẫn đến nguy cơ làm tăng tội trạng của mình. Và trong những trường hợp như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ chủ động đề nghị người bị buộc tội nên nhờ người bào chữa. Động thái này được ghi nhận là nội dung của Điều 6.3(c) của Công ước và đã được sự ủng hộ của hầu hết các quốc gia thành viên. Ở khía cạnh khác, quyền kháng cáo của bị cáo ở phiên tòa phúc thẩm cũng được coi là quyền tự bào chữa. Điều này thể hiện thái độ không tán thành của bị cáo đối với quyết định của của tòa án sơ thẩm, và pháp luật cho phép anh ta một lần nữa được trình bày sự biện hộ của mình tại phiên tòa phúc thẩm.
Hai là, quyền nhờ người khác bào chữa. Nếu người bị buộc tội không thể tự mình bào chữa, thì anh ta có quyền nhờ sự trợ giúp của người bào chữa. Trong trường hợp không có khả năng chi trả các chi phí bào chữa thì theo tinh thần của Điều khoản này, người bị buộc tội cũng có thể được hưởng việc bào chữa miễn phí nếu điều đó đáp ứng sự công bằng về những lợi ích pháp lý chung.
Quyền này bao hàm 2 nội dung, hoặc do người bị buộc tội tự lựa chọn người bào chữa, hoặc người bào chữa được chỉ định bởi cơ quan tố tụng. Nếu người bị buộc tội thực sự tin tưởng vào một luật sư nào đó thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể đáp ứng nhu cầu đó của anh ta. Công ước cũng ghi nhận cho họ có quyền thay đổi người bào chữa, và khi có yêu cầu, người bào chữa mới sẽ được triệu tập ngay trong thời gian chuẩn bị cho việc bào chữa.
Đối với trường hợp bào chữa chỉ định, thì trách nhiệm cử người bào chữa của cơ quan tố tụng là bắt buộc. Theo các luật gia Châu Âu thì một bộ phận quan trọng trong tố tụng hình sự chính là người bào chữa. Do đó, nếu một người không có khả năng hoặc không tự mời người bào chữa nhưng nếu anh ta có yêu cầu thì tòa án sẽ phải cử người bào chữa cho họ.
Ba là, quyền được bào chữa miễn phí. Theo tinh thần của Điều 6.3c thì người bị buộc tội sẽ được bào chữa miễn phí nếu như anh ta không có khả năng nhờ người bào chữa. Khoản tiền chi trả cho việc bào chữa sẽ được trích từ quỹ chung của công đồng. Ở các quốc gia như Thụy Điển, Áo, Bỉ, Đức… quyền được bào chữa miễn phí là quyền đương nhiên của người bị buộc tội nếu họ là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất và quyền này gắn liền với nghĩa vụ chỉ định người bào chữa của cơ quan tố tụng. Nếu người bào chữa được chỉ định không thực hiện tốt việc bào chữa của mình thì tòa án sẽ phải chỉ định người bào chữa mới cho bị cáo.
3.4. Được quyền thu thập chưng cứ và kiểm tra lại các chứng cứ do nhân chứng cung cấp chống lại người bị buộc tội (Điều 6.3d)
Điều khoản này được coi là định hướng cho việc xử sự tại phiên tòa. Theo đó, người bị buộc tội và người bào chữa của họ có quyền được xem xét, kiểm tra lại và chất vấn về những chứng cứ được ghi nhận trong các biên bản về sự buộc tội ngay từ giai đoạn đầu của vụ án
[. Nội dung này thể hiện ở 2 quyền cụ thể:
Một là, quyền thu thập chứng cứ. Mặc dù người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình, tuy nhiên anh ta vẫn có quyền thu thập chứng cứ để biện hộ cho mình. Cụ thể là họ có quyền đặt câu hỏi đối với người làm chứng về những lời khai chống lại mình; có quyền tranh luận với công tố viên về lời buộc tội; có quyền trình bày lời biện hộ trước phiên tòa, cung cấp những thông tin có lợi cho mình.
Hai là, quyền kiểm tra lại các chứng cứ buộc tội. Sự đảm bảo quyền này cho người bị buộc tội thể hiện: Anh ta có quyền tự mình (hoặc cùng với người bào chữa) kiểm tra hoặc đề nghị toà án kiểm tra đối với tất cả những chứng cứ ghi nhận sự buộc tội trong tất cả các biên bản từ giai đoạn khởi tố vụ án. Điều này một mặt đảm bảo việc bào chữa của người bị buộc tội, mặt khác, qua việc xem xét tổng thể các chứng cứ tòa án quyết định chứng cứ nào được coi là đủ cơ sở pháp lý để buộc tội đối với bị cáo.
3.5. Quyền được có người phiên dịch miễn phí (Điều 6.3e)
Người bị buộc tội có quyền trợ giúp miễn phí về việc phiên dịch và giải thích cặn kẽ về tất cả những vấn đề liên quan đến quyền lợi của anh ta trong suốt quá trình tố tụng nếu anh ta không thể hiểu được ngôn ngữ được sử dụng. Đảm bảo quyền này đối với người bị buộc tội được coi là sự tuân thủ nguyên tắc “
xét xử công bằng”. Trong vụ án xét xử Luedicke, Belkacem và Koc, Toà án đã viện dẫn Điều 6.3e như sau “
Tất cả mọi biên bản ghi nhận những chứng cứ cáo buộc đối với bị cáo cần thiết phải được phiên dịch một cách cặn kẽ cho bị cáo để đảm bảo việc xét xử được công bằng”
[4]. Trách nhiệm chỉ định người phiên dịch thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, mặc dù cũng có trường hợp bản thân người bị buộc tội trực tiếp đề nghị. Mọi chi phí cho việc phiên dịch sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng chi trả. Quyền này được đảm bảo áp dụng ngay ở giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Ở giai đoạn xét xử, người bị buộc tội (bị cáo) được trợ giúp miễn phí về người phiên dịch nếu anh ta không hiểu ngôn ngữ sử dụng tại phiên tòa. Quyền này sẽ không mất đi hay bị hạn chế ngay cả khi người bào chữa của người bị buộc tội hoàn toàn hiểu được ngôn ngữ sử dụng tại phiên tòa. Và như vậy, người bị buộc tội cũng không được quyền phàn nàn rằng tòa án đã sử dụng ngôn ngữ bản xứ trong việc xét xử, bởi anh ta đã được trang bị có người phiên dịch.
Tóm lại: Nghiên cứu Công ước Châu Âu về quyền con người trong việc đảm bảo quyền của người bị buộc tội chúng ta có thể thấy rằng Công ước này có nhiều điểm tiến bộ (so với một số các văn bản của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc như Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền ra đời năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm1966) ở chỗ việc quy định về bảo đảm quyền của người bị buộc tội được ghi nhận rất chi tiết và cụ thể.
Các nước thành viên đều ghi nhận Công ước là một phần của pháp luật quốc gia. Trên cơ sở đó, việc áp dụng pháp luật quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền con người nói chung hay quyền của người bị buộc tội nói riêng đều trên cơ sở tôn trọng tinh thần của Công ước. Nếu trong trường hợp việc áp dụng pháp luật quốc gia xâm phạm đến quyền lợi của người bị buộc tội thì họ có quyền yêu cầu lên Toà án nhân quyền Châu Âu để được xem xét. Việc xem xét này là sự đối chiếu các phán quyết của Tòa án quốc gia có vi phạm Điều 6 của Công ước hay không.
Sẽ là khập khiễng khi so sánh các quy định của BLTTHS năm 2015 của nước ta với Công ước Châu Âu trong việc bảo đảm quyền của người bị buộc tội. Bởi vì ở mỗi văn bản đều tồn tại những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu và tìm hiểu, có thể thấy rằng giữa Công ước Châu Âu về quyền con người và BLTTHS năm 2015 có những điểm tương đồng rõ rệt. Đó là việc bảo đảm quyền lợi của người bị buộc tội được ghi nhận thông qua các nguyên tắc mang tính định hướng, nền tảng trong quá trình áp dụng thủ tục tố tụng (Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 9); Nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13), Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội (Điều16); Nguyên tắc xét xử công bằng, công khai (Điều 25); …). Các quy định cụ thể về các quyền của người bị buộc tội ở các giai đoạn tố tụng. Sự tương đồng này cho thấy các quy định của BLTTHS năm 2015 ngày càng thể hiện sự hội nhập với những tiến bộ của thế giới trong việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của người bị buộc tội nói riêng.
Phạm Thị Hồng Đào
[2] Điểm lại 09 vụ án oan sai "
thấu trời xanh" trong lịch sử tư pháp Việt Nam.
1. Sau 11 năm điều tra, ông Hàn Đức Long, người bị tuyên án tử hình 4 lần đã được tự do theo quyết định đình chỉ điều tra của VKSND tỉnh Bắc Giang. Từ đơn tố giác từng hiếp dâm hai mẹ con mình, đồng thời tố giác ông Long chính là hung thủ hiếp dâm cháu Yến, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang bắt giam Hàn Đức Long để điều tra. Đây là một vụ án có nhiều sai sót về tố tụng và không có chứng cứ để chứng minh tội phạm mà vẫn liên tục 4 lần tuyên tử hình là điều không thể chấp nhận được!
2. Vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn (Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang) bị tù oan được dư luận đặc biệt quan tâm. Cụ thể, tối ngày 15/8/2003, Lý Nguyễn Chung (Lạng Sơn) đến quán chị Nguyễn Thị Hoan mua dầu gội đầu. Nhìn thấy tiền trong tủ kính, Chung dùng dao bấm, vỏ chai bia sát hại chị Hoan một cách dã man rồi lấy 59.000 đồng và hai chiếc nhẫn bằng vàng. Gây án xong, Chung trốn vào Đắk Lắk. Tuy nhiên, công an Bắc Giang lại cáo buộc ông Nguyễn Thanh Chấn là thủ phạm. Ngày 27/7/2004, trong bản án phúc thẩm, ông Chấn bị tuyên y án sơ thẩm với tội danh Giết người với mức án tù chung thân, buộc bồi thường cho gia đình bị hại 20 triệu đồng chi phí mai táng, tổn thất tinh thần. Sau 10 năm bị bắt, ngày 25/10/2013, Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú, ông Chấn được công nhận vô tội, hủy bỏ thân phận của người mang tội giết người.
3. Vụ Huỳnh Văn Nén, sau hơn 17 năm bị tù oan về tội giết người và cướp tài sản, “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén trú tại thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận chính thức được minh oan. Đây được xem là vụ án oan, sai lớn nhất trong lịch sử tư pháp Việt Nam, nghiêm trọng hơn vụ án Nguyễn Thanh Chấn bởi có đến 9 người trong một gia đình rơi vào vòng lao lý. Tối 23/4/1998, bà Lê Thị Bông ở xã Tân Minh, nay là thị trấn Tân Minh (Hàm Tân, Bình Thuận) bất ngờ bị sát hại. Ngày 17/5/1998, Công an tỉnh Bình Thuận bắt ông Huỳnh Văn Nén (53 tuổi, ngụ thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân) để điều tra vụ án. Ngày 31/8/2000, ông Nén bị TAND tỉnh Bình Thuận xử phạt tù Chung thân về các tội Giết người, Cướp tài sản của công dân và Cố ý hủy hoại tài sản của công dân. Trong thời gian này, phạm nhân Nguyễn Phúc Thành đang cải tạo tại trại giam Sông Cái, Ninh Thuận, đã làm đơn tố giác hai người bạn của mình (ngụ cùng địa phương, nghiện ma túy và thường xuyên trộm cắp tài sản) chính là hung thủ giết bà Bông. Từ đó, người cha già của ông Nén ròng rã kêu oan cho con. Ngoài ra, trong thời gian bị điều tra với cáo buộc là hung thủ giết bà Bông, Nén còn được xác định là có liên quan đến vụ án bà Dương Thị Mỹ bị giết đêm 18/3/1993, nổi tiếng với tên gọi “vụ án vườn điều”. Ngày 28/11/2015 Công an tỉnh Bình Thuận đã trao quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông, chấm dứt 17 năm 5 tháng ngồi tù oan.
4. Hồ Duy Hải và kỳ án Bưu điện Cầu Voi. Sáng 14/1/2008, người dân đã phát hiện hai nữ nhân viên Bưu Điện Cầu Voi (nằm trên mặt tiền Quốc Lộ 1 A, địa phận huyện Thủ Thừa, Long An) bị cắt cổ chết ngay tại cơ sở bưu điện này. Hơn hai tháng sau, Hồ Duy Hải bị công an triệu tập lấy lời khai trong vụ án cá độ bóng đá và đánh đề. Chỉ hai ngày sau, Hải khai nhận giết hai cô gái và bị bắt tạm giam ngày 31/3/2008 tới nay. Tuy nhiên, điều “kỳ lạ” nhất trong vụ án này là việc kết tội, qui kết hung thủ dùng 3 loại hung khí là dao, thớt và ghế giết người, để lại hàng loạt dấu vết, máu me … nhưng tại hiện trường khi cơ quan điều tra khám nghiệm lại không phát hiện bất kỳ vật nào có dấu vết phạm tội.
5. Ngày 21.6.2011, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Buôn Ma Thuột ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Đinh Quang Điền về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngày 15.10.2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắc Lắc đã có kết luận điều tra, khẳng định hành vi của ông Điền không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ án được đình chỉ điều tra. Đầu năm 2013, sau 240 ngày ngồi tù oan, VKSND TP Buôn Ma Thuột xin lỗi công khai giám đốc này.
6. Cuối năm 1997, một vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Nạn nhân Nguyễn Thị Kim Hồng (13 tuổi) đi ra ruộng đã bị hiếp, giết và cướp đôi bông tai. Cùng ngày, có người cho biết khoảng 6h thấy Bùi Minh Hải (43 tuổi, ở xã Long Tân, nhân viên bảo vệ) đến tìm chiếc đồng hồ bị mất tại khu vực hiện trường. Một số thông tin cho thấy Bùi Minh Hải còn có những "triệu chứng bất ổn" như chưa đến tết đã đưa tiền lì xì... Hải bị cơ quan điều tra bắt ngay sau đó. Bùi Minh Hải kêu oan, nhưng cơ quan điều tra cho rằng có cơ sở xác định Hải là hung thủ gây án. Tháng 7/1998, Viện KSND tỉnh Đồng Nai có cáo trạng truy tố Bùi Minh Hải tội danh giết người, hiếp dâm và cướp tài sản. Bốn tháng sau, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên xét xử sơ thẩm. Đại diện VKS đề nghị mức án tử hình, nhưng HĐXX chỉ phạt Hải tù chung thân. Tháng 2/1999, khi TAND Tối cao tại TPHCM chưa kịp đưa vụ án của Hải ra xét phúc thẩm thì xảy ra vụ án giết, hiếp một học sinh khác. Và từ dấu vết của vụ án này, tòa án đã tìm ra được hung thủ thật sự.
7. Đêm 6/7/2013 anh Lý Văn Dũng (ở xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, Sóc Trăng) bị sát hại. Ngày 21/7/2013, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với 7 bị can gồm: Nguyễn Thị Bé Diễm, Trần Hol, Trần Cua, Thạch Mươl, Khâu Sóc, Thạch Sô Phách và Trần Văn Đỡ về tội “giết người” và “không tố giác tội phạm”. Trong suốt quá trình điều tra, 7 thanh niên trên đã bị một số điều tra viên dùng nhục hình, ép cung, do quá đau đớn mà phải nhận tội “giết người”. Tuy nhiên, khi vụ án sắp đưa ra tòa xét xử, bất ngờ Lê Thị Mỹ Duyên và Phạm Thị Kim Xuyến (ở TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) đã đến cơ quan công an đầu thú và khai nhận hành vi giết anh Lý Văn Dũng để cướp tài sản. Sau khi xác minh điều tra hành vi phạm tội của Duyên và Xuyến, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Sóc Trăng đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt giam Duyên và Xuyến. Đồng thời, ngày 25/1/2014, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Sóc Trăng ra quyết định đình chỉ điều tra với 7 bị can bị bắt trước đó.
8. Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình đã có văn bản số 01/2015QĐ-PT quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự liên quan đến vụ án oan đối với ông Lương Ngọc Phi (68 tuổi, trú tại 463, đường Lý Thái Tổ, tổ 16, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, Giám đốc Công ty khai thác chế biến nông hải sản xuất khẩu Hòa Bình) bị khởi tố bị về hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN, trốn thuế vào tháng 4/1998. Lý do tòa đình chỉ xét xử vì cả hai bên nguyên đơn lẫn bị đơn đã rút toàn bộ kháng cáo. Việc đình chỉ này cũng đồng nghĩa bản án sơ thẩm của TAND thành phố Thái Bình xét xử vụ kiện vào tháng 8/2015 sẽ có hiệu lực pháp luật. Sau khi phiên tòa phúc thẩm bị đình chỉ xét xử, bản án sơ thẩm tuyên buộc ông Lương Ngọc Phi được bồi thường oan sai gần 23 tỷ đồng có hiệu lực pháp luật. Đây được coi là số tiền bồi thường oan sai lớn nhất từ trước đến nay.
9. Ngày 19/5/1979, Trưởng Công an xã Tân Điền bị giết. Lúc này ông Trần Văn Chiến (SN 1960, ở ấp Nam, Tân Điền, Gò Công Đông, Tiền Giang) đang ở cùng với những người thân của mình. Nghe tiếng kêu thất thanh, ông chạy ra ngoài thì thấy Trần Văn U chạy qua nói: “Tao vừa giết thằng Sên!” rồi chạy đi mất. Gia đình bị hại báo Công an huyện, ngày 21/5/1979 ông Trần Văn Chiến bị bắt tạm giam với tội danh giết người. Ngày 20/3/1980, TAND tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa này, ông Trần Văn Chiến không nhận tội và khẳng định hung thủ thật sự là Trần Văn U. Do thời gian chấp hành hình phạt tù ông Chiến cải tạo tốt nên được thả tự do ngày 21/8/1995 sau hơn 16 năm ngồi tù oan. Năm 1997, Trần Văn U - kẻ sát hại công an xã của gần 20 năm trước mới xuất hiện và bị bắt.Ngày 5/7/2001, TAND tỉnh Tiền Giang tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án giết người với bị cáo Trần Văn U. Tại tòa, Trần Văn U khai chỉ một mình thực hiện vụ án mà không liên quan gì đến ông Trần Văn Chiến nên tòa tuyên ông Chiến không phạm tội giết người.
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Diem-danh-nhung-vu-an-oan-gay-chan-dong-du-luan-Viet-Nam/2147625521/218/
[3] http://www.luatsuhoasen.vn/Default.aspx?tabid=108&forumid=1&postid=72&scope=posts#_ftn1
[4] Xem bản án số A.29 ngày 28/11/1978 và A.168 ngày 9/12/1989 của Toà án nhân quyền Châu Âu.http.www.echr.coe.int