30/03/2017
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2010,vướng mắc, bất cập và kiến nghịLuật Thi hành án hình sự (Luật THAHS) năm 2010, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2011, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, thống nhất và điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án hình sự, trong đó, có quy định về hoãn chấp hành án phạt tù; chấp hành án treo. Qua hơn 05 năm thi hành Luật THAHS năm 2010, công tác thi hành án hình sự đã đi vào nền nếp, thống nhất, phát huy được hiệu quả trong thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc, bất cập cần sớm được hoàn thiện hoặc hướng dẫn cụ thể hơn nhằm nâng cao hiệu quả công tác này, góp phần bảo vệ tốt hơn các quyền con người trong thi hành án hình sự. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến những vướng mắc đối với hoãn chấp hành hình phạt tù đối với bị án đang tại ngoại; quy định về chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ và đề xuất kiến nghị.Thứ nhất, việc áp dụng quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù tại Điều 24 Luật Thi hành án hình sự
Tại khoản 4 Điều 24 Luật THAHS năm 2010, quy định:“ Trong thời gian được hoãn chấp hành án mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để đề nghị Chánh án Toà án đã ra quyết định hoãn hủy bỏ quyết định đó. Ngay sau khi có quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án để thi hành án. Trường hợp người được hoãn chấp hành án bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.” . Đây được xem là một trong những căn cứ đề nghị Chánh án Toà án đã ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù để ra quyết định hủy bỏ quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. Tuy nhiên, để kết luận thế nào là vi phạm pháp luật ở mức độ “nghiêm trọng” thì lại chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn, do vậy, trong thực tế áp dụng chưa có sự thống nhất về nhận thức. Chẳng hạn, trường hợp vi phạm hành chính do lỗi cố ý từ hai lần trở lên hoặc thực hiện hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì coi là vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Thực tế có trường hợp người được hoãn chấp hành hình phạt tù, trong thời gian đó họ thực hiện hành vi phạm tội thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và bị hại không có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 105 BLTTHS năm 2003, trường hợp này, có coi người được hoãn chấp hành án phạt tù đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng không?.
Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 24 quy định:
“2. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội có nhiệm vụ quản lý người được hoãn chấp hành án. Người được hoãn chấp hành án không được đi khỏi nơi cư trú, nếu không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội đang quản lý người đó.
3. Cơ quan, đơn vị quân đội quy định tại khoản 2 Điều này 03 tháng một lần phải báo cáo việc quản lý người được hoãn chấp hành án với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án”.
Nghiên cứu quy định vừa trích dẫn, cho thấy Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý đối tượng hoãn thi hành án phạt tù. Tuy nhiên, Điều 24 Luật THAHS năm 2010, chưa có quy định việc giải quyết trường hợp người được hoãn chấp hành hình phạt tù chuyển nơi cư trú. Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013); điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 của Bộ Công an, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú. Mà theo đó, đối tượng được hoãn thi hành án phạt tù thuộc trường hợp tạm thời chưa giải quyết thay đổi nơi cư trú, trừ trường hợp có sự đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản của cơ quan đã áp dụng biện pháp đó. Như vậy, đối tượng hoãn thi hành án vẫn có quyền chuyển nơi cư trú, nhất là trong những trường hợp khách quan phải chuyển, như thực hiện chủ trương di dân để nhường đất cho Nhà nước thực hiện các dự án quốc gia; xây dựng công trình thủy điện; tránh thiên tai; thảm họa môi trường; …Khi đối tượng chuyển cư trú ra ngoài địa bàn từ phạm vi huyện thì việc nắm tình hình chấp hành quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù của cơ quan Thi hành án hình sự đối với Ủy ban nhân dân cấp xã của huyện khác và ngược lại, Ủy ban nhân dân xã đó có trách nhiệm phải báo cáo tình hình người được hoãn cho cơ quan Thi hành án nơi đối tượng chuyển đi hay không ? Đây còn là “khoản trống” pháp luật chưa có hướng dẫn và quy định cụ thể.
Thứ hai, về vấn đề bảo đảm căn cứ xác định thời điểm bắt đầu tính thời hạn của hình phạt cải tạo không giam giữ.
Cải tạo không giam giữ là một hình phạt được quy định tại Điều 31 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 36[1] BLHS năm 2015. Tuy nhiên, trong cả hai điều luật này đều không có quy định thời điểm bắt đầu tính thời hạn của hình phạt này, dẫn đến Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị tương đương vẫn còn nhiều lúng túng trong việc tính thời hạn của hình phạt này. Tại khoản 2 Điều 73 Luật THAHS năm 2010: “Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày triệu tập người chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải giao hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục.”. Theo tác giả, đề xuất thống nhất hướng dẫn tính thời hạn hình phạt cải tạo không giam giữ kể từ thời điểm Uỷ ban nhân dân xã nhận bàn giao hồ sơ thi hành án hình sự, là phù hợp với thực tiễn và quy định tại Mục 3 Chương V Luật THAHS năm 2010, vì: đó chính là thời điểm phát sinh trách nhiệm thi hành của cơ quan có thẩm quyền thi hành, đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chấp hành cũng như không mất đi các quyền luật định khác đối với bị án. Và nếu bị án không có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan Thi hành án hình sự thì đương nhiên hồ sơ không thể chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp xã, thời gian chấp hành án chưa được tính. Việc này sẽ khắc phục được bất cập trong trường hợp sau xét xử, bị án bỏ địa phương đi nơi khác làm ăn dẫn đến không thi hành được bản án trên thực tế.
Thứ ba, về thi hành quyết định thi hành án treo
Điều 62 Luật THAHS năm 2010, quy định:
“1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo là người chưa thành niên đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người được hưởng án treo phải có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc và cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản án đã có hiệu lực pháp luật;
b) Quyết định thi hành án treo;
c) Cam kết của người được hưởng án treo. Đối với người được hưởng án treo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bản cam kết của người đó phải có sự xác nhận của người đại diện hợp pháp;
d) Tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải giao hồ sơ thi hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.
3. Trước khi hết thời gian thử thách 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để xem xét và cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách. Giấy chứng nhận phải gửi cho người được hưởng án treo, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.”
Từ quy định tại khoản 1 của Điều luật vừa trích dẫn: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có nhiệm vụ triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo là người chưa thành niên đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người được hưởng án treo phải có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng quy định này luôn gặp nhiều vướng mắc, trở ngại trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Dưới đây là một trong rất nhiều trường hợp xảy ra trong thực tế, tác giả xin được nêu lên để minh chứng: Trần Long H. ở xã T, huyện G, bị TAND thị xã B xử phạt 06 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 12 tháng về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 BLHS. Do bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị. Ngày 20/6/2016 Chánh án TAND thị xã B ra Quyết định thi hành án. Ngày 19/7/2016, Cơ quan THAHS Công an huyện G triệu tập bị án H. để làm thủ tục thi hành án nhưng không thấy H. đến. Cơ quan THAHS Công an huyện G. tiến hành xác minh thì được biết H. theo “tàu đánh cá làm ăn ngoài biển”. Trường hợp khác, ngày 10/10/2015 Nguyễn Văn Q. bị TAND huyện C xử phạt 12 tháng tù, cho hưởng án treo thời gian thử thách 24 tháng về tội: “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo khoản 1 Điều 202 BLHS. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Tòa án đã ra quyết định thi hành án đối với Q. và chuyển quyết định kèm theo bản án đến Cơ quan thi hành án hình sự- Công an huyện để thi hành. Cơ quan thi hành án tiếp nhận hồ sơ, đồng thời triệu tập B đến trụ sở Cơ quan thi hành án hình sự để ấn định thời gian B phải có mặt tại Ủy ban nhân dân xã (nơi Q. đang cư tú), cam kết việc chấp hành án. Tuy nhiên, triệu tập nhiều lần nhưng Q. đều không đến cơ quan thi hành án để làm việc, tiến hành xác minh tại địa phương nơi Q.. cư trú, được gia đình cho biết, hiện Q. cùng nhóm bạn bè vào miền Nam làm thuê tại Bình Dương, Đồng Nai. Chính vì không có mặt ở địa phương, không đến để làm việc theo giấy triệu tập nên Cơ quan thi hành án hình sự công an huyện không ấn định được thời gian người phải thi hành án treo đến Ủy ban nhân dân xã, cam kết việc chấp hành án và đương nhiên hồ sơ thi hành án treo của H. và Q. không được bàn giao cho Ủy ban nhân dân xã để tổ chức thi hành.
Thực tế, không ít trường hợp người phải thi hành án treo, cải tạo không giam giữ đi khỏi địa phương nơi cư trú, điều này gây khó khăn rất lớn đối với công tác quản lý, giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Nhiều hồ sơ án treo, cải tạo không giam giữ Cơ quan thi hành án hình sự không bàn giao được cho UBND cấp xã để thi hành, lý do Cơ quan thi hành án hình sự không triệu tập được người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ. Bên cạnh đó đối với một số hồ sơ đã được bàn giao cho UBND cấp xã nhưng người được hưởng án treo thực tế cũng không thi hành, bỏ đi làm ăn xa,.... Tình trạng này không những ảnh hưởng đến công tác lập hồ sơ, quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ của các cơ quan được giao nhiệm vụ là Cơ quan thi hành án hình sự- Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã mà thực tiễn trên còn cho thấy bản án của Tòa án không được người phải thi hành án tuân thủ nghiêm minh và chấp hành theo đúng quy định.
Người phải chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ không được quản lý, giám sát giáo dục vẫn “nhởn nhơ” ngoài xã hội, coi thường pháp luật, từ đó, mục đích, ý nghĩa của biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện (án treo); hình phạt cải tạo không giam giữ mà BLHS quy định không đạt được. Bên cạnh đó, việc xác định bị án đã thi hành án xong phần hình phạt hay chưa cũng không rõ ràng, bởi, nếu hết thời gian chấp hành án treo và thời gian thử thách thì người đó có được coi là đã được xóa án tích hay không? Thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng trên cả nước cũng chưa đưa ra truy tố xét xử trường hợp nào đối với người đã có hành vi không chấp hành án treo hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ, mà Tòa án đã tuyên!. Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành, người chấp hành nghiêm chỉnh bản án của Tòa án về hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ đều được cấp giấy chứng nhận hết thời gian thử thách, chấp hành xong hình phạt. Suy cho cùng, người không chấp hành bản án, bỏ trốn khỏi địa phương có hậu quả pháp lý là như nhau, vì sau khi hết thời gian thử thách 01 năm của án treo hoặc cải tạo không giam giữ đều được coi là đã xóa án tích, mà không căn cứ vào việc người đó có thực sự chấp hành bản án của Tòa án đã tuyên hay không?
Để tháo gỡ những vướng mắc, bất cập này trong thực tiễn thiết nghĩ cần sửa đổi, bổ sung:
+ Luật THAHS hiện hành, theo hướng quy định bổ sung thêm thẩm quyền của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện có quyền ra lệnh áp giải thi hành án đối với những người phải chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ bỏ trốn hoặc cố tình trốn tránh không đến cơ quan thi hành án làm việc theo giấy triệu tập; bổ sung thêm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho Cơ quan thi hành án cấp huyện và Công an cấp xã khi những người này cố tình không đến Cơ quan thi hành án để làm việc theo giấy triệu tập;
+ Sửa đổi quy định về thời hiệu thi hành bản án theo quy định tại khoản 5 Điều 60 BLHS năm 2015 theo hướng rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn, đối với những trường hợp không chấp hành bản án được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ do trốn tránh (bỏ địa phương đi nơi khác) mà trên thực tế các cơ quan chức năng cũng không ra lệnh truy nã, thì không được áp dụng thời hiệu thi hành bản án.
Thứ tư, quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 63 Luật THSHS hiện hành
Một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 63 Luật THAHS năm 2010: “Giải quyết cho người được hưởng án treo được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú”. Đối với nhiều bị án có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên để giúp đỡ gia đình, cải thiện cuộc sống họ phải đi làm thuê ở nơi khác, thậm chí rất xa. Vì vậy, trong thời gian chấp hành án họ không có mặt ở địa phương, nên nhiều nghĩa vụ của người chấp hành án không được thực hiện như: không có bản tự nhận xét của cá nhân họ (3 tháng 1 lần) để lưu vào hồ sơ; họ không thể có mặt khi UBND cấp xã yêu cầu...Trên thực tế việc quản lý, giám sát, giáo dục của UBND cấp xã đối với những trường hợp này chỉ trên giấy tờ, ngay cả trường hợp Luật thi hành án hình sự có quy định nếu người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó cũng không thể thực hiện được. Bởi vì, có những trường hợp địa điểm mà các bị án đi làm thuê không cố định, thường xuyên di chuyển...vì thế nên lưu trú không rõ ràng nên việc thực hiện quy định trên là rất khó.
Một bất cập khác, tại điều Điều 67 Luật THAHS hiện hành, quy định: “Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 64 của Luật này và đã bị nhắc nhở từ hai lần trở lên mà tiếp tục vi phạm nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục phải phối hợp với cơ quan, tổ chức, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cơ sở tổ chức họp tại cộng đồng dân cư nơi người được hưởng án treo cư trú, làm việc để kiểm điểm người đó; trường hợp người được hưởng án treo đang làm việc tại đơn vị quân đội thì việc kiểm điểm được thực hiện tại đơn vị quân đội nơi người đó làm việc. Việc kiểm điểm phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ thi hành án treo và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu”. Quy định này trong thực tiễn áp dụng cũng gặp vướng mắc, đó là, không ít trường hợp người được hưởng án treo không chịu tu dưỡng, rèn luyện vẫn còn có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian thử thách như: trộm cắp vặt, đánh bạc, sử dụng ma túy...nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc vi phạm diễn ra nhiều lần nhưng hệ quả pháp lý chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở và nếu từ hai lần nhắc nhở trở lên thì thực hiện việc kiểm điểm đối với những người đó thì không hợp lý, cần có một chế tài mạnh hơn để giải quyết vấn đề này.
Thứ năm, quy định hoãn thi hành án phạt tù
Theo quy định tại khoản 1[2] Điều 61 BLHS và Mục 7 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt thì căn cứ được hoãn gồm các trường hợp sau:
a) Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khoẻ được hồi phục:
Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT- BCA-BQP-BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 18/5/2006 của Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Y tế - Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng và Nghị quyết số 01/2007 ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt . Mà theo đó, việc hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người bị phạt tù bị bệnh nặng, theo Điều 61, Điều 62 BLHS “… phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên…”.
b) Là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn đến khi con đủ 36 tháng tuổi: Căn cứ vào Kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên về việc người bị kết án là phụ nữ đang có thai hoặc bản sao giấy khai sinh, giấy chứng sinh và xác nhận của chính quyền địa phương nơi họ thường trú về việc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi mà không cần phân biệt người con đó là con đẻ hay con nuôi và nếu họ bị xử phạt tù lần đầu.
Trong trường hợp phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ hơn dưới 36 tháng tuổi đang được hoãn chấp hành hình phạt tù mà lại có thai hoặc phải tiếp tục nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì Toà án vẫn cho hoãn tiếp đến khi con đủ 36 tháng tuổi, dẫn đến trường hợp này có thể cho hoãn nhiều lần.
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng: Trên cơ sở xác nhận của chính quyền địa phương nơi người bị kết án thường trú về việc họ là lao động chính duy nhất trong gia đình, nếu họ đi chấp hành hình phạt tù thì gia đình gặp khó khăn đặc biệt với điều kiện người đó không bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn hoãn là một năm.
d) Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm: Là trường hợp người phải thi hành án bị kết án về tội ít nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt của tội ấy từ 3 năm tù trở xuống) mà được cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc hoặc chính quyền nơi người đó thường trú xác nhận cần tới sự có mặt của họ vì nhu cầu công vụ mà không có người thay thế.
Trường hợp người lao động duy nhất trong gia đình hoặc do nhu cầu công vụ có thể được hoãn một lần hoặc nhiều lần nhưng tổng thời gian hoãn không quá một năm. Do đó, nếu đã hoãn một lần hoặc nhiều lần mà thời gian hoãn đã được một năm thì người bị kết án không được xét hoãn nữa nếu họ xin hoãn hoặc đề nghị hoãn của cơ quan, chính quyền vẫn vì lý do công vụ hoặc vì lý do là người lao động duy nhất trong gia đình.
đ) Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người phải thi hành án có đơn xin hoãn thì Toà án phải xem xét rất chặt chẽ giữa thực tế với pháp luật nhằm bảo đảm nguyên tắc có lợi cho người phải thi hành án.
Như vậy, hồ sơ xin hoãn chấp hành hình phạt tù bắt buộc phải có một trong các tài liệu chứng minh lý do xin hoãn nêu trên và là căn cứ để Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án phạt tù xem xét quyết định việc hoãn chấp hành án:
-Trường hợp không chấp nhận thì Chánh án Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị hoãn biết, trong đó phải nêu rõ lý do về việc không chấp nhận đề nghị hoãn.
-Trường hợp chấp nhận thì Chánh án ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù và gửi quyết định này cho người được hoãn, Viện kiểm sát, cơ quan Công an cùng cấp (hoặc cơ quan thi hành án của Quân đội cùng cấp); chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người được hoãn chấp hành hình phạt tù đang cư trú hoặc làm việc để quản lý theo quy định tại Điều 263 BLTTHS năm 2003 và hướng dẫn tại Mục 3, Phần III Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cáo, hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ năm “Thi hành bản án và quyết định của Tòa án” của Bộ luật Tố tụng hình sự. Mà theo đó, nếu Viện kiểm sát cùng cấp thấy văn bản thông báo không có lý do xác đáng hoặc quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù không có căn cứ pháp luật thì kháng nghị; Chánh án Tòa án phải xem xét giải quyết, nếu kháng nghị có căn cứ thì huỷ bỏ thông báo hoặc quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù và thay thế bằng quyết định mới đúng quy định của pháp luật.
*Những vướng mắc, bất cập trong việc hoãn chấp hành hình phạt tù
+Một là, với những trường hợp được hoãn chấp hành hình phạt tù do bị “bệnh nặng” căn cứ vào “kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên” và xác định “có thai” của “bệnh viện từ cấp huyện trở lên” nhưng chưa có văn bản quy định rõ kết luận của bệnh viện được hiểu như thế nào: Đó là nội dung kết luận của bác sỹ điều trị ghi trong bệnh án, kết quả siêu âm hay là một văn bản kết luận riêng của người có thẩm quyền trong bệnh viện? Thực tế, bệnh viện không ra văn bản kết luận riêng mà chỉ cung cấp bệnh án của bệnh nhân có thể hiện kết quả điều trị hoặc phiếu siêu âm thai nhi.
+Hai là, với các trường hợp được hoãn do bị bệnh nặng, nhưng chưa có quy định về việc kiểm tra sức khỏe của người được hoãn trong thời gian hoãn để xác định tình trạng sức khỏe họ đã hồi phục như thế nào? Không có quy định cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm hoặc thẩm quyền yêu cầu người được hoãn đi kiểm tra sức khỏe và xác định họ đã hồi phục sức khoẻ để tiếp tục đưa đi chấp hành án. Vì thế không có căn cứ xác định lý do hoãn chấp hành hình phạt tù đã hết, dẫn đến tình trạng hoãn kéo dài. Thực tế hiện nay người được hoãn thường chủ động tự nguyện đi chấp hành án mà không cần có kết luận của cơ quan y tế về sức khỏe hoặc yêu cầu của các cơ quan về thi hành án phạt tù.
+Ba là, trường hợp bị án là người lao động chính duy nhất trong gia đình, đã được hoãn một lần hoặc nhiều lần nhưng tổng thời gian hoãn đã quá một năm nhưng bị án có con duy nhất đã thành niên bị tâm thần, gia đình không có người thân thích (Bố mẹ, chồng, con, anh chị em ruột) để giao nuôi dưỡng, chăm sóc nên phải tiếp tục hoãn kéo dài nhiều lần. Hiện tại chưa có quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan, tổ chức thực hiện thủ tục, hồ sơ để giao con bị tâm thần (đã thành niên) của bị án cho gia đình, các Trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc để bị án yên tâm đi chấp hành án.
*Từ những vướng mắc đó, tác giả đề xuất
Để bảo đảm các quy định của pháp luật thực hiện được một cách thống nhất, rõ ràng, tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn, đề nghị liên ngành trung ương nghiên cứu giải thích, sớm có hướng dẫn cụ thể cho phù hợp theo hướng sau:
Một là: Căn cứ xác định tình trạng “bệnh nặng” đối với người được hoãn chấp hành hình phạt tù của bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên và xác định “có thai” của bệnh viện từ cấp huyện trở lên phải bằng văn bản kết luận riêng. Như vậy mới thể hiện tính có căn cứ, xác thực cũng như trách nhiệm của cơ quan y tế đối với kết luận của mình trước pháp luật chứ không phải của bác sỹ điều trị hoặc phiếu siêu âm thai nhi.
Hai là: Để tránh thời hạn tạm hoãn kéo dài không có giới hạn, cần quy định người được hoãn CHHPT do bị bệnh nặng phải đi khám tại bệnh viện cấp tỉnh trở lên theo định kỳ như: 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần để kiểm tra, xác định lại tình trạng sức khoẻ, làm căn cứ chấm dứt việc hoãn chấp hành hình phạt tù. Trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và báo cáo thuộc về cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi người được hoãn cư trú, làm việc.
Ba là: Khi đã hết thời hạn hoãn theo quy định, Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù phải làm thủ tục giao con đã thành niên (bị tàn tật hoặc tâm thần) của người được hoãn cho người thân thích trong gia đình họ hoặc Trung tâm bảo trợ xã hội để bị án đi chấp hành án.
Bốn là: Đối với những trường hợp đã được hoãn nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm theo quy định thì có thể được xem xét miễn chấp hành toàn bộ hoặc miễn chấp hành phần còn lại của hình phạt tù (nếu trước khi được tại ngoại, họ đã bị tạm giữ, tạm giam và thời gian đó được khấu trừ vào thời hạn tù và phải đáp ứng được điều kiện "đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt tù" theo quy định tại Điều 57 BLHS và vận dụng theo hướng dẫn tại tiểu mục b mục 2 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC với điều kiện trong nhiều năm được hoãn đó họ thực hiện tốt các quy định của cơ quan theo dõi, giám sát, không vi phạm pháp luật, có nhiều thành tích trong công tác và các hoạt động xã hội hoặc lập công được khen thưởng, không còn nguy hiểm cho xã hội… tương tự như quy định đối với người bị kết án phạt tù nhưng được hưởng được hưởng án treo hoặc đặc xá trong trường hợp đặc biệt.
Kiến nghị
Vấn đề đang được quan tâm và cần nghiên cứu, đó là xây dựng cơ chế “tạm tha” có điều kiện trong thi hành án phạt tù. Tạm tha thường được xếp với một số chính sách cùng loại như: đại xá, đặc xá, tạm tha, miễn, giảm thời hạn chấp hành án, giam giữ tại nhà, kết hợp giam giữ và điều trị, cải huấn tại cộng đồng…Theo tác giả, việc nghiên cứu để xây dựng cơ sở pháp lý về tạm tha trong hệ thống pháp luật thi hành án phạt tù ở nước ta là cần thiết, bởi những lý do sau đây[3]:
Một là, đây là một biện pháp phù hợp với bản chất nhân đạo và chính sách khoan hồng của xã hội, Nhà nước, Đảng ta; đồng thời, góp phần hiện thực hóa tư tưởng của Hiến pháp mới năm 2013 về đề cao, tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. Rõ ràng là nếu tạm tha được triển khai thì nhiều khía cạnh của quyền con người sẽ được bảo đảm hơn như ăn, mặc, ở, đi lại…;
Hai là, tạm tha là một biện pháp hình sự mới, việc bổ sung vào luật sẽ không gây chồng chéo, làm ảnh hưởng quá nhiều tới thực tế thực thi các biện pháp tương đồng trong thi hành án phạt tù hiện nay như đại xá, đặc xá, miễn, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù… Mặt khác, còn tăng tính đa dạng của các biện pháp, qua đó tăng sự linh động, chủ động trong việc lựa chọn các biện pháp cũng như bảo đảm tính phù hợp, hiệu quả.
Ba là, góp phần khắc phục được một số hạn chế, bất cập từ công tác đặc xá hiện nay như số lượng người được đặc xá nhiều và có xu hướng tăng, trong khi đó hậu quả pháp lý của đặc xá là “tha tù trước thời hạn” nên trong một số trường hợp, rất khó quản lý, kiểm soát và xử lý đối với những đối tượng sau khi đã được đặc xá.
Bốn là, phù hợp với thực tế công tác giáo dục, cải tạo và chủ trương xã hội hóa công tác hình sự cũng như giảm áp lực cho công tác quản lý và tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Năm là, sự kế thừa, phát triển quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, đồng thời phù hợp với xu thế của nhiều nước trên thế giới.
Phạm Thị Hồng Đào
[1] Điều 36. Cải tạo không giam giữ
1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.
4. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.
Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.
Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự.
[2] 1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm.
[3] Suy nghĩ về một đề tài xây dựng dự án Luật Tạm tha cho phạm nhân, (http://vksdongnai.gov.vn)
Luật Thi hành án hình sự (Luật THAHS) năm 2010, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2011, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, thống nhất và điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án hình sự, trong đó, có quy định về hoãn chấp hành án phạt tù; chấp hành án treo. Qua hơn 05 năm thi hành Luật THAHS năm 2010, công tác thi hành án hình sự đã đi vào nền nếp, thống nhất, phát huy được hiệu quả trong thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc, bất cập cần sớm được hoàn thiện hoặc hướng dẫn cụ thể hơn nhằm nâng cao hiệu quả công tác này, góp phần bảo vệ tốt hơn các quyền con người trong thi hành án hình sự. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến những vướng mắc đối với hoãn chấp hành hình phạt tù đối với bị án đang tại ngoại; quy định về chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ và đề xuất kiến nghị.
Thứ nhất, việc áp dụng quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù tại Điều 24 Luật Thi hành án hình sự
Tại khoản 4 Điều 24 Luật THAHS năm 2010, quy định:“ Trong thời gian được hoãn chấp hành án mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để đề nghị Chánh án Toà án đã ra quyết định hoãn hủy bỏ quyết định đó. Ngay sau khi có quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án để thi hành án. Trường hợp người được hoãn chấp hành án bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.” . Đây được xem là một trong những căn cứ đề nghị Chánh án Toà án đã ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù để ra quyết định hủy bỏ quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. Tuy nhiên, để kết luận thế nào là vi phạm pháp luật ở mức độ “nghiêm trọng” thì lại chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn, do vậy, trong thực tế áp dụng chưa có sự thống nhất về nhận thức. Chẳng hạn, trường hợp vi phạm hành chính do lỗi cố ý từ hai lần trở lên hoặc thực hiện hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì coi là vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Thực tế có trường hợp người được hoãn chấp hành hình phạt tù, trong thời gian đó họ thực hiện hành vi phạm tội thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và bị hại không có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 105 BLTTHS năm 2003, trường hợp này, có coi người được hoãn chấp hành án phạt tù đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng không?.
Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 24 quy định:
“2. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội có nhiệm vụ quản lý người được hoãn chấp hành án. Người được hoãn chấp hành án không được đi khỏi nơi cư trú, nếu không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội đang quản lý người đó.
3. Cơ quan, đơn vị quân đội quy định tại khoản 2 Điều này 03 tháng một lần phải báo cáo việc quản lý người được hoãn chấp hành án với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án”.
Nghiên cứu quy định vừa trích dẫn, cho thấy Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý đối tượng hoãn thi hành án phạt tù. Tuy nhiên, Điều 24 Luật THAHS năm 2010, chưa có quy định việc giải quyết trường hợp người được hoãn chấp hành hình phạt tù chuyển nơi cư trú. Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013); điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 của Bộ Công an, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú. Mà theo đó, đối tượng được hoãn thi hành án phạt tù thuộc trường hợp tạm thời chưa giải quyết thay đổi nơi cư trú, trừ trường hợp có sự đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản của cơ quan đã áp dụng biện pháp đó. Như vậy, đối tượng hoãn thi hành án vẫn có quyền chuyển nơi cư trú, nhất là trong những trường hợp khách quan phải chuyển, như thực hiện chủ trương di dân để nhường đất cho Nhà nước thực hiện các dự án quốc gia; xây dựng công trình thủy điện; tránh thiên tai; thảm họa môi trường; …Khi đối tượng chuyển cư trú ra ngoài địa bàn từ phạm vi huyện thì việc nắm tình hình chấp hành quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù của cơ quan Thi hành án hình sự đối với Ủy ban nhân dân cấp xã của huyện khác và ngược lại, Ủy ban nhân dân xã đó có trách nhiệm phải báo cáo tình hình người được hoãn cho cơ quan Thi hành án nơi đối tượng chuyển đi hay không ? Đây còn là “khoản trống” pháp luật chưa có hướng dẫn và quy định cụ thể.
Thứ hai, về vấn đề bảo đảm căn cứ xác định thời điểm bắt đầu tính thời hạn của hình phạt cải tạo không giam giữ.
Cải tạo không giam giữ là một hình phạt được quy định tại Điều 31 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Điều 36[1] BLHS năm 2015. Tuy nhiên, trong cả hai điều luật này đều không có quy định thời điểm bắt đầu tính thời hạn của hình phạt này, dẫn đến Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị tương đương vẫn còn nhiều lúng túng trong việc tính thời hạn của hình phạt này. Tại khoản 2 Điều 73 Luật THAHS năm 2010: “Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày triệu tập người chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải giao hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục.”. Theo tác giả, đề xuất thống nhất hướng dẫn tính thời hạn hình phạt cải tạo không giam giữ kể từ thời điểm Uỷ ban nhân dân xã nhận bàn giao hồ sơ thi hành án hình sự, là phù hợp với thực tiễn và quy định tại Mục 3 Chương V Luật THAHS năm 2010, vì: đó chính là thời điểm phát sinh trách nhiệm thi hành của cơ quan có thẩm quyền thi hành, đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chấp hành cũng như không mất đi các quyền luật định khác đối với bị án. Và nếu bị án không có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan Thi hành án hình sự thì đương nhiên hồ sơ không thể chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp xã, thời gian chấp hành án chưa được tính. Việc này sẽ khắc phục được bất cập trong trường hợp sau xét xử, bị án bỏ địa phương đi nơi khác làm ăn dẫn đến không thi hành được bản án trên thực tế.
Thứ ba, về thi hành quyết định thi hành án treo
Điều 62 Luật THAHS năm 2010, quy định:
“1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo là người chưa thành niên đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người được hưởng án treo phải có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc và cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản án đã có hiệu lực pháp luật;
b) Quyết định thi hành án treo;
c) Cam kết của người được hưởng án treo. Đối với người được hưởng án treo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bản cam kết của người đó phải có sự xác nhận của người đại diện hợp pháp;
d) Tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải giao hồ sơ thi hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.
3. Trước khi hết thời gian thử thách 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để xem xét và cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách. Giấy chứng nhận phải gửi cho người được hưởng án treo, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.”
Từ quy định tại khoản 1 của Điều luật vừa trích dẫn: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có nhiệm vụ triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo là người chưa thành niên đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người được hưởng án treo phải có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng quy định này luôn gặp nhiều vướng mắc, trở ngại trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Dưới đây là một trong rất nhiều trường hợp xảy ra trong thực tế, tác giả xin được nêu lên để minh chứng: Trần Long H. ở xã T, huyện G, bị TAND thị xã B xử phạt 06 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 12 tháng về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 BLHS. Do bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị. Ngày 20/6/2016 Chánh án TAND thị xã B ra Quyết định thi hành án. Ngày 19/7/2016, Cơ quan THAHS Công an huyện G triệu tập bị án H. để làm thủ tục thi hành án nhưng không thấy H. đến. Cơ quan THAHS Công an huyện G. tiến hành xác minh thì được biết H. theo “tàu đánh cá làm ăn ngoài biển”. Trường hợp khác, ngày 10/10/2015 Nguyễn Văn Q. bị TAND huyện C xử phạt 12 tháng tù, cho hưởng án treo thời gian thử thách 24 tháng về tội: “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo khoản 1 Điều 202 BLHS. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Tòa án đã ra quyết định thi hành án đối với Q. và chuyển quyết định kèm theo bản án đến Cơ quan thi hành án hình sự- Công an huyện để thi hành. Cơ quan thi hành án tiếp nhận hồ sơ, đồng thời triệu tập B đến trụ sở Cơ quan thi hành án hình sự để ấn định thời gian B phải có mặt tại Ủy ban nhân dân xã (nơi Q. đang cư tú), cam kết việc chấp hành án. Tuy nhiên, triệu tập nhiều lần nhưng Q. đều không đến cơ quan thi hành án để làm việc, tiến hành xác minh tại địa phương nơi Q.. cư trú, được gia đình cho biết, hiện Q. cùng nhóm bạn bè vào miền Nam làm thuê tại Bình Dương, Đồng Nai. Chính vì không có mặt ở địa phương, không đến để làm việc theo giấy triệu tập nên Cơ quan thi hành án hình sự công an huyện không ấn định được thời gian người phải thi hành án treo đến Ủy ban nhân dân xã, cam kết việc chấp hành án và đương nhiên hồ sơ thi hành án treo của H. và Q. không được bàn giao cho Ủy ban nhân dân xã để tổ chức thi hành.
Thực tế, không ít trường hợp người phải thi hành án treo, cải tạo không giam giữ đi khỏi địa phương nơi cư trú, điều này gây khó khăn rất lớn đối với công tác quản lý, giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Nhiều hồ sơ án treo, cải tạo không giam giữ Cơ quan thi hành án hình sự không bàn giao được cho UBND cấp xã để thi hành, lý do Cơ quan thi hành án hình sự không triệu tập được người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ. Bên cạnh đó đối với một số hồ sơ đã được bàn giao cho UBND cấp xã nhưng người được hưởng án treo thực tế cũng không thi hành, bỏ đi làm ăn xa,.... Tình trạng này không những ảnh hưởng đến công tác lập hồ sơ, quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ của các cơ quan được giao nhiệm vụ là Cơ quan thi hành án hình sự- Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã mà thực tiễn trên còn cho thấy bản án của Tòa án không được người phải thi hành án tuân thủ nghiêm minh và chấp hành theo đúng quy định.
Người phải chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ không được quản lý, giám sát giáo dục vẫn “nhởn nhơ” ngoài xã hội, coi thường pháp luật, từ đó, mục đích, ý nghĩa của biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện (án treo); hình phạt cải tạo không giam giữ mà BLHS quy định không đạt được. Bên cạnh đó, việc xác định bị án đã thi hành án xong phần hình phạt hay chưa cũng không rõ ràng, bởi, nếu hết thời gian chấp hành án treo và thời gian thử thách thì người đó có được coi là đã được xóa án tích hay không? Thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng trên cả nước cũng chưa đưa ra truy tố xét xử trường hợp nào đối với người đã có hành vi không chấp hành án treo hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ, mà Tòa án đã tuyên!. Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành, người chấp hành nghiêm chỉnh bản án của Tòa án về hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ đều được cấp giấy chứng nhận hết thời gian thử thách, chấp hành xong hình phạt. Suy cho cùng, người không chấp hành bản án, bỏ trốn khỏi địa phương có hậu quả pháp lý là như nhau, vì sau khi hết thời gian thử thách 01 năm của án treo hoặc cải tạo không giam giữ đều được coi là đã xóa án tích, mà không căn cứ vào việc người đó có thực sự chấp hành bản án của Tòa án đã tuyên hay không?
Để tháo gỡ những vướng mắc, bất cập này trong thực tiễn thiết nghĩ cần sửa đổi, bổ sung:
+ Luật THAHS hiện hành, theo hướng quy định bổ sung thêm thẩm quyền của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện có quyền ra lệnh áp giải thi hành án đối với những người phải chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ bỏ trốn hoặc cố tình trốn tránh không đến cơ quan thi hành án làm việc theo giấy triệu tập; bổ sung thêm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho Cơ quan thi hành án cấp huyện và Công an cấp xã khi những người này cố tình không đến Cơ quan thi hành án để làm việc theo giấy triệu tập;
+ Sửa đổi quy định về thời hiệu thi hành bản án theo quy định tại khoản 5 Điều 60 BLHS năm 2015 theo hướng rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn, đối với những trường hợp không chấp hành bản án được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ do trốn tránh (bỏ địa phương đi nơi khác) mà trên thực tế các cơ quan chức năng cũng không ra lệnh truy nã, thì không được áp dụng thời hiệu thi hành bản án.
Thứ tư, quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 63 Luật THSHS hiện hành
Một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 63 Luật THAHS năm 2010: “Giải quyết cho người được hưởng án treo được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú”. Đối với nhiều bị án có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên để giúp đỡ gia đình, cải thiện cuộc sống họ phải đi làm thuê ở nơi khác, thậm chí rất xa. Vì vậy, trong thời gian chấp hành án họ không có mặt ở địa phương, nên nhiều nghĩa vụ của người chấp hành án không được thực hiện như: không có bản tự nhận xét của cá nhân họ (3 tháng 1 lần) để lưu vào hồ sơ; họ không thể có mặt khi UBND cấp xã yêu cầu...Trên thực tế việc quản lý, giám sát, giáo dục của UBND cấp xã đối với những trường hợp này chỉ trên giấy tờ, ngay cả trường hợp Luật thi hành án hình sự có quy định nếu người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó cũng không thể thực hiện được. Bởi vì, có những trường hợp địa điểm mà các bị án đi làm thuê không cố định, thường xuyên di chuyển...vì thế nên lưu trú không rõ ràng nên việc thực hiện quy định trên là rất khó.
Một bất cập khác, tại điều Điều 67 Luật THAHS hiện hành, quy định: “Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 64 của Luật này và đã bị nhắc nhở từ hai lần trở lên mà tiếp tục vi phạm nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục phải phối hợp với cơ quan, tổ chức, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cơ sở tổ chức họp tại cộng đồng dân cư nơi người được hưởng án treo cư trú, làm việc để kiểm điểm người đó; trường hợp người được hưởng án treo đang làm việc tại đơn vị quân đội thì việc kiểm điểm được thực hiện tại đơn vị quân đội nơi người đó làm việc. Việc kiểm điểm phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ thi hành án treo và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu”. Quy định này trong thực tiễn áp dụng cũng gặp vướng mắc, đó là, không ít trường hợp người được hưởng án treo không chịu tu dưỡng, rèn luyện vẫn còn có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian thử thách như: trộm cắp vặt, đánh bạc, sử dụng ma túy...nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc vi phạm diễn ra nhiều lần nhưng hệ quả pháp lý chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở và nếu từ hai lần nhắc nhở trở lên thì thực hiện việc kiểm điểm đối với những người đó thì không hợp lý, cần có một chế tài mạnh hơn để giải quyết vấn đề này.
Thứ năm, quy định hoãn thi hành án phạt tù
Theo quy định tại khoản 1[2] Điều 61 BLHS và Mục 7 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt thì căn cứ được hoãn gồm các trường hợp sau:
a) Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khoẻ được hồi phục:
Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT- BCA-BQP-BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 18/5/2006 của Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Y tế - Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng và Nghị quyết số 01/2007 ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt . Mà theo đó, việc hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người bị phạt tù bị bệnh nặng, theo Điều 61, Điều 62 BLHS “… phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên…”.
b) Là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn đến khi con đủ 36 tháng tuổi: Căn cứ vào Kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên về việc người bị kết án là phụ nữ đang có thai hoặc bản sao giấy khai sinh, giấy chứng sinh và xác nhận của chính quyền địa phương nơi họ thường trú về việc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi mà không cần phân biệt người con đó là con đẻ hay con nuôi và nếu họ bị xử phạt tù lần đầu.
Trong trường hợp phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ hơn dưới 36 tháng tuổi đang được hoãn chấp hành hình phạt tù mà lại có thai hoặc phải tiếp tục nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì Toà án vẫn cho hoãn tiếp đến khi con đủ 36 tháng tuổi, dẫn đến trường hợp này có thể cho hoãn nhiều lần.
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng: Trên cơ sở xác nhận của chính quyền địa phương nơi người bị kết án thường trú về việc họ là lao động chính duy nhất trong gia đình, nếu họ đi chấp hành hình phạt tù thì gia đình gặp khó khăn đặc biệt với điều kiện người đó không bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn hoãn là một năm.
d) Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm: Là trường hợp người phải thi hành án bị kết án về tội ít nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt của tội ấy từ 3 năm tù trở xuống) mà được cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc hoặc chính quyền nơi người đó thường trú xác nhận cần tới sự có mặt của họ vì nhu cầu công vụ mà không có người thay thế.
Trường hợp người lao động duy nhất trong gia đình hoặc do nhu cầu công vụ có thể được hoãn một lần hoặc nhiều lần nhưng tổng thời gian hoãn không quá một năm. Do đó, nếu đã hoãn một lần hoặc nhiều lần mà thời gian hoãn đã được một năm thì người bị kết án không được xét hoãn nữa nếu họ xin hoãn hoặc đề nghị hoãn của cơ quan, chính quyền vẫn vì lý do công vụ hoặc vì lý do là người lao động duy nhất trong gia đình.
đ) Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người phải thi hành án có đơn xin hoãn thì Toà án phải xem xét rất chặt chẽ giữa thực tế với pháp luật nhằm bảo đảm nguyên tắc có lợi cho người phải thi hành án.
Như vậy, hồ sơ xin hoãn chấp hành hình phạt tù bắt buộc phải có một trong các tài liệu chứng minh lý do xin hoãn nêu trên và là căn cứ để Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án phạt tù xem xét quyết định việc hoãn chấp hành án:
-Trường hợp không chấp nhận thì Chánh án Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị hoãn biết, trong đó phải nêu rõ lý do về việc không chấp nhận đề nghị hoãn.
-Trường hợp chấp nhận thì Chánh án ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù và gửi quyết định này cho người được hoãn, Viện kiểm sát, cơ quan Công an cùng cấp (hoặc cơ quan thi hành án của Quân đội cùng cấp); chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người được hoãn chấp hành hình phạt tù đang cư trú hoặc làm việc để quản lý theo quy định tại Điều 263 BLTTHS năm 2003 và hướng dẫn tại Mục 3, Phần III Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cáo, hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ năm “Thi hành bản án và quyết định của Tòa án” của Bộ luật Tố tụng hình sự. Mà theo đó, nếu Viện kiểm sát cùng cấp thấy văn bản thông báo không có lý do xác đáng hoặc quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù không có căn cứ pháp luật thì kháng nghị; Chánh án Tòa án phải xem xét giải quyết, nếu kháng nghị có căn cứ thì huỷ bỏ thông báo hoặc quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù và thay thế bằng quyết định mới đúng quy định của pháp luật.
*Những vướng mắc, bất cập trong việc hoãn chấp hành hình phạt tù
+Một là, với những trường hợp được hoãn chấp hành hình phạt tù do bị “bệnh nặng” căn cứ vào “kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên” và xác định “có thai” của “bệnh viện từ cấp huyện trở lên” nhưng chưa có văn bản quy định rõ kết luận của bệnh viện được hiểu như thế nào: Đó là nội dung kết luận của bác sỹ điều trị ghi trong bệnh án, kết quả siêu âm hay là một văn bản kết luận riêng của người có thẩm quyền trong bệnh viện? Thực tế, bệnh viện không ra văn bản kết luận riêng mà chỉ cung cấp bệnh án của bệnh nhân có thể hiện kết quả điều trị hoặc phiếu siêu âm thai nhi.
+Hai là, với các trường hợp được hoãn do bị bệnh nặng, nhưng chưa có quy định về việc kiểm tra sức khỏe của người được hoãn trong thời gian hoãn để xác định tình trạng sức khỏe họ đã hồi phục như thế nào? Không có quy định cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm hoặc thẩm quyền yêu cầu người được hoãn đi kiểm tra sức khỏe và xác định họ đã hồi phục sức khoẻ để tiếp tục đưa đi chấp hành án. Vì thế không có căn cứ xác định lý do hoãn chấp hành hình phạt tù đã hết, dẫn đến tình trạng hoãn kéo dài. Thực tế hiện nay người được hoãn thường chủ động tự nguyện đi chấp hành án mà không cần có kết luận của cơ quan y tế về sức khỏe hoặc yêu cầu của các cơ quan về thi hành án phạt tù.
+Ba là, trường hợp bị án là người lao động chính duy nhất trong gia đình, đã được hoãn một lần hoặc nhiều lần nhưng tổng thời gian hoãn đã quá một năm nhưng bị án có con duy nhất đã thành niên bị tâm thần, gia đình không có người thân thích (Bố mẹ, chồng, con, anh chị em ruột) để giao nuôi dưỡng, chăm sóc nên phải tiếp tục hoãn kéo dài nhiều lần. Hiện tại chưa có quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan, tổ chức thực hiện thủ tục, hồ sơ để giao con bị tâm thần (đã thành niên) của bị án cho gia đình, các Trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc để bị án yên tâm đi chấp hành án.
*Từ những vướng mắc đó, tác giả đề xuất
Để bảo đảm các quy định của pháp luật thực hiện được một cách thống nhất, rõ ràng, tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn, đề nghị liên ngành trung ương nghiên cứu giải thích, sớm có hướng dẫn cụ thể cho phù hợp theo hướng sau:
Một là: Căn cứ xác định tình trạng “bệnh nặng” đối với người được hoãn chấp hành hình phạt tù của bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên và xác định “có thai” của bệnh viện từ cấp huyện trở lên phải bằng văn bản kết luận riêng. Như vậy mới thể hiện tính có căn cứ, xác thực cũng như trách nhiệm của cơ quan y tế đối với kết luận của mình trước pháp luật chứ không phải của bác sỹ điều trị hoặc phiếu siêu âm thai nhi.
Hai là: Để tránh thời hạn tạm hoãn kéo dài không có giới hạn, cần quy định người được hoãn CHHPT do bị bệnh nặng phải đi khám tại bệnh viện cấp tỉnh trở lên theo định kỳ như: 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần để kiểm tra, xác định lại tình trạng sức khoẻ, làm căn cứ chấm dứt việc hoãn chấp hành hình phạt tù. Trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và báo cáo thuộc về cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi người được hoãn cư trú, làm việc.
Ba là: Khi đã hết thời hạn hoãn theo quy định, Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù phải làm thủ tục giao con đã thành niên (bị tàn tật hoặc tâm thần) của người được hoãn cho người thân thích trong gia đình họ hoặc Trung tâm bảo trợ xã hội để bị án đi chấp hành án.
Bốn là: Đối với những trường hợp đã được hoãn nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm theo quy định thì có thể được xem xét miễn chấp hành toàn bộ hoặc miễn chấp hành phần còn lại của hình phạt tù (nếu trước khi được tại ngoại, họ đã bị tạm giữ, tạm giam và thời gian đó được khấu trừ vào thời hạn tù và phải đáp ứng được điều kiện "đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt tù" theo quy định tại Điều 57 BLHS và vận dụng theo hướng dẫn tại tiểu mục b mục 2 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC với điều kiện trong nhiều năm được hoãn đó họ thực hiện tốt các quy định của cơ quan theo dõi, giám sát, không vi phạm pháp luật, có nhiều thành tích trong công tác và các hoạt động xã hội hoặc lập công được khen thưởng, không còn nguy hiểm cho xã hội… tương tự như quy định đối với người bị kết án phạt tù nhưng được hưởng được hưởng án treo hoặc đặc xá trong trường hợp đặc biệt.
Kiến nghị
Vấn đề đang được quan tâm và cần nghiên cứu, đó là xây dựng cơ chế “tạm tha” có điều kiện trong thi hành án phạt tù. Tạm tha thường được xếp với một số chính sách cùng loại như: đại xá, đặc xá, tạm tha, miễn, giảm thời hạn chấp hành án, giam giữ tại nhà, kết hợp giam giữ và điều trị, cải huấn tại cộng đồng…Theo tác giả, việc nghiên cứu để xây dựng cơ sở pháp lý về tạm tha trong hệ thống pháp luật thi hành án phạt tù ở nước ta là cần thiết, bởi những lý do sau đây[3]:
Một là, đây là một biện pháp phù hợp với bản chất nhân đạo và chính sách khoan hồng của xã hội, Nhà nước, Đảng ta; đồng thời, góp phần hiện thực hóa tư tưởng của Hiến pháp mới năm 2013 về đề cao, tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. Rõ ràng là nếu tạm tha được triển khai thì nhiều khía cạnh của quyền con người sẽ được bảo đảm hơn như ăn, mặc, ở, đi lại…;
Hai là, tạm tha là một biện pháp hình sự mới, việc bổ sung vào luật sẽ không gây chồng chéo, làm ảnh hưởng quá nhiều tới thực tế thực thi các biện pháp tương đồng trong thi hành án phạt tù hiện nay như đại xá, đặc xá, miễn, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù… Mặt khác, còn tăng tính đa dạng của các biện pháp, qua đó tăng sự linh động, chủ động trong việc lựa chọn các biện pháp cũng như bảo đảm tính phù hợp, hiệu quả.
Ba là, góp phần khắc phục được một số hạn chế, bất cập từ công tác đặc xá hiện nay như số lượng người được đặc xá nhiều và có xu hướng tăng, trong khi đó hậu quả pháp lý của đặc xá là “tha tù trước thời hạn” nên trong một số trường hợp, rất khó quản lý, kiểm soát và xử lý đối với những đối tượng sau khi đã được đặc xá.
Bốn là, phù hợp với thực tế công tác giáo dục, cải tạo và chủ trương xã hội hóa công tác hình sự cũng như giảm áp lực cho công tác quản lý và tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Năm là, sự kế thừa, phát triển quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, đồng thời phù hợp với xu thế của nhiều nước trên thế giới.
Phạm Thị Hồng Đào
[1] Điều 36. Cải tạo không giam giữ
1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.
4. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.
Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.
Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự.
[2] 1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm.
[3] Suy nghĩ về một đề tài xây dựng dự án Luật Tạm tha cho phạm nhân, (http://vksdongnai.gov.vn)