Quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị, xử trí các bất thường, dị tật của bào thai

22/09/2016
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In Gửi email

Bộ Y tế vừa qua đã ban hành Thông tư số 34/2016/TT-BYT ngày 21 tháng 9 năm 2016 quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị, xử trí các bất thường, dị tật của bào thai.

Theo đó, Thông tư quy định nguyên tắc sàng lọc, chẩn đoán và xử trí trước sinh như sau: Việc sàng lọc, chẩn đoán và xử trí trước sinh đối với phụ nữ mang thai được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, trừ trường hợp người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình. Phụ nữ mang thai phải được tư vấn trước, trong và sau sàng lọc, chẩn đoán, xử trí trước sinh. Việc sàng lọc, chẩn đoán, xử trí trước sinh chỉ được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép hoạt động và phạm vi chuyên môn kỹ thuật phù
Nhân viên y tế tư vấn cho phụ nữ mang thai theo các nội dung như ý nghĩa, lợi ích và rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành các kỹ thuật áp dụng trong sàng lọc trước sinh; Trình tự các bước thực hiện các kỹ thuật áp dụng trong sàng lọc trước sinh đối với từng trường hợp cụ thể. Đồng thời, nhân viên y tế tư vấn cho phụ nữ mang thai sau sàng lọc các nội dung sau: Giải thích kết quả của các kỹ thuật sàng lọc trước sinh; Hướng dẫn phụ nữ mang thai lựa chọn phương pháp theo dõi, chăm sóc thai nhi hoặc tiếp tục thực hiện các kỹ thuật đặc hiệu để chẩn đoán trước sinh;  Hướng dẫn chuyển đến cơ sở phù hợp để theo dõi, thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán trước sinh nếu cần thiết.
Ngoài ra, việc chấm dứt thai kỳ vì lý do dị tật bào thai cũng được quy định cụ thể tại Thông tư như sau: Việc chấm dứt thai kỳ chỉ được xem xét khi có bất thường nghiêm trọng về hình thái, cấu trúc của bào thai, nguy cơ tàn phế cao; có bất thường nhiễm sắc thể; bào thai có bệnh di truyền phân tử do đột biến gen mà không có phương pháp điều trị đặc hiệu; Việc chấm dứt thai kỳ vì lý do dị tật bào thai được xem xét khi có sự đồng ý bằng văn bản của người phụ nữ mang thai sau khi đã được cán bộ y tế tư vấn đầy đủ; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có Giấy phép hoạt động và có phạm vi hoạt động chuyên môn được cấp có thẩm quyền phê duyệt về thực hiện các kỹ thuật chấm dứt thai kỳ phải tổ chức hội chẩn các chuyên khoa liên quan để xem xét việc chấm dứt thai kỳ. Thành phần tham gia hội chẩn bao gồm bác sĩ chuyên khoa có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thuộc các chuyên ngành: sản khoa, nhi khoa, tim mạch, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm và giải phẫu bệnh lý. Các thành viên tham gia hội chẩn có thể thuộc các khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc được mời từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định chấm dứt thai kỳ vì lý do dị tật bào thai trên cơ sở kết luận sau hội chẩn.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2016.

Xem thêm »