25/09/2018
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Quyền tham gia xây dựng chính sách, pháp luật cho thanh niên trong DT Luật thanh niên sửa đổi
1. Quy định về quyền tham gia xây dựng chính sách, pháp luật cho thanh niên tại Luật Thanh niên năm 2005
Luật Thanh niên được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của thanh niên, cho việc ban hành các cơ chế, chính sách cho thanh niên, đồng thời bảo đảm phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước và xã hội.
Điều 3 Luật Thanh niên năm 2005 quy định: “1. Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này. 2. Thanh niên không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đều được tôn trọng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”. Trên cơ sở đó Chương II Luật Thanh niên với 08 Điều (từ Điều 9 đến Điều 16) quy định về 08 nhóm quyền và nghĩa vụ của thanh niên, gồm quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong học tập; quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong lao động; quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong bảo vệ Tổ quốc; quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường; quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, du lịch, vui chơi, giải trí; quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong bảo vệ sức khoẻ, hoạt động thể dục, thể thao; quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hôn nhân và gia đình và quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Chương III Luật Thanh niên và Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên quy định về trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội, về bảo đảm quyền và nghĩa vụ cho thanh niên.
Có thể thấy, Luật Thanh niên năm 2005 chưa có quy định riêng về quyền của thanh niên trong tham gia xây dựng chính sách, pháp luật cho thanh niên, chính sách của nhà nước đảm bảo để thanh niên thực hiện quyền này. Tuy nhiên, thông qua Điều 16 quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong quản lý nhà nước và xã hội, quyền này cũng gián tiếp được ghi nhận khi quy định thanh niên “được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà mình quan tâm; tham gia góp ý xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách, pháp luật khác”.
Trên thực tế, việc triển khai lấy ý kiến của thanh niên được thực hiện trên phạm vi rộng, nhiều dự thảo Luật lớn hoặc có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của thanh niên đều đã được tổ chức lấy ý kiến của thanh niên. Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh, thiếu niên” giai đoạn 2010 – 2015, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan tổ chức nhiều Hội thảo, Tọa đàm, Diễn đàn phổ biến, lấy ý kiến thanh niên đối với một số nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của thanh niên và công tác PBGDPL cho thanh thiếu niên; đánh giá cơ chế, chính sách và tác động của Luật Thanh niên thu hút đông đảo thanh niên tham gia...Các Hội thảo, Tọa đàm, Diễn đàn có ý nghĩa quan trọng trong việc phục vụ nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật cho thanh thiếu niên, là cơ sở để đề xuất các giải pháp, biện pháp thực hiện có hiệu quả công tác PBGDPL cho thanh thiếu niên[1].
Để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, Điều 23 Luật Thanh niên quy định: “1. Nhà nước có chính sách quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng thanh niên nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo trẻ; tạo điều kiện cho thanh niên tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 2. Các cơ quan, tổ chức trước khi quyết định những chủ trương, chính sách liên quan đến thanh niên có trách nhiệm lấy ý kiến của thanh niên hoặc tổ chức thanh niên. 3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác của thanh niên có trách nhiệm nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên để kiến nghị với các cơ quan nhà nước giải quyết, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển”.
Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai thực hiện Luật thanh niên đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, trong đó có quy định liên quan đến quyền, nghĩa vụ của thanh niên. Các quy định về trách nhiệm công dân của thanh niên, những cống hiến của thanh niên đối với đất nước chưa được khẳng định trong luật. Một số quy định của Luật thanh niên khó triển khai thực hiện trong thực tiễn, Luật thanh niên và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định mang tính bắt buộc, tính bảo đảm thực thi của Nhà nước, chưa có chế tài đủ mạnh để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước về thanh niên, các quy định về điều kiện đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của thanh niên nên chưa có sự nhận thức và hành động đầy đủ; chưa có sự đầu tư đúng mức về phát triển thanh niên gắn với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và phát triển bền vững. Các Hội thảo, Tọa đàm, Diễn đàn phổ biến, lấy ý kiến thanh niên đối với một số nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của thanh niên mà Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện mặc dù có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thiện thể chế; tuy nhiên các hoạt động này còn mang tính “phong trào”, phụ thuộc lớn vào nguồn lực kinh phí và không có quy định, cơ chế đảm bảo thực hiện trên thực tế...
2. Đề xuất, kiến nghị
Khoản 2 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc”. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, pháp luật, lối sống, lý tưởng cách mạng cho thanh niên vừa có nhiều cơ hội, thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức; đặc biệt là yêu cầu đẩy mạnh bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân theo quy định tại Điều 37 Hiến pháp năm 2013 nêu trên. Để góp phần xây dựng thế hệ trẻ có ý thức chấp hành pháp luật tốt, góp phần xây dựng, thực hiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng đó là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, hệ thống pháp luật về thanh niên, sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự hình thành, phát triển và giáo dục nâng cao ý thức của thanh thiếu niên.
Về quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong Luật Thanh niên sửa đổi, cần tách bạch, làm rõ giữa quyền của thanh niên và nghĩa vụ của thanh niên, bổ sung thêm một số quyền của thanh niên để đảm bảo phù hợp với Hiến pháp năm 2013, đồng thời quy định cụ thể trách nhiệm của từng chủ thể trong việc bảo đảm thực hiện quyền của thanh niên. Cần quy định cụ thể về quyền của thanh niên trong tham gia xây dựng chính sách, pháp luật cho thanh niên, chính sách của nhà nước đảm bảo để thanh niên thực hiện quyền này.
Thứ nhất, cần quy định cụ thể trong Luật về việc các cơ quan, tổ chức trước khi quyết định những chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến thanh niên, chính sách của nhà nước đảm bảo để thanh niên thực hiện quyền tham gia xây dựng chính sách, pháp luật phải có trách nhiệm lấy ý kiến của thanh niên hoặc tổ chức đại diện thanh niên; xác định cụ thể các trường hợp bắt buộc phải lấy ý kiến thanh niên, coi việc tổ chức lấy ý kiến thanh niên là điều kiện bắt buộc trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và đời sống của thanh niên;
Thứ hai, cần quy định cụ thể trong Luật hoặc tại các văn bản hướng dẫn thi hành về các hình thức, cách thức tổ chức thực hiện quyền này của thanh niên để đảm bảo triển khai thống nhất, đồng bộ trên thực tế (có thể thông qua Diễn đàn, Hội thảo, Tọa đàm, lấy ý kiến bằng văn bản hay thông qua Cổng Thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng...)
Thứ ba, cần quy định cụ thể trong Luật về trách nhiệm của các cơ quan chủ trì xây dựng chính sách, pháp luật trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản.
Thứ tư, cần quy định cụ thể trong Luật về cơ chế đảm bảo thực hiện quyền này của thanh niên (trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; nguồn lực, kinh phí...) cũng như chế tài xử lý đối với cơ quan, tổ chức nếu không thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến thanh niên trong trường hợp bắt buộc.
Việc bổ sung các nội dung nêu trên tại dự thảo Luật Thanh niên sửa đổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Có thể nói, việc được tham gia ý kiến trong giai đoạn xây dựng chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và đời sống của thanh niên là một trong những phương thức hiệu quả đảm bảo gắn kết chính sách với cuộc sống. Nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên, có đối tượng điều chỉnh là thanh niên nhưng trong quá trình xây dựng không tổ chức tham vấn, lấy ý kiến thanh niên hoặc tổ chức lấy ý kiến mang tính “hình thức”, không có chất lượng, hiệu quả hoặc sau khi tổ chức lấy ý kiến không được cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện nghiêm túc việc nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý... thì trong nhiều trường hợp văn bản, chính sách đó khi đi vào triển khai thi hành sẽ gặp khó khăn, vướng mắc, bất cập. Hay nói cách khác, việc thanh niên trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, chính sách pháp luật sẽ góp phần nâng cao chất lượng xây dựng văn bản, hạn chế sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh trong giai đoạn về sau.
Có thể nói, giai đoạn không thể bỏ qua trong quy trình xây dựng chính sách, pháp luật chính là lấy ý kiến, sự tham gia của đối tượng chịu sự tác động của văn bản, chính sách đó. Bảo đảm quyền tham gia ý kiến của thanh niên trong việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của thanh niên là cơ hội khả thi để thanh niên tham gia vào quá trình ra quyết định, tránh được những vướng mắc sau này trong thực thi. Đây là một những quyền thể hiện đầy đủ và sâu sắc nhất ý thức chính trị, ý thức công dân của thanh niên cần nghiên cứu, bổ sung trong Luật Thanh niên sửa đổi./.
N.Thảo
[1] Năm 2014 - 2015 tổ chức 05 Diễn đàn với nội dung: Phổ biến, lấy ý kiến thanh thiếu niên về dự thảo Luật thanh niên, Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ luật hình sự (sửa đổi), Luật Tiếp cận thông tin, quyền của thanh niên theo Hiến pháp năm 2013
1. Quy định về quyền tham gia xây dựng chính sách, pháp luật cho thanh niên tại Luật Thanh niên năm 2005
Luật Thanh niên được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của thanh niên, cho việc ban hành các cơ chế, chính sách cho thanh niên, đồng thời bảo đảm phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước và xã hội.
Điều 3 Luật Thanh niên năm 2005 quy định: “1. Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này. 2. Thanh niên không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đều được tôn trọng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”. Trên cơ sở đó Chương II Luật Thanh niên với 08 Điều (từ Điều 9 đến Điều 16) quy định về 08 nhóm quyền và nghĩa vụ của thanh niên, gồm quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong học tập; quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong lao động; quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong bảo vệ Tổ quốc; quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường; quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, du lịch, vui chơi, giải trí; quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong bảo vệ sức khoẻ, hoạt động thể dục, thể thao; quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hôn nhân và gia đình và quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Chương III Luật Thanh niên và Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên quy định về trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội, về bảo đảm quyền và nghĩa vụ cho thanh niên.
Có thể thấy, Luật Thanh niên năm 2005 chưa có quy định riêng về quyền của thanh niên trong tham gia xây dựng chính sách, pháp luật cho thanh niên, chính sách của nhà nước đảm bảo để thanh niên thực hiện quyền này. Tuy nhiên, thông qua Điều 16 quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong quản lý nhà nước và xã hội, quyền này cũng gián tiếp được ghi nhận khi quy định thanh niên “được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà mình quan tâm; tham gia góp ý xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách, pháp luật khác”.
Trên thực tế, việc triển khai lấy ý kiến của thanh niên được thực hiện trên phạm vi rộng, nhiều dự thảo Luật lớn hoặc có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của thanh niên đều đã được tổ chức lấy ý kiến của thanh niên. Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh, thiếu niên” giai đoạn 2010 – 2015, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan tổ chức nhiều Hội thảo, Tọa đàm, Diễn đàn phổ biến, lấy ý kiến thanh niên đối với một số nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của thanh niên và công tác PBGDPL cho thanh thiếu niên; đánh giá cơ chế, chính sách và tác động của Luật Thanh niên thu hút đông đảo thanh niên tham gia...Các Hội thảo, Tọa đàm, Diễn đàn có ý nghĩa quan trọng trong việc phục vụ nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật cho thanh thiếu niên, là cơ sở để đề xuất các giải pháp, biện pháp thực hiện có hiệu quả công tác PBGDPL cho thanh thiếu niên[1].
Để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, Điều 23 Luật Thanh niên quy định: “1. Nhà nước có chính sách quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng thanh niên nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo trẻ; tạo điều kiện cho thanh niên tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 2. Các cơ quan, tổ chức trước khi quyết định những chủ trương, chính sách liên quan đến thanh niên có trách nhiệm lấy ý kiến của thanh niên hoặc tổ chức thanh niên. 3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác của thanh niên có trách nhiệm nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên để kiến nghị với các cơ quan nhà nước giải quyết, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển”.
Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai thực hiện Luật thanh niên đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, trong đó có quy định liên quan đến quyền, nghĩa vụ của thanh niên. Các quy định về trách nhiệm công dân của thanh niên, những cống hiến của thanh niên đối với đất nước chưa được khẳng định trong luật. Một số quy định của Luật thanh niên khó triển khai thực hiện trong thực tiễn, Luật thanh niên và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định mang tính bắt buộc, tính bảo đảm thực thi của Nhà nước, chưa có chế tài đủ mạnh để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước về thanh niên, các quy định về điều kiện đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của thanh niên nên chưa có sự nhận thức và hành động đầy đủ; chưa có sự đầu tư đúng mức về phát triển thanh niên gắn với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và phát triển bền vững. Các Hội thảo, Tọa đàm, Diễn đàn phổ biến, lấy ý kiến thanh niên đối với một số nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của thanh niên mà Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện mặc dù có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thiện thể chế; tuy nhiên các hoạt động này còn mang tính “phong trào”, phụ thuộc lớn vào nguồn lực kinh phí và không có quy định, cơ chế đảm bảo thực hiện trên thực tế...
2. Đề xuất, kiến nghị
Khoản 2 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc”. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, pháp luật, lối sống, lý tưởng cách mạng cho thanh niên vừa có nhiều cơ hội, thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức; đặc biệt là yêu cầu đẩy mạnh bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân theo quy định tại Điều 37 Hiến pháp năm 2013 nêu trên. Để góp phần xây dựng thế hệ trẻ có ý thức chấp hành pháp luật tốt, góp phần xây dựng, thực hiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng đó là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, hệ thống pháp luật về thanh niên, sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự hình thành, phát triển và giáo dục nâng cao ý thức của thanh thiếu niên.
Về quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong Luật Thanh niên sửa đổi, cần tách bạch, làm rõ giữa quyền của thanh niên và nghĩa vụ của thanh niên, bổ sung thêm một số quyền của thanh niên để đảm bảo phù hợp với Hiến pháp năm 2013, đồng thời quy định cụ thể trách nhiệm của từng chủ thể trong việc bảo đảm thực hiện quyền của thanh niên. Cần quy định cụ thể về quyền của thanh niên trong tham gia xây dựng chính sách, pháp luật cho thanh niên, chính sách của nhà nước đảm bảo để thanh niên thực hiện quyền này.
Thứ nhất, cần quy định cụ thể trong Luật về việc các cơ quan, tổ chức trước khi quyết định những chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến thanh niên, chính sách của nhà nước đảm bảo để thanh niên thực hiện quyền tham gia xây dựng chính sách, pháp luật phải có trách nhiệm lấy ý kiến của thanh niên hoặc tổ chức đại diện thanh niên; xác định cụ thể các trường hợp bắt buộc phải lấy ý kiến thanh niên, coi việc tổ chức lấy ý kiến thanh niên là điều kiện bắt buộc trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và đời sống của thanh niên;
Thứ hai, cần quy định cụ thể trong Luật hoặc tại các văn bản hướng dẫn thi hành về các hình thức, cách thức tổ chức thực hiện quyền này của thanh niên để đảm bảo triển khai thống nhất, đồng bộ trên thực tế (có thể thông qua Diễn đàn, Hội thảo, Tọa đàm, lấy ý kiến bằng văn bản hay thông qua Cổng Thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng...)
Thứ ba, cần quy định cụ thể trong Luật về trách nhiệm của các cơ quan chủ trì xây dựng chính sách, pháp luật trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản.
Thứ tư, cần quy định cụ thể trong Luật về cơ chế đảm bảo thực hiện quyền này của thanh niên (trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; nguồn lực, kinh phí...) cũng như chế tài xử lý đối với cơ quan, tổ chức nếu không thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến thanh niên trong trường hợp bắt buộc.
Việc bổ sung các nội dung nêu trên tại dự thảo Luật Thanh niên sửa đổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Có thể nói, việc được tham gia ý kiến trong giai đoạn xây dựng chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và đời sống của thanh niên là một trong những phương thức hiệu quả đảm bảo gắn kết chính sách với cuộc sống. Nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên, có đối tượng điều chỉnh là thanh niên nhưng trong quá trình xây dựng không tổ chức tham vấn, lấy ý kiến thanh niên hoặc tổ chức lấy ý kiến mang tính “hình thức”, không có chất lượng, hiệu quả hoặc sau khi tổ chức lấy ý kiến không được cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện nghiêm túc việc nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý... thì trong nhiều trường hợp văn bản, chính sách đó khi đi vào triển khai thi hành sẽ gặp khó khăn, vướng mắc, bất cập. Hay nói cách khác, việc thanh niên trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, chính sách pháp luật sẽ góp phần nâng cao chất lượng xây dựng văn bản, hạn chế sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh trong giai đoạn về sau.
Có thể nói, giai đoạn không thể bỏ qua trong quy trình xây dựng chính sách, pháp luật chính là lấy ý kiến, sự tham gia của đối tượng chịu sự tác động của văn bản, chính sách đó. Bảo đảm quyền tham gia ý kiến của thanh niên trong việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của thanh niên là cơ hội khả thi để thanh niên tham gia vào quá trình ra quyết định, tránh được những vướng mắc sau này trong thực thi. Đây là một những quyền thể hiện đầy đủ và sâu sắc nhất ý thức chính trị, ý thức công dân của thanh niên cần nghiên cứu, bổ sung trong Luật Thanh niên sửa đổi./.
N.Thảo
[1] Năm 2014 - 2015 tổ chức 05 Diễn đàn với nội dung: Phổ biến, lấy ý kiến thanh thiếu niên về dự thảo Luật thanh niên, Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ luật hình sự (sửa đổi), Luật Tiếp cận thông tin, quyền của thanh niên theo Hiến pháp năm 2013