18/12/2018
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Bàn về quy định xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc giaVới việc tham gia một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, Việt Nam đã bước vào kỷ nguyên của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Trước những yêu cầu của bối cảnh mới, hoạt động xúc tiến thương mại cần được nâng cao cả về chất và lượng, triển khai phối hợp đa dạng với nhiều biện pháp cả trong nước lẫn ngoài nước, hướng tới mục tiêu tăng cường tối đa tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác này. Trong đó, hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
Từ năm 2010 Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia đã được thực hiện theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia với 3 nội dung chính là: Xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu; Xúc tiến thương mại thị trường trong nước; Xúc tiến thương mại miền núi, biên giới, hải đảo. Chương trình hiện nay đang được triển khai thực hiện và hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chương trình XTTM quốc gia hiện đang được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg, về cơ bản vẫn đảm bảo được các mục tiêu, tiêu chí quy định tại Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương. Tuy nhiên, cần có điều chỉnh, bổ sung một số nội dung mới về các hoạt động được hỗ trợ từ Chương trình bao gồm XTTM phát triển ngoại thương và các quy định liên quan xây dựng và triển khai Chương trình, mức hỗ trợ kinh phí cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu để phù hợp với quy định tại Nghị định số 28/2018/NĐ-CP cũng như thực tế triển khai Chương trình XTTM quốc gia.
1. Kết quả đạt được của Chương trình XTTM quốc gia định hướng xuất khẩu từ năm 2010 đến nay
Đối với hoạt động xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu, Chương trình XTTM quốc gia đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với công tác xúc tiến thương mại của cả nước, trong việc nâng cao năng lực, vai trò và vị thế của các Hiệp hội với cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước; thực hiện tốt việc đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Chương trình đã thực hiện tốt vai trò nhà nước trong việc định hướng, tập hợp, dẫn dắt, hỗ trợ doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước tham gia các nội dung xúc tiến thương mại đa dạng, phong phú, có kết quả.
- Kết quả về định lượng
Sau hơn 8 năm triển khai Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg, đến nay, Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia đã trở thành kênh phát triển thị trường hiệu quả. Trong những năm qua, thông qua Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại đã hỗ trợ doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tiếp cận, mở rộng thị trường tại các thị trường trọng điểm, thị trường mới, nhiều tiềm năng.
Riêng năm 2017, có gần 7.000 lượt DN hưởng lợi từ các hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia với tổng giá trị hợp đồng và giao dịch trực tiếp tại các sự kiện đạt hơn 569 triệu USD và hơn 324 tỷ đồng, thu hút gần 15 triệu lượt khách tham quan các sự kiện xúc tiến thương mại, trong đó có 357.000 lượt khách hàng giao dịch thương mại.[1]
Về phát triển thị trường, hoạt động xúc tiến thương mại đã hỗ trợ DN khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới trong và ngoài nước. Đặc biệt, hoạt động xúc tiến thương mại đã góp phần tạo nên sự thành công của xuất khẩu trong thời gian qua với việc xuất khẩu của Việt Nam mở rộng sang nhiều thị trường đạt mức tăng trưởng cao, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam đã ký kết FTA.
Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã vượt mốc 200 tỷ USD, tăng hơn 21% so với năm 2016. Có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 20 mặt hàng đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD. Ước tính năm 2017, xuất khẩu sang ASEAN tăng 24,3%, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 60,6%, xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 14,2%...
Theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, sau 14 năm tham gia Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, DN da giày không chỉ có thêm đơn hàng, mở rộng thị trường, mà còn tạo được mối liên kết giữa các DN. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu của toàn Ngành tăng trưởng vượt bậc, từ 3 tỷ USD năm 2003 lên 18 tỷ USD năm 2017 và dự kiến, năm 2018 sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD...
Theo Bộ Công Thương, năm 2018, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia được phê duyệt với kinh phí 103 tỷ đồng, gắn với việc triển khai 156 đề án.
Chương trình bao gồm các hoạt động nhằm phát triển thị trường, mặt hàng xuất khẩu như: Hội chợ chuyên ngành trong nước, thực hiện tại nước ngoài, hoạt động đón nhà nhập khẩu nước ngoài vào Việt Nam giao dịch mua hàng, thông tin thương mại… Cùng với đó, chương trình tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường nội địa, nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, góp phần củng cố và phát triển thị trường trong nước.
So với những năm trước, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2018 có nhiều điểm mới khi tập trung hỗ trợ các đề án trọng điểm theo ngành hàng, thị trường, ưu tiên phát triển thương hiệu cho một vài sản phẩm chủ lực theo từng năm. Chương trình đã phê duyệt 11 đề án mang tính trung hạn, tạo điều kiện cho đơn vị chủ trì và DN chủ động trong việc xây dựng kế hoạch triển khai xúc tiến thương mại cho cả giai đoạn 2018-2020.
Cùng với nhiều điểm mới trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2018, mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý Ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương.
Mục tiêu của Chương trình nhằm góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng DN; Hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương; Ứng phó kịp thời, hiệu quả với những phản ứng, biến đổi của thị trường xuất khẩu, nhập khẩu. Nghị định số 28/2018/NĐ-CP cũng quy định một số biện pháp phát triển ngoại thương, trong đó, quy định rất rõ về nội dung, nguồn kinh phí, nguyên tắc hỗ trợ và mức hỗ trợ… đối với đề án Xúc tiến thương mại quốc gia.
Trong giai đoạn vừa qua, theo thống kê chưa đầy đủ từ các đơn vị chủ trì, Chương trình triển khai thực hiện gần 500 đề án xúc tiến xuất khẩu, hỗ trợ trên 10.000 lượt doanh nghiệp tham gia phát triển thị trường xuất khẩu, tổng giá trị hợp đồng và giao dịch trực tiếp tại các sự kiện XTTM đạt hơn 5 tỷ đô la Mỹ (chưa tính kết quả từ giá trị hợp đồng xuất khẩu mà các doanh nghiệp có được sau khi tham gia các hoạt động của Chương trình).[2]
- Về phát triển thị trường xuất khẩu
Chương trình XTTM quốc gia đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong các năm qua và đạt xuất siêu nhiều năm. Chương trình đã tạo điều kiện cho sản phẩm xuất khẩu Việt Nam giữ vững và phát triển tại các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… ; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục quay trở lại thị trường Liên bang Nga - Đông Âu; khai thác các cơ hội từ thị trường đã ký FTA; tăng cường hoạt động tại thị trường mới như Mỹ La tinh, Trung Đông và Châu Phi. Chương trình đã hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và tạo uy tín về hàng hóa Việt Nam tại thị trường các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Myanmar…
Chương trình đã triển khai tốt các hoạt động thực hiện cam kết song phương và đa phương giữa Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và các nước láng giềng, các nước trong khu vực, một mặt hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, mặt khác góp phần duy trì và phát triển quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội với các nước trong khu vực.
Chương trình đã ưu tiên nguồn lực hỗ trợ nhóm ngành nông nghiệp, thủy sản phát triển thị trường xuất khẩu. Hàng năm, Chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các sự kiện XTTM quốc tế có uy tín như các hội chợ triển lãm hàng đầu thế giới về nông sản, thực phẩm tại các thị trường trọng điểm.
Đối với nhóm hàng công nghiệp, Chương trình tập trung hỗ trợ các ngành sử dụng nhiều lao động (dệt may, da giày) và ngành hàng công nghệ cao (phần mềm, công nghiệp sáng tạo) thông qua thực hiện các hoạt động tổ chức tham gia các các hội chợ chuyên ngành có uy tín trên thế giới, tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng, đón nhà nhập khẩu vào Việt Nam mua hàng.
- Về nâng cao năng lực cho doanh nghiệp và hệ thống tổ chức XTTM
Trong giai đoạn qua, Chương trình đã thực hiện muc tiêu nâng cao năng lực XTTM cho hệ thống các cơ quan XTTM Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp thông qua các hoạt động:
+ Triển khai thường xuyên các đề án đào tạo về kỹ năng XTTM cho các tổ chức XTTM, doanh nghiệp tham gia Chương trình.
+ Đào tạo kỹ năng xây dựng kế hoạch, quản lý và thực hiện sự kiện XTTM cho các đơn vị chủ trì.
+ Thông qua hỗ trợ các hoạt động cụ thể của chương trình đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ trì, doanh nghiệp thực hiện triển khai các hoạt động XTTM. Qua đó, vai trò và năng lực của các tổ chức XTTM từ trung ương đến địa phương, các hiệp hội ngành hàng đã có những tiến bộ. Năng lực tham gia hoạt động XTTM của doanh nghiệp cũng được nâng cao: Doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc tham gia hoạt động XTTM trong và ngoài nước, tận dụng mọi cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận được với công nghệ mới, các tiến bộ kỹ thuật, nhận định được xu hướng thị trường để xây dựng định hướng chiến lược phát triển phát triển các nguồn lực, phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu.
+ Chương trình hỗ trợ tăng cường tính liên kết XTTM giữa các hiệp hội ngành hàng và các địa phương, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả công tác XTTM.
2. Hạn chế, bất cập
Một số hạn chế bất cập của việc triển khai thực hiện Chương trình XTTM quốc gia theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg
Về các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước
Đối với hoạt động xúc tiến thương mại trong nước, vẫn còn một số trường hợp, việc tổ chức các phiên chợ, hội chợ tại địa phương còn chưa đạt yêu cầu đề ra. Hàng hóa chưa phong phú, đa dạng, việc tổ chức dàn dựng gian hàng tại một số phiên chợ ở địa phương còn sơ sài, chưa gây ấn tượng tốt. Tham gia các phiên chợ phần lớn là DN thương mại nên mới chỉ tập trung vào việc bán hàng, chưa chú trọng giới thiệu, tuyên truyền quảng bá sản phẩm, nghiên cứu, thăm dò nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng…
- Về xây dựng, thực hiện đề án
Nguồn lực XTTM dàn trải, phân tán nhiều lĩnh vực. Do đó, các đề án XTTM quốc gia giai đoạn vừa qua có quy mô nhỏ, đặc biệt là hoạt động XTTM thông qua việc tham gia Hội chợ triển lãm quốc tế tại nước ngoài. Do hạn chế về nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước cũng như nguồn lực của doanh nghiệp, khu gian hàng Việt Nam thường chỉ có quy mô khiêm tốn so với khu gian hàng các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc…, đầu tư cho hoạt động quảng bá, trình diễn sản phẩm cũng hạn chế đã ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút khách thăm quan, giao dịch. Thêm nữa, Chương trình chưa xây dựng được đề án mang tính chuyên sâu đòi hỏi kinh phí lớn cũng như nghiệp vụ XTTM phức tạp như nghiên cứu thị trường chuyên sâu, quảng bá ngành hàng xuất khẩu... Hoạt động đào tạo phát triển sản phẩm chưa thực hiện được nhiều đề án chuyên sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
Chương trình tuy đã tạo ra sự liên kết hoạt động XTTM vùng miền, xây dựng kế hoạch luân phiên tổ chức sự kiện XTTM cấp vùng giữa các địa phương nhưng do hạn chế về nguồn lực nên các sự kiện này mới chỉ thực hiện được nhiệm vụ hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm địa phương tại thị trường trong nước, chưa được đầu tư đúng mức, đặc biệt là kinh phí cho khâu tuyên truyền quảng bá nhằm thu hút khách thăm quan và nhà mua hàng quốc tế.
- Về nội dung hỗ trợ
+ Cơ chế hiện hành chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến nhập khẩu sản phẩm, nguyên liệu, thiết bị nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, sản phẩm công nghệ, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước; Chưa có cơ chế hỗ trợ hoạt động XTTM trên môi trường mạng.
+ Cơ chế hiện này quy định các hạng mục nội dung hỗ trợ đối với nhiều hoạt động còn chưa sát với yêu cầu thực tế triển khai gây khó khăn cho các đơn vị chủ trì triển khai đề án, đặc biệt đề án cần huy động sự đóng góp tài chính của doanh nghiệp để trang trải hoạt động phục vụ hiệu quả chung.
Do đó cần quy định đầy đủ hơn các nội dung hoạt động XTTM phát triển ngoại thương phù hợp với các quy định tại Nghị định số 28/2018/NĐ-CP đồng thời giao Bộ Công Thương hướng dẫn các nội dung hỗ trợ cụ thể phù hợp với thức tế đảm bảo tính khả thi và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan xúc tiến thương mại và doanh nghiệp triển khai thực hiện hoạt động XTTM.
- Về mức hỗ trợ
+ Cơ chế hỗ trợ hiện hành đối với hoạt động xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu còn chưa phù hợp. Với tỉ lệ hỗ trợ là 50%, 70% cho các hoạt động tổ chức hội chợ triển lãm tại Việt Nam, đào tạo tập huấn phục vụ xúc tiến xuất khẩu, tuyên truyền quảng bá ngành hàng, chỉ dẫn địa lý...thì dẫn đến việc một số hoạt động mang tính chất chung cho cả ngành thì không thể triển khai đươc như: Việc quảng bá ngành hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế, hoạt động này đòi hỏi kinh phí triển khai lớn, năng lực XTTM chuyên sâu, trong khi nhà nước chỉ hỗ trợ 70% kinh phí, đơn vị chủ trì phải huy động nguồn đối ứng từ một nhóm doanh nghiệp hoặc từ nguồn khác để thực hiện chung cho cả ngành. Trên thực tế, việc huy động kinh phí từ doanh nghiệp cho hoạt động quảng bá ngành chưa tác động trực tiếp và ngay lập tức đến lợi ích của doanh nghiệp là rất khó khăn, và hầu hết các đơn vị chủ trì chưa thực hiện được (trong giai đoạn qua chỉ thực hiện được 1 đề án quảng bá ngành chè xuất khẩu nhưng với qui mô rất nhỏ)
Ngoài ra, việc quy định tỉ lệ hỗ trợ này còn gây khó khăn các đơn vị thực hiện trong việc trong việc lập hóa đơn, chứng từ và thanh quyết toán kinh phí (phải chia tách hóa đơn thanh toán tương ứng các nguồn kinh phí khác nhau)
Quyết định sửa đổi, bổ sung sẽ quy định lại mức hỗ trơ tối đa 100% các hạng mục được hỗ trợ nhằm đảm bảo tăng tính khả thi đối với các đề án XTTM phát triển ngoại thương, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thực hiện kinh phí cho Chương trình.
- Về tổng mức kinh phí hỗ trợ Chương trình
Kinh phí hỗ trợ thực hiện XTTM phát triển xuất khẩu được ngân sách nhà nước cấp còn hạn chế. Hàng năm, nội dung này được bố trí kinh phí thực hiện trung bình khoảng 60-70 tỷ đồng, tương đương khoảng hơn 3 triệu USD (trong tổng số 100 tỷ đồng cho cả 3 nội dung của Chương trình XTTMQG).
Nguồn kinh phí này rất hạn chế so với nhu cầu (hỗ trợ) XTTM của hiệp hội ngành hàng, khó triển khai thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại với quy mô lớn, có chiều sâu, chỉ đáp ứng được 30% so với nhu cầu.
Về kinh nghiệm quốc tế: Qua tìm hiểu thông tin từ các đối tác nước ngoài, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và tài liệu phân tích từ các tổ chức XTTM nước ngoài thì kinh phí dành cho hoạt động XTTM của các nước trên thế giới lớn hơn Việt Nam nhiều lần: Trung Quốc chi cho hoạt động XTTM thông qua Ủy ban XTTM Trung Quốc (CCPIT) trung bình 3 năm gần đây là 100 triệu NDT/năm tương đương khoảng 15 triệu USD để hỗ trợ riêng hoạt động XTTM; Chính phủ Hàn quốc đã dành một khoản 372,9 tỷ Won tương đương khoảng 330 triệu USD cho các hoạt động khảo sát thị trường nước ngoài và các đoàn thương mại. Thái Lan đầu tư cho hoạt động XTTM hơn 1,6 tỷ Baht/năm tương đương khoảng 57 triệu USD (theo số thống kê chưa đầy đủ đối với thị trường Việt Nam chỉ tính riêng phần kinh phí để tổ chức các hội chợ tại Việt Nam là trên 100 tỷ đồng) và XTTM tại thị trường CLMV ước khoảng 25% tổng ngân sách chi cho hoạt động XTTM của Thái Lan.
Như vậy, ngân sách chi cho hoạt động XTTM của Việt Nam rất hạn chế, chỉ bằng khoảng 1,2% của Hàn Quốc, 7,7% của Thái Lan.
3. Phương hướng giải quyết bất cập
Về cơ sở pháp lý:
- Bộ Công Thương đang trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg, trên cơ sở nội dung các hoạt động XTTM định hướng xuất khẩu quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg; bổ sung các nội dung mới về XTTM phát triển ngoại thương được quy định tại điều 15 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP, rà soát bổ sung các hoạt động diễn ra trên thực tiễn nhưng chưa được quy định trong Chương trình hiện nay, rà soát lại các hoạt động không khả thi, không phù hợp trong giai đoạn hiện nay, điều chỉnh các quy định mức hỗ trợ, nội dung hỗ trợ hoạt động XTTM phù hợp với Nghị định số 28/2010/NĐ-CP và thực tiễn triển khai hoạt động XTTM.
- Tên Chương trình giữ nguyên tên gọi “Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia” vừa đảm bảo tính kế thừa của văn bản pháp luật và tính liên tục của cơ chế hỗ trợ hoạt động XTTM, phù hợp với quy định Chương trình cấp quốc gia về XTTM của Nghị định số 28/2018/NĐ-CP.
Về phía cơ quan quản lý:
Thứ nhất, tập trung triển khai các chương trình hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với nhiều hình thức mới đa dạng, thiết thực, hiệu quả như: Tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành, tổ chức đoàn giao dịch thương mại giúp duy trì kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm, mở rộng thị trường xuất khẩu tại các thị trường mới, thị trường tiềm năng…
Tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm các thị trường mới, tiềm năng, trong đó hướng sự chú ý tới các thị trường Việt Nam đã hoặc chuẩn bị ký kết các FTA, nơi các sản phẩm của Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu lớn trong tương lai.
Thứ hai, dành nhiều hơn nữa nguồn lực hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, phát triển khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm. Huy động tối đa các nguồn lực, trong đó ưu tiên các nguồn lực ngoài Nhà nước để phục vụ hoạt động thông tin xúc tiến thương mại.
Thứ ba, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng thông tin xúc tiến thương mại. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để đẩy mạnh hoạt động thu thập, trao đổi, mua bán thông tin xúc tiến thương mại từ các tổ chức kinh tế, thương mại và chuyên ngành xúc tiến thương mại trong nước và ngoài nước để cập nhật vào cơ sở dữ liệu xúc tiến thương mại quốc gia.
Thứ tư, xây dựng các báo cáo chuyên đề xúc tiến thương mại đối với từng thị trường, ngành hàng, sản phẩm để cung cấp cho các hiệp hội, DN, tổ chức, cá nhân và đối tác trong và ngoài nước. Thực tế hiện nay, một số ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện thoại… đang tăng trưởng tích cực nhưng lại chưa bao hàm yếu tố bền vững, trong đó có vấn đề thị trường.
Thứ năm, tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin phục vụ công tác thông tin xúc tiến thương mại. Xây dựng phương án liên kết giữa cơ quan xúc tiến thương mại Trung ương và địa phương, các hiệp hội, DN trong thu thập, lưu trữ, cung cấp thông tin xúc tiến thương mại...
Thứ sáu, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn, tư vấn cho các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại địa phương tập trung nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp, cũng như năng lực xây dựng đề án, tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia, tập huấn cho DN các kỹ năng xúc tiến thương mại trước, trong và sau khi tham gia sự kiện xúc tiến thương mại.
Thứ bảy, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá tính hình thực hiện các đề án được phê duyệt, nắm bắt thông tin nhiều chiều để xử lý kịp thời, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, đồng thời làm cơ sở cho việc xét phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia trong những năm tiếp theo.
Về phía các hiệp hội, ngành hàng:
Thứ nhất, phối hợp với các cơ quan quản lý, các tổ chức xúc tiến thương mại cập nhật thông tin đầy đủ nhất về các thị trường trong và ngoài nước cho DN.
Thứ hai, phối hợp với các dự án quốc tế, tổ chức nước ngoài xây dựng chiến lược phát triển cho các ngành hàng và nâng cao năng lực xuất khẩu cho các DN.
Thứ ba, tăng cường liên kết với các cơ quan, tổ chức liên quan và các tập đoàn đa quốc gia để đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị quốc tế và quan trọng nhất là thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho DN Việt Nam trong xây dựng và phát triển thương hiệu của hàng Việt, nhờ đó tăng khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thứ tư, tổ chức đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng thông tin xúc tiến thương mại cho cán bộ, nhân viên của các cơ quan xúc tiến thương mại Trung ương và địa phương, các hiệp hội, DN, tổ chức, cá nhân có nhu cầu để đáp ứng yêu cầu thực tế... Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thông tin xúc tiến thương mại.
Về phía doanh nghiệp:
Một là, chủ động hơn trong việc tìm kiếm bạn hàng và thị trường, phát huy tốt tinh thần Nhà nước và DN cùng đồng hành. Nhà nước sẽ không làm thay DN mà chỉ hỗ trợ DN trong các hoạt động xúc tiến thương mại.
Hai là, DN cần chú trọng nâng cao hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cho hàng hóa của mình, xây dựng và phát triển thương hiệu, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng kiến nghị, các DN Việt Nam cần chủ động, sáng tạo hơn trong việc tìm hiểu thông tin và tham gia vào mạng lưới xúc tiến thương mại để thường xuyên được tiếp cận các cơ hội mà hoạt động xúc tiến thương mại đem lại.
Ba là, nâng cao năng lực công tác thông tin xúc tiến thương mại. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác thông tin xúc tiến thương mại thông qua đổi mới về mô hình, phương thức, cơ chế tài chính thực hiện thông tin xúc tiến thương mại; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng nguồn thông tin xúc tiến thương mại đáp ứng yêu cầu của sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
4. Sự phù hợp với các cam kết quốc tế
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các nước tham gia vào các hiệp định thương mại song phương, đa phương, nhiều khoản hỗ trợ mang tính trợ cấp trực tiếp của Chính phủ trước đây buộc phải bãi bỏ. Việc hỗ trợ thông qua các hoạt động XTTM là xu hướng chung của các nước trên thế giới và không vi phạm các cam kết của Việt Nam đã ký (không phải là trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức cấp phát trực tiếp từ ngân sách Nhà nước như bù lỗ cho hoạt động xuất khẩu, thưởng theo kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất cho hợp đồng xuất khẩu và trợ cấp thay thế nhập khẩu dưới hình thức trợ cấp để khuyến khích sử dụng đầu vào trong nước, khuyến khích nội địa hóa).
Hơn nữa, trước tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu ngày càng sâu rộng, các hàng rào thương mại truyền thống như thuế quan dần dần được dỡ bỏ, các cam kết mở cửa thị trường được đẩy mạnh cùng với sự gia tăng của các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương là nguyên nhân dẫn đến các biện pháp phòng vệ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp hoặc thuế tự vệ ngày càng được các nước sử dụng nhiều như một công cụ hợp pháp để tăng thuế nhập khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước
Do đó, Việt Nam cần ưu tiên đẩy mạnh hoạt động XTTM nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu; chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô nhằm phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao, song song với việc phát triển nhập khẩu có hiệu quả nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Từ thực tiễn đó, nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên thì việc tiếp tục thực hiện Chương trình XTTM quốc gia và hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ XTTM là cần thiết, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa thị trường, ứng phó kịp thời các biến động, thay đổi chính sách của các thị trường.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Quản lý Ngoại thương năm 2017
2. Nghị định số 28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý Ngoại thương;
3. Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại quốc gia trong tình hình mới - Ths. Nguyễn Thùy Vân - Đại học Thương mại
4. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 228/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực công tác thông tin xúc tiến thương mại giai đoạn 2016-2020;
5. Việt Nga (2018), Xúc tiến thương mại năm 2018: Sáng tạo, đổi mới, hiệu quả, Báo Công Thương điện tử;
6. Một số website: moit.gov.vn, vietrade.gov.vn, baocongthuong.com.vn, dddn.com.vn…
[1] http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nang-cao-hieu-qua-xuc-tien-thuong-mai-quoc-gia-trong-tinh-hinh-moi-137754.html
[2] https://baomoi.com/hapro-tang-cuong-xuc-tien-thuong-mai-day-manh-xuat-khau-sau-co-phan-hoa/c/28285440.epi
Với việc tham gia một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, Việt Nam đã bước vào kỷ nguyên của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Trước những yêu cầu của bối cảnh mới, hoạt động xúc tiến thương mại cần được nâng cao cả về chất và lượng, triển khai phối hợp đa dạng với nhiều biện pháp cả trong nước lẫn ngoài nước, hướng tới mục tiêu tăng cường tối đa tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác này. Trong đó, hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
Từ năm 2010 Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia đã được thực hiện theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia với 3 nội dung chính là: Xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu; Xúc tiến thương mại thị trường trong nước; Xúc tiến thương mại miền núi, biên giới, hải đảo. Chương trình hiện nay đang được triển khai thực hiện và hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chương trình XTTM quốc gia hiện đang được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg, về cơ bản vẫn đảm bảo được các mục tiêu, tiêu chí quy định tại Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương. Tuy nhiên, cần có điều chỉnh, bổ sung một số nội dung mới về các hoạt động được hỗ trợ từ Chương trình bao gồm XTTM phát triển ngoại thương và các quy định liên quan xây dựng và triển khai Chương trình, mức hỗ trợ kinh phí cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu để phù hợp với quy định tại Nghị định số 28/2018/NĐ-CP cũng như thực tế triển khai Chương trình XTTM quốc gia.
1. Kết quả đạt được của Chương trình XTTM quốc gia định hướng xuất khẩu từ năm 2010 đến nay
Đối với hoạt động xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu, Chương trình XTTM quốc gia đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với công tác xúc tiến thương mại của cả nước, trong việc nâng cao năng lực, vai trò và vị thế của các Hiệp hội với cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước; thực hiện tốt việc đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Chương trình đã thực hiện tốt vai trò nhà nước trong việc định hướng, tập hợp, dẫn dắt, hỗ trợ doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước tham gia các nội dung xúc tiến thương mại đa dạng, phong phú, có kết quả.
- Kết quả về định lượng
Sau hơn 8 năm triển khai Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg, đến nay, Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia đã trở thành kênh phát triển thị trường hiệu quả. Trong những năm qua, thông qua Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại đã hỗ trợ doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tiếp cận, mở rộng thị trường tại các thị trường trọng điểm, thị trường mới, nhiều tiềm năng.
Riêng năm 2017, có gần 7.000 lượt DN hưởng lợi từ các hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia với tổng giá trị hợp đồng và giao dịch trực tiếp tại các sự kiện đạt hơn 569 triệu USD và hơn 324 tỷ đồng, thu hút gần 15 triệu lượt khách tham quan các sự kiện xúc tiến thương mại, trong đó có 357.000 lượt khách hàng giao dịch thương mại.[1]
Về phát triển thị trường, hoạt động xúc tiến thương mại đã hỗ trợ DN khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới trong và ngoài nước. Đặc biệt, hoạt động xúc tiến thương mại đã góp phần tạo nên sự thành công của xuất khẩu trong thời gian qua với việc xuất khẩu của Việt Nam mở rộng sang nhiều thị trường đạt mức tăng trưởng cao, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam đã ký kết FTA.
Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã vượt mốc 200 tỷ USD, tăng hơn 21% so với năm 2016. Có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 20 mặt hàng đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD. Ước tính năm 2017, xuất khẩu sang ASEAN tăng 24,3%, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 60,6%, xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 14,2%...
Theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, sau 14 năm tham gia Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, DN da giày không chỉ có thêm đơn hàng, mở rộng thị trường, mà còn tạo được mối liên kết giữa các DN. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu của toàn Ngành tăng trưởng vượt bậc, từ 3 tỷ USD năm 2003 lên 18 tỷ USD năm 2017 và dự kiến, năm 2018 sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD...
Theo Bộ Công Thương, năm 2018, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia được phê duyệt với kinh phí 103 tỷ đồng, gắn với việc triển khai 156 đề án.
Chương trình bao gồm các hoạt động nhằm phát triển thị trường, mặt hàng xuất khẩu như: Hội chợ chuyên ngành trong nước, thực hiện tại nước ngoài, hoạt động đón nhà nhập khẩu nước ngoài vào Việt Nam giao dịch mua hàng, thông tin thương mại… Cùng với đó, chương trình tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường nội địa, nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, góp phần củng cố và phát triển thị trường trong nước.
So với những năm trước, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2018 có nhiều điểm mới khi tập trung hỗ trợ các đề án trọng điểm theo ngành hàng, thị trường, ưu tiên phát triển thương hiệu cho một vài sản phẩm chủ lực theo từng năm. Chương trình đã phê duyệt 11 đề án mang tính trung hạn, tạo điều kiện cho đơn vị chủ trì và DN chủ động trong việc xây dựng kế hoạch triển khai xúc tiến thương mại cho cả giai đoạn 2018-2020.
Cùng với nhiều điểm mới trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2018, mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý Ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương.
Mục tiêu của Chương trình nhằm góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng DN; Hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương; Ứng phó kịp thời, hiệu quả với những phản ứng, biến đổi của thị trường xuất khẩu, nhập khẩu. Nghị định số 28/2018/NĐ-CP cũng quy định một số biện pháp phát triển ngoại thương, trong đó, quy định rất rõ về nội dung, nguồn kinh phí, nguyên tắc hỗ trợ và mức hỗ trợ… đối với đề án Xúc tiến thương mại quốc gia.
Trong giai đoạn vừa qua, theo thống kê chưa đầy đủ từ các đơn vị chủ trì, Chương trình triển khai thực hiện gần 500 đề án xúc tiến xuất khẩu, hỗ trợ trên 10.000 lượt doanh nghiệp tham gia phát triển thị trường xuất khẩu, tổng giá trị hợp đồng và giao dịch trực tiếp tại các sự kiện XTTM đạt hơn 5 tỷ đô la Mỹ (chưa tính kết quả từ giá trị hợp đồng xuất khẩu mà các doanh nghiệp có được sau khi tham gia các hoạt động của Chương trình).[2]
- Về phát triển thị trường xuất khẩu
Chương trình XTTM quốc gia đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong các năm qua và đạt xuất siêu nhiều năm. Chương trình đã tạo điều kiện cho sản phẩm xuất khẩu Việt Nam giữ vững và phát triển tại các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… ; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục quay trở lại thị trường Liên bang Nga - Đông Âu; khai thác các cơ hội từ thị trường đã ký FTA; tăng cường hoạt động tại thị trường mới như Mỹ La tinh, Trung Đông và Châu Phi. Chương trình đã hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và tạo uy tín về hàng hóa Việt Nam tại thị trường các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Myanmar…
Chương trình đã triển khai tốt các hoạt động thực hiện cam kết song phương và đa phương giữa Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và các nước láng giềng, các nước trong khu vực, một mặt hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, mặt khác góp phần duy trì và phát triển quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội với các nước trong khu vực.
Chương trình đã ưu tiên nguồn lực hỗ trợ nhóm ngành nông nghiệp, thủy sản phát triển thị trường xuất khẩu. Hàng năm, Chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các sự kiện XTTM quốc tế có uy tín như các hội chợ triển lãm hàng đầu thế giới về nông sản, thực phẩm tại các thị trường trọng điểm.
Đối với nhóm hàng công nghiệp, Chương trình tập trung hỗ trợ các ngành sử dụng nhiều lao động (dệt may, da giày) và ngành hàng công nghệ cao (phần mềm, công nghiệp sáng tạo) thông qua thực hiện các hoạt động tổ chức tham gia các các hội chợ chuyên ngành có uy tín trên thế giới, tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng, đón nhà nhập khẩu vào Việt Nam mua hàng.
- Về nâng cao năng lực cho doanh nghiệp và hệ thống tổ chức XTTM
Trong giai đoạn qua, Chương trình đã thực hiện muc tiêu nâng cao năng lực XTTM cho hệ thống các cơ quan XTTM Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp thông qua các hoạt động:
+ Triển khai thường xuyên các đề án đào tạo về kỹ năng XTTM cho các tổ chức XTTM, doanh nghiệp tham gia Chương trình.
+ Đào tạo kỹ năng xây dựng kế hoạch, quản lý và thực hiện sự kiện XTTM cho các đơn vị chủ trì.
+ Thông qua hỗ trợ các hoạt động cụ thể của chương trình đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ trì, doanh nghiệp thực hiện triển khai các hoạt động XTTM. Qua đó, vai trò và năng lực của các tổ chức XTTM từ trung ương đến địa phương, các hiệp hội ngành hàng đã có những tiến bộ. Năng lực tham gia hoạt động XTTM của doanh nghiệp cũng được nâng cao: Doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc tham gia hoạt động XTTM trong và ngoài nước, tận dụng mọi cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận được với công nghệ mới, các tiến bộ kỹ thuật, nhận định được xu hướng thị trường để xây dựng định hướng chiến lược phát triển phát triển các nguồn lực, phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu.
+ Chương trình hỗ trợ tăng cường tính liên kết XTTM giữa các hiệp hội ngành hàng và các địa phương, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả công tác XTTM.
2. Hạn chế, bất cập
Một số hạn chế bất cập của việc triển khai thực hiện Chương trình XTTM quốc gia theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg
Về các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước
Đối với hoạt động xúc tiến thương mại trong nước, vẫn còn một số trường hợp, việc tổ chức các phiên chợ, hội chợ tại địa phương còn chưa đạt yêu cầu đề ra. Hàng hóa chưa phong phú, đa dạng, việc tổ chức dàn dựng gian hàng tại một số phiên chợ ở địa phương còn sơ sài, chưa gây ấn tượng tốt. Tham gia các phiên chợ phần lớn là DN thương mại nên mới chỉ tập trung vào việc bán hàng, chưa chú trọng giới thiệu, tuyên truyền quảng bá sản phẩm, nghiên cứu, thăm dò nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng…
- Về xây dựng, thực hiện đề án
Nguồn lực XTTM dàn trải, phân tán nhiều lĩnh vực. Do đó, các đề án XTTM quốc gia giai đoạn vừa qua có quy mô nhỏ, đặc biệt là hoạt động XTTM thông qua việc tham gia Hội chợ triển lãm quốc tế tại nước ngoài. Do hạn chế về nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước cũng như nguồn lực của doanh nghiệp, khu gian hàng Việt Nam thường chỉ có quy mô khiêm tốn so với khu gian hàng các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc…, đầu tư cho hoạt động quảng bá, trình diễn sản phẩm cũng hạn chế đã ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút khách thăm quan, giao dịch. Thêm nữa, Chương trình chưa xây dựng được đề án mang tính chuyên sâu đòi hỏi kinh phí lớn cũng như nghiệp vụ XTTM phức tạp như nghiên cứu thị trường chuyên sâu, quảng bá ngành hàng xuất khẩu... Hoạt động đào tạo phát triển sản phẩm chưa thực hiện được nhiều đề án chuyên sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
Chương trình tuy đã tạo ra sự liên kết hoạt động XTTM vùng miền, xây dựng kế hoạch luân phiên tổ chức sự kiện XTTM cấp vùng giữa các địa phương nhưng do hạn chế về nguồn lực nên các sự kiện này mới chỉ thực hiện được nhiệm vụ hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm địa phương tại thị trường trong nước, chưa được đầu tư đúng mức, đặc biệt là kinh phí cho khâu tuyên truyền quảng bá nhằm thu hút khách thăm quan và nhà mua hàng quốc tế.
- Về nội dung hỗ trợ
+ Cơ chế hiện hành chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến nhập khẩu sản phẩm, nguyên liệu, thiết bị nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, sản phẩm công nghệ, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước; Chưa có cơ chế hỗ trợ hoạt động XTTM trên môi trường mạng.
+ Cơ chế hiện này quy định các hạng mục nội dung hỗ trợ đối với nhiều hoạt động còn chưa sát với yêu cầu thực tế triển khai gây khó khăn cho các đơn vị chủ trì triển khai đề án, đặc biệt đề án cần huy động sự đóng góp tài chính của doanh nghiệp để trang trải hoạt động phục vụ hiệu quả chung.
Do đó cần quy định đầy đủ hơn các nội dung hoạt động XTTM phát triển ngoại thương phù hợp với các quy định tại Nghị định số 28/2018/NĐ-CP đồng thời giao Bộ Công Thương hướng dẫn các nội dung hỗ trợ cụ thể phù hợp với thức tế đảm bảo tính khả thi và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan xúc tiến thương mại và doanh nghiệp triển khai thực hiện hoạt động XTTM.
- Về mức hỗ trợ
+ Cơ chế hỗ trợ hiện hành đối với hoạt động xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu còn chưa phù hợp. Với tỉ lệ hỗ trợ là 50%, 70% cho các hoạt động tổ chức hội chợ triển lãm tại Việt Nam, đào tạo tập huấn phục vụ xúc tiến xuất khẩu, tuyên truyền quảng bá ngành hàng, chỉ dẫn địa lý...thì dẫn đến việc một số hoạt động mang tính chất chung cho cả ngành thì không thể triển khai đươc như: Việc quảng bá ngành hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế, hoạt động này đòi hỏi kinh phí triển khai lớn, năng lực XTTM chuyên sâu, trong khi nhà nước chỉ hỗ trợ 70% kinh phí, đơn vị chủ trì phải huy động nguồn đối ứng từ một nhóm doanh nghiệp hoặc từ nguồn khác để thực hiện chung cho cả ngành. Trên thực tế, việc huy động kinh phí từ doanh nghiệp cho hoạt động quảng bá ngành chưa tác động trực tiếp và ngay lập tức đến lợi ích của doanh nghiệp là rất khó khăn, và hầu hết các đơn vị chủ trì chưa thực hiện được (trong giai đoạn qua chỉ thực hiện được 1 đề án quảng bá ngành chè xuất khẩu nhưng với qui mô rất nhỏ)
Ngoài ra, việc quy định tỉ lệ hỗ trợ này còn gây khó khăn các đơn vị thực hiện trong việc trong việc lập hóa đơn, chứng từ và thanh quyết toán kinh phí (phải chia tách hóa đơn thanh toán tương ứng các nguồn kinh phí khác nhau)
Quyết định sửa đổi, bổ sung sẽ quy định lại mức hỗ trơ tối đa 100% các hạng mục được hỗ trợ nhằm đảm bảo tăng tính khả thi đối với các đề án XTTM phát triển ngoại thương, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thực hiện kinh phí cho Chương trình.
- Về tổng mức kinh phí hỗ trợ Chương trình
Kinh phí hỗ trợ thực hiện XTTM phát triển xuất khẩu được ngân sách nhà nước cấp còn hạn chế. Hàng năm, nội dung này được bố trí kinh phí thực hiện trung bình khoảng 60-70 tỷ đồng, tương đương khoảng hơn 3 triệu USD (trong tổng số 100 tỷ đồng cho cả 3 nội dung của Chương trình XTTMQG).
Nguồn kinh phí này rất hạn chế so với nhu cầu (hỗ trợ) XTTM của hiệp hội ngành hàng, khó triển khai thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại với quy mô lớn, có chiều sâu, chỉ đáp ứng được 30% so với nhu cầu.
Về kinh nghiệm quốc tế: Qua tìm hiểu thông tin từ các đối tác nước ngoài, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và tài liệu phân tích từ các tổ chức XTTM nước ngoài thì kinh phí dành cho hoạt động XTTM của các nước trên thế giới lớn hơn Việt Nam nhiều lần: Trung Quốc chi cho hoạt động XTTM thông qua Ủy ban XTTM Trung Quốc (CCPIT) trung bình 3 năm gần đây là 100 triệu NDT/năm tương đương khoảng 15 triệu USD để hỗ trợ riêng hoạt động XTTM; Chính phủ Hàn quốc đã dành một khoản 372,9 tỷ Won tương đương khoảng 330 triệu USD cho các hoạt động khảo sát thị trường nước ngoài và các đoàn thương mại. Thái Lan đầu tư cho hoạt động XTTM hơn 1,6 tỷ Baht/năm tương đương khoảng 57 triệu USD (theo số thống kê chưa đầy đủ đối với thị trường Việt Nam chỉ tính riêng phần kinh phí để tổ chức các hội chợ tại Việt Nam là trên 100 tỷ đồng) và XTTM tại thị trường CLMV ước khoảng 25% tổng ngân sách chi cho hoạt động XTTM của Thái Lan.
Như vậy, ngân sách chi cho hoạt động XTTM của Việt Nam rất hạn chế, chỉ bằng khoảng 1,2% của Hàn Quốc, 7,7% của Thái Lan.
3. Phương hướng giải quyết bất cập
Về cơ sở pháp lý:
- Bộ Công Thương đang trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg, trên cơ sở nội dung các hoạt động XTTM định hướng xuất khẩu quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg; bổ sung các nội dung mới về XTTM phát triển ngoại thương được quy định tại điều 15 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP, rà soát bổ sung các hoạt động diễn ra trên thực tiễn nhưng chưa được quy định trong Chương trình hiện nay, rà soát lại các hoạt động không khả thi, không phù hợp trong giai đoạn hiện nay, điều chỉnh các quy định mức hỗ trợ, nội dung hỗ trợ hoạt động XTTM phù hợp với Nghị định số 28/2010/NĐ-CP và thực tiễn triển khai hoạt động XTTM.
- Tên Chương trình giữ nguyên tên gọi “Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia” vừa đảm bảo tính kế thừa của văn bản pháp luật và tính liên tục của cơ chế hỗ trợ hoạt động XTTM, phù hợp với quy định Chương trình cấp quốc gia về XTTM của Nghị định số 28/2018/NĐ-CP.
Về phía cơ quan quản lý:
Thứ nhất, tập trung triển khai các chương trình hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với nhiều hình thức mới đa dạng, thiết thực, hiệu quả như: Tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành, tổ chức đoàn giao dịch thương mại giúp duy trì kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm, mở rộng thị trường xuất khẩu tại các thị trường mới, thị trường tiềm năng…
Tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm các thị trường mới, tiềm năng, trong đó hướng sự chú ý tới các thị trường Việt Nam đã hoặc chuẩn bị ký kết các FTA, nơi các sản phẩm của Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu lớn trong tương lai.
Thứ hai, dành nhiều hơn nữa nguồn lực hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, phát triển khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm. Huy động tối đa các nguồn lực, trong đó ưu tiên các nguồn lực ngoài Nhà nước để phục vụ hoạt động thông tin xúc tiến thương mại.
Thứ ba, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng thông tin xúc tiến thương mại. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để đẩy mạnh hoạt động thu thập, trao đổi, mua bán thông tin xúc tiến thương mại từ các tổ chức kinh tế, thương mại và chuyên ngành xúc tiến thương mại trong nước và ngoài nước để cập nhật vào cơ sở dữ liệu xúc tiến thương mại quốc gia.
Thứ tư, xây dựng các báo cáo chuyên đề xúc tiến thương mại đối với từng thị trường, ngành hàng, sản phẩm để cung cấp cho các hiệp hội, DN, tổ chức, cá nhân và đối tác trong và ngoài nước. Thực tế hiện nay, một số ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện thoại… đang tăng trưởng tích cực nhưng lại chưa bao hàm yếu tố bền vững, trong đó có vấn đề thị trường.
Thứ năm, tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin phục vụ công tác thông tin xúc tiến thương mại. Xây dựng phương án liên kết giữa cơ quan xúc tiến thương mại Trung ương và địa phương, các hiệp hội, DN trong thu thập, lưu trữ, cung cấp thông tin xúc tiến thương mại...
Thứ sáu, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn, tư vấn cho các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại địa phương tập trung nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp, cũng như năng lực xây dựng đề án, tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia, tập huấn cho DN các kỹ năng xúc tiến thương mại trước, trong và sau khi tham gia sự kiện xúc tiến thương mại.
Thứ bảy, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá tính hình thực hiện các đề án được phê duyệt, nắm bắt thông tin nhiều chiều để xử lý kịp thời, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, đồng thời làm cơ sở cho việc xét phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia trong những năm tiếp theo.
Về phía các hiệp hội, ngành hàng:
Thứ nhất, phối hợp với các cơ quan quản lý, các tổ chức xúc tiến thương mại cập nhật thông tin đầy đủ nhất về các thị trường trong và ngoài nước cho DN.
Thứ hai, phối hợp với các dự án quốc tế, tổ chức nước ngoài xây dựng chiến lược phát triển cho các ngành hàng và nâng cao năng lực xuất khẩu cho các DN.
Thứ ba, tăng cường liên kết với các cơ quan, tổ chức liên quan và các tập đoàn đa quốc gia để đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị quốc tế và quan trọng nhất là thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho DN Việt Nam trong xây dựng và phát triển thương hiệu của hàng Việt, nhờ đó tăng khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thứ tư, tổ chức đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng thông tin xúc tiến thương mại cho cán bộ, nhân viên của các cơ quan xúc tiến thương mại Trung ương và địa phương, các hiệp hội, DN, tổ chức, cá nhân có nhu cầu để đáp ứng yêu cầu thực tế... Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thông tin xúc tiến thương mại.
Về phía doanh nghiệp:
Một là, chủ động hơn trong việc tìm kiếm bạn hàng và thị trường, phát huy tốt tinh thần Nhà nước và DN cùng đồng hành. Nhà nước sẽ không làm thay DN mà chỉ hỗ trợ DN trong các hoạt động xúc tiến thương mại.
Hai là, DN cần chú trọng nâng cao hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cho hàng hóa của mình, xây dựng và phát triển thương hiệu, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng kiến nghị, các DN Việt Nam cần chủ động, sáng tạo hơn trong việc tìm hiểu thông tin và tham gia vào mạng lưới xúc tiến thương mại để thường xuyên được tiếp cận các cơ hội mà hoạt động xúc tiến thương mại đem lại.
Ba là, nâng cao năng lực công tác thông tin xúc tiến thương mại. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác thông tin xúc tiến thương mại thông qua đổi mới về mô hình, phương thức, cơ chế tài chính thực hiện thông tin xúc tiến thương mại; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng nguồn thông tin xúc tiến thương mại đáp ứng yêu cầu của sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
4. Sự phù hợp với các cam kết quốc tế
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các nước tham gia vào các hiệp định thương mại song phương, đa phương, nhiều khoản hỗ trợ mang tính trợ cấp trực tiếp của Chính phủ trước đây buộc phải bãi bỏ. Việc hỗ trợ thông qua các hoạt động XTTM là xu hướng chung của các nước trên thế giới và không vi phạm các cam kết của Việt Nam đã ký (không phải là trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức cấp phát trực tiếp từ ngân sách Nhà nước như bù lỗ cho hoạt động xuất khẩu, thưởng theo kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất cho hợp đồng xuất khẩu và trợ cấp thay thế nhập khẩu dưới hình thức trợ cấp để khuyến khích sử dụng đầu vào trong nước, khuyến khích nội địa hóa).
Hơn nữa, trước tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu ngày càng sâu rộng, các hàng rào thương mại truyền thống như thuế quan dần dần được dỡ bỏ, các cam kết mở cửa thị trường được đẩy mạnh cùng với sự gia tăng của các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương là nguyên nhân dẫn đến các biện pháp phòng vệ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp hoặc thuế tự vệ ngày càng được các nước sử dụng nhiều như một công cụ hợp pháp để tăng thuế nhập khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước
Do đó, Việt Nam cần ưu tiên đẩy mạnh hoạt động XTTM nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu; chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô nhằm phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao, song song với việc phát triển nhập khẩu có hiệu quả nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Từ thực tiễn đó, nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên thì việc tiếp tục thực hiện Chương trình XTTM quốc gia và hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ XTTM là cần thiết, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa thị trường, ứng phó kịp thời các biến động, thay đổi chính sách của các thị trường.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Quản lý Ngoại thương năm 2017
2. Nghị định số 28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý Ngoại thương;
3. Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại quốc gia trong tình hình mới - Ths. Nguyễn Thùy Vân - Đại học Thương mại
4. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 228/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực công tác thông tin xúc tiến thương mại giai đoạn 2016-2020;
5. Việt Nga (2018), Xúc tiến thương mại năm 2018: Sáng tạo, đổi mới, hiệu quả, Báo Công Thương điện tử;
6. Một số website: moit.gov.vn, vietrade.gov.vn, baocongthuong.com.vn, dddn.com.vn…
[1] http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nang-cao-hieu-qua-xuc-tien-thuong-mai-quoc-gia-trong-tinh-hinh-moi-137754.html
[2] https://baomoi.com/hapro-tang-cuong-xuc-tien-thuong-mai-day-manh-xuat-khau-sau-co-phan-hoa/c/28285440.epi