19/03/2019
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Quyền khởi kiện của đương sự trong tố tụng dân sựĐặt vấn đề
Quyền con người nói chung, quyền khởi kiện nói riêng là một trong những quyền cơ bản của con người đã được quy định trong các văn kiện pháp lý quốc tế như Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về quyền con người năm 1946, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966. Ở nước ta, quyền khởi kiện của đương sự cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, đồng thời được thể chế hóa cụ thể trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Để chứng minh quyền khởi kiện của đương sự trong tố tụng dân sự thì trước tiên ta phải hiểu vụ án dân sự là gì? Vụ án dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự đó là các tranh chấp nảy sinh từ các quan hệ hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại và các quan hệ dân sự trong đời sống xã hội khác. Việc những chủ thể của những quan hệ đó có tranh chấp và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Nhà nước giải quyết được gọi là các vụ án dân sự. Các tranh chấp dân sự được coi là vụ án dân sự khi có chủ thể trong quan hệ tranh chấp đó đưa vấn đề tranh chấp ra trước Tòa án để được giải quyết, việc đưa vấn đề tranh chấp đó ra trước cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước được gọi là “khởi kiện”.
Vậy khởi kiện vụ án dân sự là như thế nào? Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thế khái niệm khởi kiện vụ án dân sự. Theo đó, các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Như vậy, thông qua các quy định của pháp luật có thể hiểu “khởi kiện vụ án dân sự là hành vi của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền, tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp đưa vấn đề có tranh chấp ra trước tòa án có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
1. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự
Thứ nhất, quyền khởi kiện vụ án dân sự. Nói đến điều kiện khởi kiện thì điều đầu tiên cần nhắc đến đó là quyền khởi kiện vụ án. Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đối với quyền khởi kiện thì điều cơ bản nhất người khởi kiện cần biết đó là khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể tự mình hoặc thông qua người khác để khởi kiện. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án khi có đơn khởi kiện của các chủ thể và cũng chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Việc các chủ thể của những quan hệ đó có tranh chấp và được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước giải quyết được gọi là các vụ án dân sự. Các tranh chấp dân sự được coi là vụ án dân sự khi có chủ thể trong quan hệ tranh chấp đó đưa vấn đề tranh chấp ra Trước tòa án để giải quyết đó gọi là “khởi kiện”.
Chủ thể khởi kiện khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì các chủ thể bằng cách thông qua con đường khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền dân sự phải chấm dứt hành vi trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại hoặc phải chịu chế tài phạt vi phạm…Bên cạnh đó, pháp luật còn cho phép trong một số trường hợp khi cho rằng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng hay lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm thì một số đối tượng nhất định cũng có quyền khởi kiện nhằm đảm bảo công lý, công bằng trong xã hội. Cụ thể, về quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, Điều 187 BLTTDS năm 2015 quy định như sau: “Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình”.
Như vậy, đối với quyền khởi kiện thì điều cơ bản nhất là người khởi kiện cần biết đó là khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể tự mình hoặc thông qua người khác để khởi kiện. ví dụ: Ngày 01/7/2013, ông A vay của bà B số tiền 250.000.000 đồng, thời hạn vay là 01 năm kể từ ngày hai bên xác lập hợp đồng, tuy nhiên thì trong hợp đồng lại không đề cập đến mục đích vay tiền. Trong trường hợp này, ông A chỉ có quyền khởi kiện bà B khi hết thời hạn vay theo thỏa thuận (sau ngày 01/7/2014), còn trong thời hạn vay thì ông A không có quyền khởi kiện, hay nói cách khác là chưa đủ điều kiện khởi kiện để khởi kiện bà B.
Thứ hai, điều kiện khởi kiện. Để khởi kiện vụ án dân sự, chủ thể khởi kiện phải có đủ các điều kiện sau:
Một là, chủ thể khởi kiện phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, đất đai, nhà ở. Bởi quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự chỉ có được khi chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung: quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, đất đai, nhà ở. Chủ thể không có quyền, lợi ích dân sự, không có quyền khởi kiện trừ một số trường hợp ngoại lệ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, mặc dù người khởi kiện có quyền, lợi ích dân sự nhưng quyền, lợi ích đó không hoặc chưa bị xâm phạm thì cũng chưa đủ điều kiện khởi kiện vụ án dân sự. Về nguyên tắc, chỉ có cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích bị xâm phạm mới có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền hay lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách, trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật quy định quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức gồm: Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hợp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện trong trường hợp cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Đối với những cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng mà có quyền lợi cần phải được bảo vệ thì họ không thể tự mình khởi kiện vụ án được mà phải do người đại diện thay mặt để thực hiện việc khởi kiện vụ án. Pháp luật cũng đòi hỏi cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (Điều 186 BLTTDS 2015). Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong TTDS, nó không cho phép người không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật lợi dụng quyền khởi kiện để rồi lại xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Cá nhân khi đã có năng lực chủ thể đầy đủ thì có thể tự mình khởi kiện hoặc làm giấy ủy quyền cho một người khác có năng lực hành vi thay mặt mình khởi kiện, trừ việc ly hôn.
Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Các cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm phạm hoặc tranh chấp. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức còn khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của pháp luật. Ngoài những trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác được khởi kiện những vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định tại các Điều 119, Điều 102 LHN&GĐ năm 2014, BLTTDS năm 2015 còn quy định các cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách (Điều 187 BLTTDS năm 2015). Để có nhận thức thống nhất về các loại cơ quan, tổ chức được khởi kiện vụ án dân sự cần có sự phân biệt như sau:
Các bộ phận, đơn vị, văn phòng đại diện của các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, phụ thuộc vào các cơ quan nhà nước không phải là pháp nhân, không có quyền khởi kiện vụ án dân sự.
Các tổ chức quy định trong Điều 1 BLTTDS bao gồm các tổ chức có tư cách pháp nhân và các tổ chức không có tư cách pháp nhân. Các tổ chức không có tư cách pháp nhân được khởi kiện vụ án dân sự phải là những tổ chức được pháp luật quy định có quyền tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Hai là, vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Việc xác định thẩm quyền là một điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động bình thường và hợp lý của bộ máy nhà nước. Đồng thời, việc phân định thẩm quyền giữa các tòa án cũng góp phần cho các Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ và người dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện. Thẩm quyền của Tòa án được xác định một cách chính xác sẽ tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ của Tòa án, góp phần giải quyết đúng đắn, tạo điều kiện cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Để vụ án dân sự được thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể: vụ án mà chủ thể khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định trong BLTTDS năm 2015. Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó.
Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Việc xác định thẩm quyền là một điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động bình thường và hợp lý của bộ máy nhà nước. Đồng thời việc phân định thẩm quyền giữa các Tòa án cũng góp phần cho các Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và người dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện. Thẩm quyền của Tòa án được xác định một cách chính xác sẽ tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ của Tòa án với các cơ quan nhà nước khác, giữa các Tòa án và các bộ phận trong một Tòa án, góp phần giải quyết đúng đắn, tạo điều kiện cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để vụ án được thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể: (1) Vụ án mà chủ thể khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 BLTTDS năm 2015; (2) Vụ án được khởi kiện phải đúng với cấp tòa án có thẩm quyền quy định tại Điều 35, 36, 37, 38 BLTTDS năm 2015; (3) Vụ việc được khởi kiện đúng thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy định tại Điều 39 BLTTDS năm 2015; (4) Trong trường hợp người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án theo Điều 40 BLTTDS năm 2015 thì yêu cầu đương sự cam kết không khởi kiện tại các Tòa án khác. Nếu do thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết thì phải kiểm tra tính hợp pháp của thỏa thuận; (5) Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó; (6) Khi xác định thẩm quyền, Tòa án cũng phải xác định đó là loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại hay lao động để vào sổ thụ lý loại án đúng với quy định. Việc xác định này có ý nghĩa rất lớn khi xác định các quy phạm pháp luật nội dung để áp dụng. Chẳng hạn nếu đó là tranh chấp về hôn nhân và gia đinh sẽ áp dụng các quy định trong LHNHĐ, BLDS... Nếu là tranh chấp lao động sẽ áp dụng BLLĐ...
Ba là, vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động để bảo vệ quyền, lợi ích bị xâm phạm. Hết thời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định tại Điều 185 BLTTDS năm 2015, riêng đối với yêu cầu hoàn trả lại tài sản thuộc sở hữu nhà nước, yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại tranh chấp mà pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện. Cũng theo quy định tại Điều 186 BLTTDS , để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ, pháp luật quy định không tính vào thời hiệu khởi kiện, khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan, người có quyền khởi kiện chưa thành niên, bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chưa có người đại diện, người đại diện của họ bị chết mà chưa có người thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện.
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động để bảo vệ quyền lợi ích bị xâm phạm. Hết thời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định tại Điều 185 BLDS năm 2015, riêng đối với yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu nhà nước; yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Quy định thời hiệu khởi kiện góp phần quan trọng vào việc ổn định các quan hệ kinh tế – xã hội, hạn chế việc lạm dụng quyền khởi kiện. Tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại tranh chấp mà pháp luật quy định thời hiệu khác nhau.
Trên thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan mà việc khởi kiện không được thực hiện trong thời hạn quy định. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, pháp luật quy định không tính vào thời hiệu khởi kiện khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng; trở ngại khách quan; người có quyền khởi kiện chưa thành niên, bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chưa có người đại diện; người đại diện của họ bị chết mà chưa có người thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện (Điều 186 BLTTDS năm 2015).
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được quy định cụ thể trong BLDS năm 2015, Luật Thương mại năm 2005, Bộ luật Lao động năm 2012.
Bốn là,, sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu sự việc đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, trừ những trường hợp quy định tại điểm c, Khoản 3 Điều 192; điểm c khoản 1 Điều 217 của BLTTDS năm 2015. Điều kiện này nhằm bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định, sự ổn định của các quan hệ xã hội, một việc đã được giải quyết thì không giải quyết lại nữa để tránh tình trạng chồng chéo cũng một việc mà nhiều cơ quan giải quyết và tránh việc cố tình kéo dài việc khiếu kiện của đương sự.
Nếu sự việc đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, trừ các trường hợp sau đây: (1) Yêu cầu xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại; (2) Yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ; (3) Bản án, quyết định của tòa án bác đơn xin ly hôn; (4) Vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu; (5) Các trường hợp khác pháp luật quy định.
Ngoài ra, khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 193 BLTTDS năm 2015) thì đương sự có quyền khởi kiện lại.
Tòa án chỉ được thụ lý giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. Điều kiện này nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định, sự ổn định của các quan hệ xã hội, một việc đã được giải quyết thì không giải quyết lại nữa để tránh tình trạng chồng chéo cũng một sự việc mà nhiều cơ quan giải quyết và tránh việc cố tình kéo dài việc khiếu kiện của đương sự.
Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì người khởi kiện mới có quyền khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự.
2. Những trường hợp không có quyền khởi kiện
Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/05/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP) hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật TTDS số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án. Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau: (1) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; (2) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó; (3) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; (4) Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng; (5) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; (6) Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này; Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện; (7) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao chụp và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 quy định, đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong những trường hợp sau: (1) Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; (2) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; (3) Đã có đủ điều kiện khởi kiện; (4) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, người khởi kiện không có quyền khởi kiện khi thuộc một trong những trường hợp sau: (1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186, Điều 187 BLTTDS năm 2015.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186 là trường hợp người làm đơn khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình là người đại diện hợp pháp;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 187 là trường hợp người làm đơn khởi kiện không thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.
Ví dụ: Tổ chức A không phải là tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, họ cho rằng Công ty B bán hàng hóa không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng như đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết dẫn đến việc chị C (người tiêu dùng) mua sử dụng bị thiệt hại nên Tổ chức A làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty B bồi thường thiệt hại cho chị C. Trường hợp này, tổ chức A không có quyền khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 3 Điều 187 BLTTDS năm 2015.
(2) Yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ.
Ví dụ: Cụ C chết năm 2010, để lại di sản là căn nhà D nhưng không có di chúc và không có thỏa thuận khác. Cụ C có con là ông E (còn sống, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Điều 621 BLDS năm 2015). Trường hợp này, theo quy định của pháp luật về thừa kế thì anh H là con của ông E không có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản của cụ C theo pháp luật.
Thứ hai, chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015).
(1). Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.
Ví dụ: Công ty A là người sử dụng lao động ký hợp đồng với ông B, trong hợp đồng ghi rõ ông B sẽ được Công ty cho đi học nghề 01 năm, đồng thời ông B có nghĩa vụ làm việc tại Công ty ít nhất là 05 năm kể từ thời điểm học xong. Tuy nhiên, sau khi học xong ông B chỉ làm việc ở Công ty A 02 năm. Công ty A khởi kiện ông B ra Tòa án buộc ông B hoàn trả chi phí đào tạo học nghề khi chưa tiến hành hòa giải của hòa giải viên lao động. Trường hợp này, theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Lao động năm 2012, khoản 1 Điều 32 BLTTDS năm 2015 thì Công ty A chưa đủ điều kiện khởi kiện vụ án.
(2). Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Thứ ba, vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (quy định tại điểm d khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015).
Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án là trường hợp mà theo quy định của pháp luật thì các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc đang do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết. Ví dụ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai mà đối với thửa đất đó cơ quan, tổ chức, cá nhân không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì có quyền lựa chọn Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về TTDS hoặc UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết tranh chấp. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền và cơ quan đó đang giải quyết tranh chấp thì vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của pháp luật TTDS.
Thứ tư, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án (khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015). (1) Người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 và các trường hợp khác mà pháp luật có quy định; (2) Khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 không quy định căn cứ trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết, vì vậy, Tòa án không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để trả lại đơn khởi kiện. Trường hợp kể từ ngày 01/01/2012, Tòa án trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết và thời hạn giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện đã hết mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại vụ án đó thì Tòa án xem xét thụ lý vụ án theo thủ tục chung; (3) "Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật" quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 là các trường hợp trong BLTTDS năm 2015 chưa quy định nhưng đã được quy định trong Nghị quyết này, các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
"Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật" quy định trong Nghị quyết này là:
a) Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01/01/2017, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do "thời hiệu khởi kiện đã hết" nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015.
Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01/01/2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó;
b) Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01/01/2017 Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án chia thừa kế đối với di sản thừa kế đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 và điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 và Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01/01/2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó.
ThS. Đoàn Thị Ngọc Hải
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2015;
2. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
3. Luật Đất đai năm 2013;
4. Bộ luật Lao động năm 2012;
5. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;
6. Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/05/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP) hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật TTDS số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án;
7. Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 của PGS.TS Trần Anh Tuấn, NXB Tư pháp.
Đặt vấn đề
Quyền con người nói chung, quyền khởi kiện nói riêng là một trong những quyền cơ bản của con người đã được quy định trong các văn kiện pháp lý quốc tế như Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về quyền con người năm 1946, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966. Ở nước ta, quyền khởi kiện của đương sự cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, đồng thời được thể chế hóa cụ thể trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Để chứng minh quyền khởi kiện của đương sự trong tố tụng dân sự thì trước tiên ta phải hiểu vụ án dân sự là gì? Vụ án dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự đó là các tranh chấp nảy sinh từ các quan hệ hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại và các quan hệ dân sự trong đời sống xã hội khác. Việc những chủ thể của những quan hệ đó có tranh chấp và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Nhà nước giải quyết được gọi là các vụ án dân sự. Các tranh chấp dân sự được coi là vụ án dân sự khi có chủ thể trong quan hệ tranh chấp đó đưa vấn đề tranh chấp ra trước Tòa án để được giải quyết, việc đưa vấn đề tranh chấp đó ra trước cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước được gọi là “khởi kiện”.
Vậy khởi kiện vụ án dân sự là như thế nào? Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thế khái niệm khởi kiện vụ án dân sự. Theo đó, các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Như vậy, thông qua các quy định của pháp luật có thể hiểu “khởi kiện vụ án dân sự là hành vi của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền, tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp đưa vấn đề có tranh chấp ra trước tòa án có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
1. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự
Thứ nhất, quyền khởi kiện vụ án dân sự. Nói đến điều kiện khởi kiện thì điều đầu tiên cần nhắc đến đó là quyền khởi kiện vụ án. Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đối với quyền khởi kiện thì điều cơ bản nhất người khởi kiện cần biết đó là khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể tự mình hoặc thông qua người khác để khởi kiện. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án khi có đơn khởi kiện của các chủ thể và cũng chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Việc các chủ thể của những quan hệ đó có tranh chấp và được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước giải quyết được gọi là các vụ án dân sự. Các tranh chấp dân sự được coi là vụ án dân sự khi có chủ thể trong quan hệ tranh chấp đó đưa vấn đề tranh chấp ra Trước tòa án để giải quyết đó gọi là “khởi kiện”.
Chủ thể khởi kiện khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì các chủ thể bằng cách thông qua con đường khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền dân sự phải chấm dứt hành vi trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại hoặc phải chịu chế tài phạt vi phạm…Bên cạnh đó, pháp luật còn cho phép trong một số trường hợp khi cho rằng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng hay lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm thì một số đối tượng nhất định cũng có quyền khởi kiện nhằm đảm bảo công lý, công bằng trong xã hội. Cụ thể, về quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, Điều 187 BLTTDS năm 2015 quy định như sau: “Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình”.
Như vậy, đối với quyền khởi kiện thì điều cơ bản nhất là người khởi kiện cần biết đó là khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể tự mình hoặc thông qua người khác để khởi kiện. ví dụ: Ngày 01/7/2013, ông A vay của bà B số tiền 250.000.000 đồng, thời hạn vay là 01 năm kể từ ngày hai bên xác lập hợp đồng, tuy nhiên thì trong hợp đồng lại không đề cập đến mục đích vay tiền. Trong trường hợp này, ông A chỉ có quyền khởi kiện bà B khi hết thời hạn vay theo thỏa thuận (sau ngày 01/7/2014), còn trong thời hạn vay thì ông A không có quyền khởi kiện, hay nói cách khác là chưa đủ điều kiện khởi kiện để khởi kiện bà B.
Thứ hai, điều kiện khởi kiện. Để khởi kiện vụ án dân sự, chủ thể khởi kiện phải có đủ các điều kiện sau:
Một là, chủ thể khởi kiện phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, đất đai, nhà ở. Bởi quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự chỉ có được khi chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung: quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, đất đai, nhà ở. Chủ thể không có quyền, lợi ích dân sự, không có quyền khởi kiện trừ một số trường hợp ngoại lệ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, mặc dù người khởi kiện có quyền, lợi ích dân sự nhưng quyền, lợi ích đó không hoặc chưa bị xâm phạm thì cũng chưa đủ điều kiện khởi kiện vụ án dân sự. Về nguyên tắc, chỉ có cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích bị xâm phạm mới có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền hay lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách, trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật quy định quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức gồm: Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hợp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện trong trường hợp cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Đối với những cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng mà có quyền lợi cần phải được bảo vệ thì họ không thể tự mình khởi kiện vụ án được mà phải do người đại diện thay mặt để thực hiện việc khởi kiện vụ án. Pháp luật cũng đòi hỏi cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (Điều 186 BLTTDS 2015). Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong TTDS, nó không cho phép người không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật lợi dụng quyền khởi kiện để rồi lại xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Cá nhân khi đã có năng lực chủ thể đầy đủ thì có thể tự mình khởi kiện hoặc làm giấy ủy quyền cho một người khác có năng lực hành vi thay mặt mình khởi kiện, trừ việc ly hôn.
Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Các cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm phạm hoặc tranh chấp. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức còn khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của pháp luật. Ngoài những trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác được khởi kiện những vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định tại các Điều 119, Điều 102 LHN&GĐ năm 2014, BLTTDS năm 2015 còn quy định các cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách (Điều 187 BLTTDS năm 2015). Để có nhận thức thống nhất về các loại cơ quan, tổ chức được khởi kiện vụ án dân sự cần có sự phân biệt như sau:
Các bộ phận, đơn vị, văn phòng đại diện của các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, phụ thuộc vào các cơ quan nhà nước không phải là pháp nhân, không có quyền khởi kiện vụ án dân sự.
Các tổ chức quy định trong Điều 1 BLTTDS bao gồm các tổ chức có tư cách pháp nhân và các tổ chức không có tư cách pháp nhân. Các tổ chức không có tư cách pháp nhân được khởi kiện vụ án dân sự phải là những tổ chức được pháp luật quy định có quyền tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Hai là, vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Việc xác định thẩm quyền là một điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động bình thường và hợp lý của bộ máy nhà nước. Đồng thời, việc phân định thẩm quyền giữa các tòa án cũng góp phần cho các Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ và người dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện. Thẩm quyền của Tòa án được xác định một cách chính xác sẽ tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ của Tòa án, góp phần giải quyết đúng đắn, tạo điều kiện cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Để vụ án dân sự được thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể: vụ án mà chủ thể khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định trong BLTTDS năm 2015. Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó.
Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Việc xác định thẩm quyền là một điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động bình thường và hợp lý của bộ máy nhà nước. Đồng thời việc phân định thẩm quyền giữa các Tòa án cũng góp phần cho các Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và người dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện. Thẩm quyền của Tòa án được xác định một cách chính xác sẽ tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ của Tòa án với các cơ quan nhà nước khác, giữa các Tòa án và các bộ phận trong một Tòa án, góp phần giải quyết đúng đắn, tạo điều kiện cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để vụ án được thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể: (1) Vụ án mà chủ thể khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 BLTTDS năm 2015; (2) Vụ án được khởi kiện phải đúng với cấp tòa án có thẩm quyền quy định tại Điều 35, 36, 37, 38 BLTTDS năm 2015; (3) Vụ việc được khởi kiện đúng thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy định tại Điều 39 BLTTDS năm 2015; (4) Trong trường hợp người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án theo Điều 40 BLTTDS năm 2015 thì yêu cầu đương sự cam kết không khởi kiện tại các Tòa án khác. Nếu do thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết thì phải kiểm tra tính hợp pháp của thỏa thuận; (5) Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó; (6) Khi xác định thẩm quyền, Tòa án cũng phải xác định đó là loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại hay lao động để vào sổ thụ lý loại án đúng với quy định. Việc xác định này có ý nghĩa rất lớn khi xác định các quy phạm pháp luật nội dung để áp dụng. Chẳng hạn nếu đó là tranh chấp về hôn nhân và gia đinh sẽ áp dụng các quy định trong LHNHĐ, BLDS... Nếu là tranh chấp lao động sẽ áp dụng BLLĐ...
Ba là, vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động để bảo vệ quyền, lợi ích bị xâm phạm. Hết thời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định tại Điều 185 BLTTDS năm 2015, riêng đối với yêu cầu hoàn trả lại tài sản thuộc sở hữu nhà nước, yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại tranh chấp mà pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện. Cũng theo quy định tại Điều 186 BLTTDS , để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ, pháp luật quy định không tính vào thời hiệu khởi kiện, khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan, người có quyền khởi kiện chưa thành niên, bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chưa có người đại diện, người đại diện của họ bị chết mà chưa có người thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện.
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động để bảo vệ quyền lợi ích bị xâm phạm. Hết thời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định tại Điều 185 BLDS năm 2015, riêng đối với yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu nhà nước; yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Quy định thời hiệu khởi kiện góp phần quan trọng vào việc ổn định các quan hệ kinh tế – xã hội, hạn chế việc lạm dụng quyền khởi kiện. Tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại tranh chấp mà pháp luật quy định thời hiệu khác nhau.
Trên thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan mà việc khởi kiện không được thực hiện trong thời hạn quy định. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, pháp luật quy định không tính vào thời hiệu khởi kiện khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng; trở ngại khách quan; người có quyền khởi kiện chưa thành niên, bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chưa có người đại diện; người đại diện của họ bị chết mà chưa có người thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện (Điều 186 BLTTDS năm 2015).
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được quy định cụ thể trong BLDS năm 2015, Luật Thương mại năm 2005, Bộ luật Lao động năm 2012.
Bốn là,, sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu sự việc đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, trừ những trường hợp quy định tại điểm c, Khoản 3 Điều 192; điểm c khoản 1 Điều 217 của BLTTDS năm 2015. Điều kiện này nhằm bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định, sự ổn định của các quan hệ xã hội, một việc đã được giải quyết thì không giải quyết lại nữa để tránh tình trạng chồng chéo cũng một việc mà nhiều cơ quan giải quyết và tránh việc cố tình kéo dài việc khiếu kiện của đương sự.
Nếu sự việc đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, trừ các trường hợp sau đây: (1) Yêu cầu xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại; (2) Yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ; (3) Bản án, quyết định của tòa án bác đơn xin ly hôn; (4) Vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu; (5) Các trường hợp khác pháp luật quy định.
Ngoài ra, khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 193 BLTTDS năm 2015) thì đương sự có quyền khởi kiện lại.
Tòa án chỉ được thụ lý giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. Điều kiện này nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định, sự ổn định của các quan hệ xã hội, một việc đã được giải quyết thì không giải quyết lại nữa để tránh tình trạng chồng chéo cũng một sự việc mà nhiều cơ quan giải quyết và tránh việc cố tình kéo dài việc khiếu kiện của đương sự.
Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì người khởi kiện mới có quyền khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự.
2. Những trường hợp không có quyền khởi kiện
Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/05/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP) hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật TTDS số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án. Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau: (1) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; (2) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó; (3) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; (4) Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng; (5) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; (6) Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này; Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện; (7) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao chụp và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 quy định, đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong những trường hợp sau: (1) Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; (2) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; (3) Đã có đủ điều kiện khởi kiện; (4) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, người khởi kiện không có quyền khởi kiện khi thuộc một trong những trường hợp sau: (1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186, Điều 187 BLTTDS năm 2015.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186 là trường hợp người làm đơn khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình là người đại diện hợp pháp;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 187 là trường hợp người làm đơn khởi kiện không thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.
Ví dụ: Tổ chức A không phải là tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, họ cho rằng Công ty B bán hàng hóa không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng như đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết dẫn đến việc chị C (người tiêu dùng) mua sử dụng bị thiệt hại nên Tổ chức A làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty B bồi thường thiệt hại cho chị C. Trường hợp này, tổ chức A không có quyền khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 3 Điều 187 BLTTDS năm 2015.
(2) Yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ.
Ví dụ: Cụ C chết năm 2010, để lại di sản là căn nhà D nhưng không có di chúc và không có thỏa thuận khác. Cụ C có con là ông E (còn sống, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Điều 621 BLDS năm 2015). Trường hợp này, theo quy định của pháp luật về thừa kế thì anh H là con của ông E không có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản của cụ C theo pháp luật.
Thứ hai, chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015).
(1). Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.
Ví dụ: Công ty A là người sử dụng lao động ký hợp đồng với ông B, trong hợp đồng ghi rõ ông B sẽ được Công ty cho đi học nghề 01 năm, đồng thời ông B có nghĩa vụ làm việc tại Công ty ít nhất là 05 năm kể từ thời điểm học xong. Tuy nhiên, sau khi học xong ông B chỉ làm việc ở Công ty A 02 năm. Công ty A khởi kiện ông B ra Tòa án buộc ông B hoàn trả chi phí đào tạo học nghề khi chưa tiến hành hòa giải của hòa giải viên lao động. Trường hợp này, theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Lao động năm 2012, khoản 1 Điều 32 BLTTDS năm 2015 thì Công ty A chưa đủ điều kiện khởi kiện vụ án.
(2). Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Thứ ba, vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (quy định tại điểm d khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015).
Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án là trường hợp mà theo quy định của pháp luật thì các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc đang do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết. Ví dụ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai mà đối với thửa đất đó cơ quan, tổ chức, cá nhân không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì có quyền lựa chọn Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về TTDS hoặc UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết tranh chấp. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền và cơ quan đó đang giải quyết tranh chấp thì vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của pháp luật TTDS.
Thứ tư, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án (khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015). (1) Người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 và các trường hợp khác mà pháp luật có quy định; (2) Khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 không quy định căn cứ trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết, vì vậy, Tòa án không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để trả lại đơn khởi kiện. Trường hợp kể từ ngày 01/01/2012, Tòa án trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết và thời hạn giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện đã hết mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại vụ án đó thì Tòa án xem xét thụ lý vụ án theo thủ tục chung; (3) "Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật" quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 là các trường hợp trong BLTTDS năm 2015 chưa quy định nhưng đã được quy định trong Nghị quyết này, các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
"Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật" quy định trong Nghị quyết này là:
a) Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01/01/2017, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do "thời hiệu khởi kiện đã hết" nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015.
Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01/01/2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó;
b) Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01/01/2017 Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án chia thừa kế đối với di sản thừa kế đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 và điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 và Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01/01/2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó.
ThS. Đoàn Thị Ngọc Hải
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2015;
2. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
3. Luật Đất đai năm 2013;
4. Bộ luật Lao động năm 2012;
5. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;
6. Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/05/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP) hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật TTDS số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án;
7. Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 của PGS.TS Trần Anh Tuấn, NXB Tư pháp.