02/12/2016
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòngVừa qua, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 181/2016/TT-BQP ngày 04 tháng 11 năm 2016 hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng.Theo đó, Thông tư này hướng dẫn về hồ sơ, quy trình, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc giải quyết hưởng các chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất trong Bộ Quốc phòng.
Thông tư này áp dụng đối với: Quân nhân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; công nhân, viên chức quốc phòng; lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi chung là người lao động); Thân nhân người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; người hưởng lương hưu theo Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ Quân đội đã phục viên, xuất ngũ (sau đây được viết tắt là Nghị định số 159/2006/NĐ-CP); Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2006/NĐ-CP; Nghị định số 23/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong Quân đội, Công an đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc và Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động) và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập hồ sơ giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hướng dẫn tại Thông tư này.
Về hồ sơ, số hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và sổ bảo hiểm xã hội; thẩm quyền giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; chế độ ốm đau, thai sản và trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động thuộc các doanh nghiệp cấp 3, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định cụ thể tại Thông tư như sau:
Hồ sơ, số hồ sơ hưởng chế độ BHXH và sổ BHXH: Người lao động, thân nhân người lao động, người sử dụng lao động, cá nhân, tổ chức có liên quan khi cung cấp, kê khai, xác nhận, lập hồ sơ phải ghi đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã kê khai và xác nhận đó; Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ BHXH phải được lập đủ về số lượng, mẫu biểu phải thống nhất và được quản lý, lưu trữ theo quy định danh mục các quyết định của Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Số hồ sơ hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần, chế độ TNLĐ, BNN, chế độ tử tuất là số sổ BHXH. Trường hợp không thuộc diện cấp sổ BHXH thì số sổ hưu trí là số hồ sơ hoặc số sổ trợ cấp BHXH hằng tháng; Sổ BHXH (bao gồm tờ bìa và các trang tờ rời) của người lao động sau khi đã giải quyết hưởng chế độ hưu trí, tử tuất, BHXH một lần, được lưu trữ tại BHXH Bộ Quốc phòng.
Thẩm quyền giải quyết hưởng chế độ BHXH đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản và trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động thuộc các doanh nghiệp cấp 3, đơn vị sự nghiệp công lập:
Thẩm quyền giải quyết hưởng chế độ BHXH đối với hạ sĩ quan, binh sĩ: Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng lập hồ sơ giải quyết và chi trả chế độ xuất ngũ từ nguồn quỹ BHXH đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền; gửi quyết định, danh sách (kèm theo đĩa CD) về BHXH Bộ Quốc phòng để làm cơ sở quyết toán;
Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe đối với người lao động thuộc các doanh nghiệp cấp 3, đơn vị sự nghiệp công lập (thu nộp BHXH trực tiếp với BHXH Bộ Quốc phòng): Hằng tháng, lập hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản chuyển về BHXH Bộ Quốc phòng để thẩm định trực tiếp; nhận lại hồ sơ và tiến hành chi trả chế độ cho người lao động sau khi được BHXH Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Về mẫu, biểu hồ sơ giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, Thông tư nêu rõ: Người lao động; thân nhân người lao động; người sử dụng lao động, các tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ các mẫu, biểu hướng dẫn kèm theo Thông tư này để thực hiện. Mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu văn bản hướng dẫn tại Thông tư này được BHXH Bộ Quốc phòng hoặc người sử dụng lao động nơi trực tiếp giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người lao động cấp miễn phí hoặc do người lao động in, chụp, đánh máy, tự viết tay theo nội dung mẫu quy định. Mẫu số C70a-HD, C70b-HD được áp dụng tạm thời cho đến khi Bộ Tài chính có quy định mới. Mẫu giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và giấy chứng nhận nghỉ việc để dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, trích sao hồ sơ bệnh án (tóm tắt hồ sơ bệnh án) do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp, thực hiện theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT.
Hồ sơ; quy trình, trách nhiệm và thời gian giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau bao gồm: Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính), trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm sóc con ốm thì giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của một trong hai người là bản sao. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ theo hướng dẫn trên thay bằng bản dịch tiếng Việt được chứng thực của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp. Ngoài các hồ sơ trên, cơ quan nhân sự lập thêm danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu số C70a-HD; sau đây viết tắt là danh sách).
Về quy trình, thời gian giải quyết hưởng chế độ ốm đau: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 6 Thông tư này cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương. Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, người sử dụng lao động hoàn thành việc giải quyết chế độ ốm đau đối với người lao động. Trường hợp người lao động nộp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan nhân sự phải thông báo cho người lao động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông tư cũng quy định hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản như sau: 1- Đối với lao động nữ (bao gồm cả lao động nữ mang thai hộ) đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai là giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính) đối với trường hợp điều trị ngoại trú. 2- Đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con, hồ sơ gồm: Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con, trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh; Trường hợp con chết, ngoài hồ sơ trên, cần có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh; Trường hợp mẹ chết ngoài hồ sơ theo quy định cần có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của mẹ; Trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai, ngoài hồ sơ theo quy định, cần có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai;Trường hợp người mẹ sau khi sinh con không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con, ngoài hồ sơ theo quy định, cần có them giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con. 3- Đối với người lao động đang làm việc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, hồ sơ là giấy chứng nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền. 4- Đối với trường hợp lao động nam có vợ sinh con hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật BHXH, hồ sơ gồm: Hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này; Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật. 5- Đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con, hồ sơ gồm: Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh; Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ; Trường hợp con chết, ngoài hồ sơ theo hướng dẫn, có thêm: Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của lao động nữ mang thai hộ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh; Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sau khi sinh bị chết, ngoài hồ sơ theo hướng dẫn, cần có thêm: Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử; Trường hợp lao động nữ mang thai hộ phải nghỉ việc để dưỡng thai, ngoài hồ sơ theo hướng dẫn, có thêm: Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc phải nghỉ việc để dưỡng thai. 6- Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ, hồ sơ gồm:) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con, trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh; Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ; Trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết, ngoài hồ sơ theo hướng dẫn cần có thêm: Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử; Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết ngoài hồ sơ theo hướng dẫn cần có thêm: Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của mẹ; Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không đủ sức khỏe để chăm sóc con, ngoài hồ sơ theo hướng dẫn cần có thêm: Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con….
Về quy trình, thời gian giải quyết hưởng chế độ thai sản: Trong thời gian 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc, lao động nữ hoặc người lao động (gọi chung là người lao động) có trách nhiệm nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 9 Thông tư này cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương. Trường hợp người lao động đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 9 Điều 9 Thông tư này cho cơ quan BHXH nơi cư trú để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, người sử dụng lao động hoàn thành việc giải quyết chế độ thai sản đối với người lao động. Trường hợp người lao động nộp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan nhân sự, hoặc cơ quan BHXH phải thông báo cho người lao động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề nghị giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gồm: Đơn đề nghị giám định TNLĐ, BNN (lần đầu hoặc tái phát hoặc giám định tổng hợp) của người lao động (Mẫu số 14-HBQP); Văn bản đề nghị của Thủ trưởng đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ; Giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền hoặc của cơ quan BHXH (Mẫu số 15A-HBQP). Ngoài ra, đối với trường hợp đề nghị giám định thương tật lần đầu do TNLĐ: Hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 4, 6 Điều 13 Thông tư này và bản sao sổ BHXH; Trường hợp đề nghị giám định lần đầu do BNN: Hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 14 Thông tư này và bản sao sổ BHXH; Trường hợp đề nghị giám định TNLĐ tái phát cần có các giấy tờ điều trị vết thương tái phát; Biên bản giám định y khoa lần liền kề trước đó; Bản sao hồ sơ đã hưởng trợ cấp TNLĐ….
Thời gian giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Trong thời gian không quá 90 ngày, kể từ ngày người lao động điều trị ổn định xong ra viện, cơ quan nhân sự hoàn thiện hồ sơ, giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động (bao gồm cả thời gian di chuyển hồ sơ). Khi có kết quả giám định suy giảm khả năng lao động, trong thời gian 15 ngày đối với cấp trung đoàn và tương đương, 10 ngày đối với cấp sư đoàn và tương đương, 05 ngày đối với cấp đơn vị trực thuộc Bộ hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ, gửi BHXH Bộ Quốc phòng. Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, BHXH Bộ Quốc phòng hoàn thành việc thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ đối với người lao động. Trường hợp người lao động hoặc người sử dụng lao động nộp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người lao động hoặc người sử dụng lao động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối với chế độ hưu trí, Thông tư quy định, hồ sơ giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng gồm: Sổ BHXH; Quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ BHXH của Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền (Mẫu do Bộ Quốc phòng ban hành). Riêng đối với người tham gia BHXH tự nguyện thay quyết định nghỉ việc bằng đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí (Mẫu số 14-HBQP); Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa các cấp trong Bộ Quốc phòng (bản chính) đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động; giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền cấp đối với người nghỉ hưu bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; giấy xác nhận khuyết tật mức độ nặng (tương đương với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%) hoặc giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện (sau đây được viết tắt là Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT); Bản quá trình đóng BHXH (Mẫu số 04A-HBQP); Quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí hằng tháng (Mẫu số 07A-HBQP đến Mẫu số 07C-HBQP); Giấy giới thiệu trả lương hưu hằng tháng (Mẫu số 15C-HBQP); Giấy đăng ký nhận lương hưu và nơi khám, chữa bệnh BHYT ban đầu (Mẫu số 13A-HBQP) có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Văn bản giải trình của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ đối với trường hợp nộp hồ sơ chậm sau thời điểm người lao động hưởng lương hưu. Nội dung văn bản giải trình phải nêu rõ lý do nộp chậm và hiện nay người lao động làm gì, cư trú ở đâu trong thời gian từ thời điểm hưởng lương hưu đến khi nộp hồ sơ và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung giải trình. Ngoài ra, còn một số trường hợp cần bổ sung thêm các loại giấy tờ có liên quan.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2016; trừ người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thì được thực hiện các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản khác thì nội dung dẫn chiếu cũng được điều chỉnh theo. Thông tư số 96/2014/TT-BQP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng các chế độ BHXH trong Quân đội hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Các trường hợp đã được giải quyết hưởng chế độ BHXH trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 96/2014/TT-BQP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Bộ Quốc phòng.
Vừa qua, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 181/2016/TT-BQP ngày 04 tháng 11 năm 2016 hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng.
Theo đó, Thông tư này hướng dẫn về hồ sơ, quy trình, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc giải quyết hưởng các chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất trong Bộ Quốc phòng.
Thông tư này áp dụng đối với: Quân nhân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; công nhân, viên chức quốc phòng; lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi chung là người lao động); Thân nhân người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; người hưởng lương hưu theo Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ Quân đội đã phục viên, xuất ngũ (sau đây được viết tắt là Nghị định số 159/2006/NĐ-CP); Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2006/NĐ-CP; Nghị định số 23/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong Quân đội, Công an đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc và Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động) và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập hồ sơ giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hướng dẫn tại Thông tư này.
Về hồ sơ, số hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và sổ bảo hiểm xã hội; thẩm quyền giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; chế độ ốm đau, thai sản và trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động thuộc các doanh nghiệp cấp 3, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định cụ thể tại Thông tư như sau:
Hồ sơ, số hồ sơ hưởng chế độ BHXH và sổ BHXH: Người lao động, thân nhân người lao động, người sử dụng lao động, cá nhân, tổ chức có liên quan khi cung cấp, kê khai, xác nhận, lập hồ sơ phải ghi đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã kê khai và xác nhận đó; Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ BHXH phải được lập đủ về số lượng, mẫu biểu phải thống nhất và được quản lý, lưu trữ theo quy định danh mục các quyết định của Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Số hồ sơ hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần, chế độ TNLĐ, BNN, chế độ tử tuất là số sổ BHXH. Trường hợp không thuộc diện cấp sổ BHXH thì số sổ hưu trí là số hồ sơ hoặc số sổ trợ cấp BHXH hằng tháng; Sổ BHXH (bao gồm tờ bìa và các trang tờ rời) của người lao động sau khi đã giải quyết hưởng chế độ hưu trí, tử tuất, BHXH một lần, được lưu trữ tại BHXH Bộ Quốc phòng.
Thẩm quyền giải quyết hưởng chế độ BHXH đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản và trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động thuộc các doanh nghiệp cấp 3, đơn vị sự nghiệp công lập:
Thẩm quyền giải quyết hưởng chế độ BHXH đối với hạ sĩ quan, binh sĩ: Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng lập hồ sơ giải quyết và chi trả chế độ xuất ngũ từ nguồn quỹ BHXH đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền; gửi quyết định, danh sách (kèm theo đĩa CD) về BHXH Bộ Quốc phòng để làm cơ sở quyết toán;
Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe đối với người lao động thuộc các doanh nghiệp cấp 3, đơn vị sự nghiệp công lập (thu nộp BHXH trực tiếp với BHXH Bộ Quốc phòng): Hằng tháng, lập hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản chuyển về BHXH Bộ Quốc phòng để thẩm định trực tiếp; nhận lại hồ sơ và tiến hành chi trả chế độ cho người lao động sau khi được BHXH Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Về mẫu, biểu hồ sơ giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, Thông tư nêu rõ: Người lao động; thân nhân người lao động; người sử dụng lao động, các tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ các mẫu, biểu hướng dẫn kèm theo Thông tư này để thực hiện. Mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu văn bản hướng dẫn tại Thông tư này được BHXH Bộ Quốc phòng hoặc người sử dụng lao động nơi trực tiếp giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người lao động cấp miễn phí hoặc do người lao động in, chụp, đánh máy, tự viết tay theo nội dung mẫu quy định. Mẫu số C70a-HD, C70b-HD được áp dụng tạm thời cho đến khi Bộ Tài chính có quy định mới. Mẫu giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và giấy chứng nhận nghỉ việc để dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, trích sao hồ sơ bệnh án (tóm tắt hồ sơ bệnh án) do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp, thực hiện theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT.
Hồ sơ; quy trình, trách nhiệm và thời gian giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau bao gồm: Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính), trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm sóc con ốm thì giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của một trong hai người là bản sao. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ theo hướng dẫn trên thay bằng bản dịch tiếng Việt được chứng thực của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp. Ngoài các hồ sơ trên, cơ quan nhân sự lập thêm danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu số C70a-HD; sau đây viết tắt là danh sách).
Về quy trình, thời gian giải quyết hưởng chế độ ốm đau: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 6 Thông tư này cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương. Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, người sử dụng lao động hoàn thành việc giải quyết chế độ ốm đau đối với người lao động. Trường hợp người lao động nộp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan nhân sự phải thông báo cho người lao động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông tư cũng quy định hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản như sau: 1- Đối với lao động nữ (bao gồm cả lao động nữ mang thai hộ) đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai là giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính) đối với trường hợp điều trị ngoại trú. 2- Đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con, hồ sơ gồm: Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con, trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh; Trường hợp con chết, ngoài hồ sơ trên, cần có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh; Trường hợp mẹ chết ngoài hồ sơ theo quy định cần có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của mẹ; Trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai, ngoài hồ sơ theo quy định, cần có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai;Trường hợp người mẹ sau khi sinh con không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con, ngoài hồ sơ theo quy định, cần có them giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con. 3- Đối với người lao động đang làm việc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, hồ sơ là giấy chứng nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền. 4- Đối với trường hợp lao động nam có vợ sinh con hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật BHXH, hồ sơ gồm: Hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này; Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật. 5- Đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con, hồ sơ gồm: Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh; Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ; Trường hợp con chết, ngoài hồ sơ theo hướng dẫn, có thêm: Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của lao động nữ mang thai hộ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh; Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sau khi sinh bị chết, ngoài hồ sơ theo hướng dẫn, cần có thêm: Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử; Trường hợp lao động nữ mang thai hộ phải nghỉ việc để dưỡng thai, ngoài hồ sơ theo hướng dẫn, có thêm: Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc phải nghỉ việc để dưỡng thai. 6- Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ, hồ sơ gồm:) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con, trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh; Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ; Trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết, ngoài hồ sơ theo hướng dẫn cần có thêm: Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử; Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết ngoài hồ sơ theo hướng dẫn cần có thêm: Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của mẹ; Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không đủ sức khỏe để chăm sóc con, ngoài hồ sơ theo hướng dẫn cần có thêm: Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con….
Về quy trình, thời gian giải quyết hưởng chế độ thai sản: Trong thời gian 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc, lao động nữ hoặc người lao động (gọi chung là người lao động) có trách nhiệm nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 9 Thông tư này cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương. Trường hợp người lao động đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 9 Điều 9 Thông tư này cho cơ quan BHXH nơi cư trú để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, người sử dụng lao động hoàn thành việc giải quyết chế độ thai sản đối với người lao động. Trường hợp người lao động nộp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan nhân sự, hoặc cơ quan BHXH phải thông báo cho người lao động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề nghị giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gồm: Đơn đề nghị giám định TNLĐ, BNN (lần đầu hoặc tái phát hoặc giám định tổng hợp) của người lao động (Mẫu số 14-HBQP); Văn bản đề nghị của Thủ trưởng đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ; Giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền hoặc của cơ quan BHXH (Mẫu số 15A-HBQP). Ngoài ra, đối với trường hợp đề nghị giám định thương tật lần đầu do TNLĐ: Hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 4, 6 Điều 13 Thông tư này và bản sao sổ BHXH; Trường hợp đề nghị giám định lần đầu do BNN: Hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 14 Thông tư này và bản sao sổ BHXH; Trường hợp đề nghị giám định TNLĐ tái phát cần có các giấy tờ điều trị vết thương tái phát; Biên bản giám định y khoa lần liền kề trước đó; Bản sao hồ sơ đã hưởng trợ cấp TNLĐ….
Thời gian giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Trong thời gian không quá 90 ngày, kể từ ngày người lao động điều trị ổn định xong ra viện, cơ quan nhân sự hoàn thiện hồ sơ, giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động (bao gồm cả thời gian di chuyển hồ sơ). Khi có kết quả giám định suy giảm khả năng lao động, trong thời gian 15 ngày đối với cấp trung đoàn và tương đương, 10 ngày đối với cấp sư đoàn và tương đương, 05 ngày đối với cấp đơn vị trực thuộc Bộ hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ, gửi BHXH Bộ Quốc phòng. Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, BHXH Bộ Quốc phòng hoàn thành việc thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ đối với người lao động. Trường hợp người lao động hoặc người sử dụng lao động nộp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người lao động hoặc người sử dụng lao động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối với chế độ hưu trí, Thông tư quy định, hồ sơ giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng gồm: Sổ BHXH; Quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ BHXH của Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền (Mẫu do Bộ Quốc phòng ban hành). Riêng đối với người tham gia BHXH tự nguyện thay quyết định nghỉ việc bằng đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí (Mẫu số 14-HBQP); Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa các cấp trong Bộ Quốc phòng (bản chính) đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động; giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền cấp đối với người nghỉ hưu bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; giấy xác nhận khuyết tật mức độ nặng (tương đương với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%) hoặc giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện (sau đây được viết tắt là Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT); Bản quá trình đóng BHXH (Mẫu số 04A-HBQP); Quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí hằng tháng (Mẫu số 07A-HBQP đến Mẫu số 07C-HBQP); Giấy giới thiệu trả lương hưu hằng tháng (Mẫu số 15C-HBQP); Giấy đăng ký nhận lương hưu và nơi khám, chữa bệnh BHYT ban đầu (Mẫu số 13A-HBQP) có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Văn bản giải trình của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ đối với trường hợp nộp hồ sơ chậm sau thời điểm người lao động hưởng lương hưu. Nội dung văn bản giải trình phải nêu rõ lý do nộp chậm và hiện nay người lao động làm gì, cư trú ở đâu trong thời gian từ thời điểm hưởng lương hưu đến khi nộp hồ sơ và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung giải trình. Ngoài ra, còn một số trường hợp cần bổ sung thêm các loại giấy tờ có liên quan.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2016; trừ người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thì được thực hiện các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản khác thì nội dung dẫn chiếu cũng được điều chỉnh theo. Thông tư số 96/2014/TT-BQP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng các chế độ BHXH trong Quân đội hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Các trường hợp đã được giải quyết hưởng chế độ BHXH trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì hồ sơ, quy trình và trách nhiệm giải quyết thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 96/2014/TT-BQP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Bộ Quốc phòng.