Truyền thông góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

11/08/2022
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In Gửi email

Đồng bào dân tộc thiểu số chính là đối tượng trực tiếp đón nhận, thụ hưởng các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên hiện nay, so với sự phát triển chung của cả nước và từng địa phương, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội phát triển chậm; tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu - nghèo có xu hướng gia tăng. Nhìn chung, mặt bằng dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) còn hạn chế, vẫn còn một bộ phận không nhỏ đồng bào DTTS không biết chữ, không biết tiếng phổ thông nên dễ bị kẻ xấu lôi kéo, xuyên tạc chính sách dẫn đến hiểu sai, hiểu không đúng về chính sách dân tộc.

Chính vì vậy, một trong những quan điểm trong Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 nêu: “... Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng cường đồng thuận xã hội; phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, hòa nhập phát triển cùng với đất nước; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước”.
Để triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa; đồng thời định hướng, nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, ngày 28/7/2022, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu này (Chương trình mục tiêu). Theo đó, nội dung truyền thông được xác định tập trung truyền thông, tuyên truyền những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, giải pháp của Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu và các nội dung liên quan nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể; trọng tâm là về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, triển khai Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và Chương trình mục tiêu; về hiệu quả, kết quả trong việc triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc, nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng về việc thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, chú trọng tính đặc thù của vùng DTTS trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc (Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng);... phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tiếng nói của đồng bào các dân tộc với cấp ủy, chính quyền ở địa phương và Trung ương; những tồn tại, hạn chế, bât cập, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách trong quá trình triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu nói riêng và các nội dung liên quan nói chung.
Kế hoạch nêu rõ hình thức, giải pháp, nguyên tắc, nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện các hoạt động truyền thông cũng như trách nhiệm tổ chức thực hiện của từng cơ quan, đơn vị có liên quan./.
 Nguyễn Thị Giang
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật

Xem thêm »