30/03/2020
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Sửa đổi quy định về xử lý VPHC đối với hàng giả hoặc hàng hóa có dấu hiệu là hàng giảVừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 13/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Theo đó, Thông tư số 13/2020/TT-BTC sửa đổi nhiều nội dung của Thông tư số 13/2015/TT-BTC, trong đó có sửa đổi nội dung kiểm tra, giám sát hải quan; Xử lý đối với hàng giả hoặc hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả…
Sửa đổi nội dung kiểm tra, giám sát hải quan
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định tại Thông tư này. Nội dung kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thực hiện như sau:
Nội dung kiểm tra hồ sơ hải quan:
- Kiểm tra thông tin khai về hàng hóa: người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác tên hàng, nhãn hiệu hàng hóa, quy cách phẩm chất, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hóa theo quy định;
- Kiểm tra, đối chiếu các thông tin khai trên tờ khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan về tên hàng, nhãn hiệu, xuất xứ, trị giá, quy cách phẩm chất hàng hóa, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký mã hiệu, đặc tính, công dụng, tuyến đường vận chuyển của hàng hóa để xác định sự phù hợp;
- Kiểm tra, đối chiếu thông tin về tên người xuất khẩu, tên người nhập khẩu, tên hàng, nhãn hiệu với các thông tin do Tổng cục Hải quan thông báo tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này và các thông tin do cơ quan hải quan thu thập để xác định hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả (nếu có).
Trường hợp người xuất khẩu, người nhập khẩu thuộc Danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện thông báo hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu quyền hoặc người được ủy quyền hợp pháp theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Trường hợp người xuất khẩu, người nhập khẩu không thuộc Danh sách người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa và Danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan chỉ thông báo hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu quyền hoặc người được ủy quyền hợp pháp theo quy định tại Điều 14 Thông tư này trên cơ sở kiểm tra hồ sơ hải quan và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu đủ cơ sở để xác định hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu là phù hợp, không có dấu hiệu là hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.
Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định có dấu hiệu nghi vấn, nội dung khai trên tờ khai hải quan không phù hợp với nội dung trong hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát đã được Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) thông báo chấp nhận nhưng chưa đủ cơ sở để xác định hành vi vi phạm, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa, đồng thời chỉ rõ các dấu hiệu hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để công chức hải quan khi kiểm tra thực tế hàng hóa lưu ý kiểm tra.
Nội dung kiểm tra thực tế hàng hóa:
- Kiểm tra, đối chiếu tên hàng, nhãn hiệu ghi trên bao bì, hàng hóa với tên hàng, nhãn hiệu do người khai hải quan khai trên tờ khai hải quan, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, các thông tin cảnh báo khi kiểm tra hồ sơ hải quan (nếu có) để xác định sự phù hợp;
- Kiểm tra, đối chiếu thực tế hàng hóa với hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát đã được Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) thông báo chấp nhận (ảnh chụp, mô tả, đặc điểm nhận biết hàng thật) để xác định hàng giả, hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Trường hợp có chưa đủ cơ sở xác định hàng hóa dấu hiệu là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cần phải tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ; công chức hải quan đề xuất lãnh đạo Chi cục chuyển thông tin cho lực lượng kiểm soát chống buôn lậu hải quan thuộc Cục hoặc chuyển Cục Điều tra chống buôn lậu (đối với vụ việc lớn, phức tạp) để thực hiện xác minh, điều tra, làm rõ và thực hiện tiếp thủ tục hải quan theo quy định;
- Trường hợp xác định hàng hóa là hàng giả thì thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này. Trường hợp xác định hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát hải quan, tuần tra tại địa bàn hoạt động hải quan, nếu phát hiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc nơi lưu giữ hàng hóa ban hành Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế để tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều này và xử lý theo quy định tại Điều 13 hoặc Điều 14 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành, cơ quan hải quan căn cứ kết luận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành để xác định dấu hiệu hàng giả hoặc hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.”
Xử lý đối với hàng giả hoặc hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả
Trường hợp đủ cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng giả thì xử phạt theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu là hàng giả, căn cứ dấu hiệu và bản chất hàng hóa, người có thẩm quyền thực hiện ngay biện pháp ngăn chặn theo quy định tại khoản 3 Điều 119, Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Căn cứ mức độ, hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền áp dụng thêm các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xác minh hàng giả; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn thực hiện theo quy định tại các Điều 126, Điều 127, Điều 128, Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trong thời gian tạm giữ hàng hóa theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn thực hiện một hoặc kết hợp các công việc sau để xác định hàng giả:
- Yêu cầu chủ hàng cung cấp: Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc chứng từ có giá trị tương đương; tài liệu kỹ thuật hoặc bản phân tích thành phần đối với hàng hóa nghi ngờ là hàng giả theo quy định tại điểm a, b, c, d, khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/1/2013 của Chính phủ và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ;
- Yêu cầu chủ sở hữu hàng thật bị làm giả (áp dụng đối với trường hợp đã xác định được chủ sở hữu) cung cấp tài liệu có liên quan đến hàng hóa (như: catalogue, kết luận giám định, tài liệu từ nước ngoài, kết quả xử lý các vụ việc tương tự...) để có cơ sở xác định hàng giả;
- Trường hợp cần thiết, thực hiện lấy mẫu và giám định tại tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý Nhà nước hoặc thương nhân giám định (đối với trường hợp tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra có văn bản từ chối). Thủ tục lấy mẫu, kỹ thuật lấy mẫu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 31 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, khoản 20 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Tài chính;
- Phối hợp với lực lượng kiểm soát chống buôn lậu để thực hiện xác minh, điều tra theo nghiệp vụ quy định;
- Kết thúc thời hạn tạm giữ hoặc trong thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, trên cơ sở kết luận giám định (trường hợp thực hiện giám định) nếu đủ cơ sở kết luận hàng hóa bị nghi ngờ là hàng giả, cơ quan hải quan tiến hành xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp kết luận hàng hóa không phải là hàng giả, cơ quan hải quan thực hiện tiếp thủ tục thông quan hàng hóa theo quy định. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan hải quan thực hiện thủ tục xử lý theo quy định tại Luật Tổ chức các cơ quan điều tra hình sự, Bộ Luật hình sự và Bộ Luật tố tụng hình sự.
Đối với những vụ việc phức tạp, hàng hóa có giá trị lớn, liên quan đến nhiều địa phương, cơ quan Nhà nước, tổ chức quốc tế, Chi cục Hải quan báo cáo Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Cục Hải quan tỉnh, thành phố) và Tổng cục Hải quan để kịp thời chỉ đạo giải quyết.
Việc giải quyết khiếu nại hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại do thực hiện biện pháp ngăn chặn của cơ quan hải quan gây ra của chủ hàng được thực hiện theo quy định hiện hành về giải quyết khiếu nại và trách nhiệm bồi thường nhà nước.”
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 4 năm 2020.
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 13/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Theo đó, Thông tư số 13/2020/TT-BTC sửa đổi nhiều nội dung của Thông tư số 13/2015/TT-BTC, trong đó có sửa đổi nội dung kiểm tra, giám sát hải quan; Xử lý đối với hàng giả hoặc hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả…
Sửa đổi nội dung kiểm tra, giám sát hải quan
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định tại Thông tư này. Nội dung kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thực hiện như sau:
Nội dung kiểm tra hồ sơ hải quan:
- Kiểm tra thông tin khai về hàng hóa: người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác tên hàng, nhãn hiệu hàng hóa, quy cách phẩm chất, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hóa theo quy định;
- Kiểm tra, đối chiếu các thông tin khai trên tờ khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan về tên hàng, nhãn hiệu, xuất xứ, trị giá, quy cách phẩm chất hàng hóa, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký mã hiệu, đặc tính, công dụng, tuyến đường vận chuyển của hàng hóa để xác định sự phù hợp;
- Kiểm tra, đối chiếu thông tin về tên người xuất khẩu, tên người nhập khẩu, tên hàng, nhãn hiệu với các thông tin do Tổng cục Hải quan thông báo tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này và các thông tin do cơ quan hải quan thu thập để xác định hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả (nếu có).
Trường hợp người xuất khẩu, người nhập khẩu thuộc Danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện thông báo hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu quyền hoặc người được ủy quyền hợp pháp theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Trường hợp người xuất khẩu, người nhập khẩu không thuộc Danh sách người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa và Danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan chỉ thông báo hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu quyền hoặc người được ủy quyền hợp pháp theo quy định tại Điều 14 Thông tư này trên cơ sở kiểm tra hồ sơ hải quan và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu đủ cơ sở để xác định hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu là phù hợp, không có dấu hiệu là hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.
Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định có dấu hiệu nghi vấn, nội dung khai trên tờ khai hải quan không phù hợp với nội dung trong hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát đã được Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) thông báo chấp nhận nhưng chưa đủ cơ sở để xác định hành vi vi phạm, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa, đồng thời chỉ rõ các dấu hiệu hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để công chức hải quan khi kiểm tra thực tế hàng hóa lưu ý kiểm tra.
Nội dung kiểm tra thực tế hàng hóa:
- Kiểm tra, đối chiếu tên hàng, nhãn hiệu ghi trên bao bì, hàng hóa với tên hàng, nhãn hiệu do người khai hải quan khai trên tờ khai hải quan, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, các thông tin cảnh báo khi kiểm tra hồ sơ hải quan (nếu có) để xác định sự phù hợp;
- Kiểm tra, đối chiếu thực tế hàng hóa với hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát đã được Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) thông báo chấp nhận (ảnh chụp, mô tả, đặc điểm nhận biết hàng thật) để xác định hàng giả, hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Trường hợp có chưa đủ cơ sở xác định hàng hóa dấu hiệu là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cần phải tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ; công chức hải quan đề xuất lãnh đạo Chi cục chuyển thông tin cho lực lượng kiểm soát chống buôn lậu hải quan thuộc Cục hoặc chuyển Cục Điều tra chống buôn lậu (đối với vụ việc lớn, phức tạp) để thực hiện xác minh, điều tra, làm rõ và thực hiện tiếp thủ tục hải quan theo quy định;
- Trường hợp xác định hàng hóa là hàng giả thì thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này. Trường hợp xác định hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát hải quan, tuần tra tại địa bàn hoạt động hải quan, nếu phát hiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc nơi lưu giữ hàng hóa ban hành Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế để tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều này và xử lý theo quy định tại Điều 13 hoặc Điều 14 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành, cơ quan hải quan căn cứ kết luận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành để xác định dấu hiệu hàng giả hoặc hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.”
Xử lý đối với hàng giả hoặc hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả
Trường hợp đủ cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng giả thì xử phạt theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu là hàng giả, căn cứ dấu hiệu và bản chất hàng hóa, người có thẩm quyền thực hiện ngay biện pháp ngăn chặn theo quy định tại khoản 3 Điều 119, Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Căn cứ mức độ, hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền áp dụng thêm các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xác minh hàng giả; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn thực hiện theo quy định tại các Điều 126, Điều 127, Điều 128, Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trong thời gian tạm giữ hàng hóa theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn thực hiện một hoặc kết hợp các công việc sau để xác định hàng giả:
- Yêu cầu chủ hàng cung cấp: Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc chứng từ có giá trị tương đương; tài liệu kỹ thuật hoặc bản phân tích thành phần đối với hàng hóa nghi ngờ là hàng giả theo quy định tại điểm a, b, c, d, khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/1/2013 của Chính phủ và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ;
- Yêu cầu chủ sở hữu hàng thật bị làm giả (áp dụng đối với trường hợp đã xác định được chủ sở hữu) cung cấp tài liệu có liên quan đến hàng hóa (như: catalogue, kết luận giám định, tài liệu từ nước ngoài, kết quả xử lý các vụ việc tương tự...) để có cơ sở xác định hàng giả;
- Trường hợp cần thiết, thực hiện lấy mẫu và giám định tại tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý Nhà nước hoặc thương nhân giám định (đối với trường hợp tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra có văn bản từ chối). Thủ tục lấy mẫu, kỹ thuật lấy mẫu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 31 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, khoản 20 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Tài chính;
- Phối hợp với lực lượng kiểm soát chống buôn lậu để thực hiện xác minh, điều tra theo nghiệp vụ quy định;
- Kết thúc thời hạn tạm giữ hoặc trong thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, trên cơ sở kết luận giám định (trường hợp thực hiện giám định) nếu đủ cơ sở kết luận hàng hóa bị nghi ngờ là hàng giả, cơ quan hải quan tiến hành xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp kết luận hàng hóa không phải là hàng giả, cơ quan hải quan thực hiện tiếp thủ tục thông quan hàng hóa theo quy định. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan hải quan thực hiện thủ tục xử lý theo quy định tại Luật Tổ chức các cơ quan điều tra hình sự, Bộ Luật hình sự và Bộ Luật tố tụng hình sự.
Đối với những vụ việc phức tạp, hàng hóa có giá trị lớn, liên quan đến nhiều địa phương, cơ quan Nhà nước, tổ chức quốc tế, Chi cục Hải quan báo cáo Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Cục Hải quan tỉnh, thành phố) và Tổng cục Hải quan để kịp thời chỉ đạo giải quyết.
Việc giải quyết khiếu nại hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại do thực hiện biện pháp ngăn chặn của cơ quan hải quan gây ra của chủ hàng được thực hiện theo quy định hiện hành về giải quyết khiếu nại và trách nhiệm bồi thường nhà nước.”
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 4 năm 2020.