12/10/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Một số điểm mới về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú yThông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 14/9/2022 đã sửa đổi, bổ sung một số điều về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y theo Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 30/10/2022 với một số điểm mới cơ bản:(1) Hướng dẫn cụ thể nội hàm của thuật ngữ “có nguồn gốc rõ ràng”, bao gồm các trường hợp: Có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh (đối với động vật có nguồn gốc từ địa bàn cấp tỉnh khác); Có các giấy tờ như hóa đơn, chứng từ, hợp đồng mua bán, Giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc các giấy tờ tương đương khác hoặc được kê khai theo quy định của pháp luật về hoạt động chăn nuôi (đối với động vật trong địa bàn cấp tỉnh) để có thể truy xuất nguồn gốc.
(2) Bổ sung quy định về kiểm tra trước giết mổ, kiểm tra sau giết mổ các loại gia súc nuôi, cụ thể là kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ ở cơ sở giết mổ trước khi giết mổ, sau khi giết mổ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú ý.
(3) Sửa đổi, bổ sung quy định vị trí đóng dấu kiểm soát giết mổ đối với thân thịt gia súc để tiêu thị trên thị trường. Trong đó thân thịt, thịt mảnh, thịt miếng để tiêu thị trên thị trường thì đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ ở vùng tai, 01 dấu ở vùng bụng và 01 dấu ở vùng mông (đối với thân thịt); đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vị trí bảo đảm được sự nhận dạng là đã kiểm tra vệ sinh thú y (đối với thịt mảnh, thịt miếng).
(4) Bổ sung các căn cứ kiểm tra vệ sinh thú y bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Các loại Giấy chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y bao gồm: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP), Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GLOBALG.A.P.), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000), Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cơ sở có một trong các loại giấy chứng nhận trên không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.
(5) Các cơ quan có thẩm quyền Giấy giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (VSTY), bao gồm: (i) Cục Thú ý đối với các cơ sở xuất khẩu, cơ sở hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, cơ sở hỗ hợp xuất, nhập khẩu; (ii) Chi cục Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y đối với các cơ sở nhập khẩy; cơ sở hỗn hợp nhập khẩu và tiêu dùng trong nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chi cục Thú y vùng I (Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái); Chi cục Thú y vùng II (Hải Phòng, Thái Bình, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên); Chi cục Thú y vùng III (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế); Chi cục Thú y vùng IV (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định); Chi cục Thú y vùng V (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông); Chi cục Thú y vùng VI (Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre); Chi cục Thú y vùng VII (Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau); Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Quảng Ninh: Quảng Ninh; Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn: Lạng Sơn; Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai: Lào Cai; (iii) Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với cơ sở không thuộc điểm a, điểm b khoản này và phục vụ tiêu dùng trong nước.
Về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận VSTY: Chủ cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY cho cơ quan có thẩm quyền theo một trong các hình thức: trực tiếp; gửi qua dịch vụ công trực tuyến; gửi theo đường dịch vụ bưu chính; thư điện tử, fax (sau đó gửi hồ sơ bản chính). Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ; trường hợp Chủ cơ sở nộp trực tiếp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn và trả lời ngay cho người nộp về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thực hiện kiểm tra hồ sơ và tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện VSTY tại cơ sở, cấp Giấy chứng nhận VSTY nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận VSTY, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Về cấp lại Giấy chứng nhận VSTY: Tối thiếu trước 01 (một) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận VSTY hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận VSTY, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận VSTY theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này. Trường hợp Giấy chứng nhận VSTY vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY theo mẫu gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSTY để được xem xét cấp lại. Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận VSTY cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận VSTY đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
Về thu hồi Giấy chứng nhận VSTY: Các cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp giám sát định kỳ; thanh, kiểm tra đột xuất nếu phát hiện cơ sở không đạt các yêu cầu vệ sinh thú y. Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận VSTY: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận VSTY.
(6) Bổ sung, quy định cụ thể về thành phần của đoàn kiểm tra, giám sát và người lấy mẫu; về nội dung, phương pháp kiểm tra, giám sát điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở; kiểm tra yêu cầu vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật; đối tượng, quy trình kiểm tra, giám sát…
(7) Sửa đổi, bổ sung đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y. Trong đó sản phẩm động vật bao gồm thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm từ thịt ở dạng tươi sống, sơ chế, chế biến tại các cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh. Trứng tươi, trứng muối và các sản phẩm sơ chế, chế biến từ trứng ở các cơ sở chăn nuôi, sơ chế, bảo quản, kinh doanh. Sữa tươi nguyên liệu ở các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, bảo quản, kinh doanh. Mật ong, sữa ong chúa, sáp ong ở các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh. Tổ yến ở các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh. Thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật (theo yêu cầu nước nhập khẩu). Cơ sở ấp trứng; cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; cơ sở gia công, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh; kho bảo quản sản phẩm động vật; chợ chuyên kinh doanh động vật, chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ, cơ sở thu gom động vật; cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm (theo yêu cầu của nước nhập khẩu)”.
(8) Bổ sung “bệnh Viêm da nổi cục (LSD)”, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm phải xử lý khi phát hiện trong quá trình kiểm tra sau giết mổ./.
Nguyễn Thị Thạo
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 14/9/2022 đã sửa đổi, bổ sung một số điều về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y theo Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 30/10/2022 với một số điểm mới cơ bản:
(1) Hướng dẫn cụ thể nội hàm của thuật ngữ “có nguồn gốc rõ ràng”, bao gồm các trường hợp: Có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh (đối với động vật có nguồn gốc từ địa bàn cấp tỉnh khác); Có các giấy tờ như hóa đơn, chứng từ, hợp đồng mua bán, Giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc các giấy tờ tương đương khác hoặc được kê khai theo quy định của pháp luật về hoạt động chăn nuôi (đối với động vật trong địa bàn cấp tỉnh) để có thể truy xuất nguồn gốc.
(2) Bổ sung quy định về kiểm tra trước giết mổ, kiểm tra sau giết mổ các loại gia súc nuôi, cụ thể là kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ ở cơ sở giết mổ trước khi giết mổ, sau khi giết mổ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú ý.
(3) Sửa đổi, bổ sung quy định vị trí đóng dấu kiểm soát giết mổ đối với thân thịt gia súc để tiêu thị trên thị trường. Trong đó thân thịt, thịt mảnh, thịt miếng để tiêu thị trên thị trường thì đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ ở vùng tai, 01 dấu ở vùng bụng và 01 dấu ở vùng mông (đối với thân thịt); đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vị trí bảo đảm được sự nhận dạng là đã kiểm tra vệ sinh thú y (đối với thịt mảnh, thịt miếng).
(4) Bổ sung các căn cứ kiểm tra vệ sinh thú y bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Các loại Giấy chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y bao gồm: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP), Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GLOBALG.A.P.), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000), Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cơ sở có một trong các loại giấy chứng nhận trên không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.
(5) Các cơ quan có thẩm quyền Giấy giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (VSTY), bao gồm: (i) Cục Thú ý đối với các cơ sở xuất khẩu, cơ sở hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, cơ sở hỗ hợp xuất, nhập khẩu; (ii) Chi cục Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y đối với các cơ sở nhập khẩy; cơ sở hỗn hợp nhập khẩu và tiêu dùng trong nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chi cục Thú y vùng I (Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái); Chi cục Thú y vùng II (Hải Phòng, Thái Bình, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên); Chi cục Thú y vùng III (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế); Chi cục Thú y vùng IV (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định); Chi cục Thú y vùng V (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông); Chi cục Thú y vùng VI (Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre); Chi cục Thú y vùng VII (Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau); Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Quảng Ninh: Quảng Ninh; Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn: Lạng Sơn; Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai: Lào Cai; (iii) Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với cơ sở không thuộc điểm a, điểm b khoản này và phục vụ tiêu dùng trong nước.
Về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận VSTY: Chủ cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY cho cơ quan có thẩm quyền theo một trong các hình thức: trực tiếp; gửi qua dịch vụ công trực tuyến; gửi theo đường dịch vụ bưu chính; thư điện tử, fax (sau đó gửi hồ sơ bản chính). Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ; trường hợp Chủ cơ sở nộp trực tiếp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn và trả lời ngay cho người nộp về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thực hiện kiểm tra hồ sơ và tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện VSTY tại cơ sở, cấp Giấy chứng nhận VSTY nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận VSTY, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Về cấp lại Giấy chứng nhận VSTY: Tối thiếu trước 01 (một) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận VSTY hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận VSTY, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận VSTY theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này. Trường hợp Giấy chứng nhận VSTY vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY theo mẫu gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSTY để được xem xét cấp lại. Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận VSTY cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận VSTY đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
Về thu hồi Giấy chứng nhận VSTY: Các cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp giám sát định kỳ; thanh, kiểm tra đột xuất nếu phát hiện cơ sở không đạt các yêu cầu vệ sinh thú y. Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận VSTY: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận VSTY.
(6) Bổ sung, quy định cụ thể về thành phần của đoàn kiểm tra, giám sát và người lấy mẫu; về nội dung, phương pháp kiểm tra, giám sát điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở; kiểm tra yêu cầu vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật; đối tượng, quy trình kiểm tra, giám sát…
(7) Sửa đổi, bổ sung đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y. Trong đó sản phẩm động vật bao gồm thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm từ thịt ở dạng tươi sống, sơ chế, chế biến tại các cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh. Trứng tươi, trứng muối và các sản phẩm sơ chế, chế biến từ trứng ở các cơ sở chăn nuôi, sơ chế, bảo quản, kinh doanh. Sữa tươi nguyên liệu ở các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, bảo quản, kinh doanh. Mật ong, sữa ong chúa, sáp ong ở các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh. Tổ yến ở các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh. Thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật (theo yêu cầu nước nhập khẩu). Cơ sở ấp trứng; cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; cơ sở gia công, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh; kho bảo quản sản phẩm động vật; chợ chuyên kinh doanh động vật, chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ, cơ sở thu gom động vật; cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm (theo yêu cầu của nước nhập khẩu)”.
(8) Bổ sung “bệnh Viêm da nổi cục (LSD)”, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm phải xử lý khi phát hiện trong quá trình kiểm tra sau giết mổ./.
Nguyễn Thị Thạo
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật