Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng

06/12/2023
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In Gửi email

Vừa qua, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 99/2023/TT-BQP ngày 30 tháng 11 năm 2023 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới trong Bộ Quốc phòng.
Thông tư quy định những hành vi không được thực hiện như sau:
1- Kiểm định không đủ nội dung, không đúng quy trình, quy định; làm sai lệch kết quả kiểm định.
2- Kiểm định khi thiết bị kiểm tra bị hư hỏng; sử dụng phương tiện đo, thiết bị kiểm tra không được kiểm định, hiệu chuẩn hoặc kiểm tra kỹ thuật đo lường theo quy định.
3- Bố trí người thực hiện kiểm định trên dây chuyền kiểm định không đủ, không đúng quy định.
4- Tự ý in phôi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định để sử dụng.
5- Sửa đổi các nội dung in, ghi trên Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định; tự ý bóc, dán Tem kiểm định.
6- Có hành vi tiêu cực, sách nhiễu trong quá trình kiềm định.
7- Kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định cho xe cơ giới của doanh nghiệp: Hết niên hạn sử dụng, không nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật.
Đối tượng, thẩm quyền kiểm định theo Thông tư bao gồm: Xe cơ giới phải được kiểm đinh trên dây chuyền kiểm định cố định hoặc cơ động (trừ các trường hợp được miễn kiểm định lần đầu theo quy định tại Điều 10 Thông tư này); Việc cơ động kiểm định chỉ áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo không có điều kiện đưa xe cơ giới đến cơ sở kiểm định (khoảng cách từ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đến cơ sở kiểm định phải có bán kính lớn hơn 50 km); nhóm xe tác chiến; xe cứu thương, cứu hoả, xe làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; xe quá khổ, quá tải không vào được dây chuyền kiểm định; Chỉ huy cơ sở kiểm định kết luận, ký tên, đóng dấu trên Phiếu kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm định.
Về nội dung, phương pháp kiểm tra, Thông tư quy định như sau:
Nội dung, phương pháp kiểm tra trên dây chuyền kiểm định cố định hoặc cơ động thực hiện theo quy định tại Bảng 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Hạng mục, nội dung kiểm tra các công đoạn trên dây chuyền kiểm định cố định hoặc cơ động thực hiện theo quy định tại Bảng 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, gồm 05 công đoạn sau: Công đoạn 1: Kiểm tra nhận dạng, tổng quát; Công đoạn 2: Kiểm tra phần trên của xe cơ giới; Công đoạn 3: Kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang; Công đoạn 4: Kiểm tra môi trường; Công đoạn 5: Kiểm tra phần dưới của xe cơ giới.
Trường hợp cơ động kiểm định phải thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này và thực hiện thêm các nội dung quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư cũng nêu rõ, niễn kiểm định đối với các trường hợp sau: Xe cơ giới mới sản xuất, lắp ráp dưới 02 năm kể từ năm sản xuất, lắp ráp; chưa qua sử dụng, đã được đăng ký cấp Chứng nhận đăng ký xe, Biển số đăng ký theo quy định của pháp luật; Xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu không phải đưa xe đến cơ sở kiểm định (cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mang hồ sơ đến cơ sở kiểm định để nhập dữ liệu kiểm định theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này).
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2024, thay thế Thông tư số 34/2010/TT-BQP ngày 08 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô quân sự.

Xem thêm »