24/01/2024
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 02/2023/TT-TTCP hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Thông tư quy định, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh) là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh), giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh
Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật, trình UBND cấp tỉnh: Dự thảo quyết định và các văn bản khác về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh...
Đồng thời, hướng dẫn Thanh tra sở, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra huyện) xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện.
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra tỉnh, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch UBND cấp tỉnh; kiểm tra tính chính xác, hợp pháp đối với kết luận thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch UBND cấp huyện khi cần thiết.
Hướng dẫn UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện việc tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân theo quy định; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn của UBND cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.
Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của UBND cấp huyện và các cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh; phối hợp với Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý tham nhũng, tiêu cực;
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện quyền hạn của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật; được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử công chức, viên chức tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tổ chức của Thanh tra tỉnh
Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra tỉnh là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, của Chánh Thanh tra tỉnh và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế làm việc và phân công của UBND cấp tỉnh.
Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra tỉnh là người giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ do Chánh Thanh tra tỉnh phân công, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Khi Chánh Thanh tra tỉnh vắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra tỉnh được Chánh Thanh tra tỉnh ủy nhiệm thay Chánh Thanh tra tỉnh điều hành các hoạt động của Thanh tra tỉnh.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật và đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.
Thanh tra tỉnh có văn phòng và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ để bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và giám sát, thẩm định, xử lý sau thanh tra.
Việc thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh phải bảo đảm các quy định về tổ chức bộ máy, biên chế của pháp luật về chính quyền địa phương, pháp luật về thanh tra và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ 10/2/2024.
Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 02/2023/TT-TTCP hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Thông tư quy định, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh) là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh), giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh
Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật, trình UBND cấp tỉnh: Dự thảo quyết định và các văn bản khác về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh...
Đồng thời, hướng dẫn Thanh tra sở, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra huyện) xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện.
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra tỉnh, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch UBND cấp tỉnh; kiểm tra tính chính xác, hợp pháp đối với kết luận thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch UBND cấp huyện khi cần thiết.
Hướng dẫn UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện việc tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân theo quy định; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn của UBND cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.
Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của UBND cấp huyện và các cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh; phối hợp với Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý tham nhũng, tiêu cực;
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện quyền hạn của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật; được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử công chức, viên chức tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tổ chức của Thanh tra tỉnh
Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra tỉnh là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, của Chánh Thanh tra tỉnh và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế làm việc và phân công của UBND cấp tỉnh.
Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra tỉnh là người giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ do Chánh Thanh tra tỉnh phân công, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Khi Chánh Thanh tra tỉnh vắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra tỉnh được Chánh Thanh tra tỉnh ủy nhiệm thay Chánh Thanh tra tỉnh điều hành các hoạt động của Thanh tra tỉnh.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật và đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.
Thanh tra tỉnh có văn phòng và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ để bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và giám sát, thẩm định, xử lý sau thanh tra.
Việc thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh phải bảo đảm các quy định về tổ chức bộ máy, biên chế của pháp luật về chính quyền địa phương, pháp luật về thanh tra và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ 10/2/2024.