04/05/2024
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 01/2024/TT-TANDTC quy định công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân.Thông tư số 01/2024/TT-TANDTC quy định đối tượng thi đua gồm:
1. Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án.
2. Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự các cấp.
3. Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tương đương.
4. Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
5. Các tập thể nhỏ thuộc các cơ quan, đơn vị quy định tại các khoản trên.
6. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả đang trong thời gian tập sự) làm việc trong các cơ quan, đơn vị quy định trên.
Đối tượng khen thưởng gồm: 1. Các đối tượng quy định trên. 2. Cá nhân, tập thể không thuộc Tòa án nhân dân, Hòa giải viên, Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân.
Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác
Thông tư số 01/2024/TT-TANDTC nêu rõ: Thi đua phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch, dân chủ. Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào, thành tích công tác và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.
Khen thưởng phải căn cứ vào thành tích đạt được. Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn. Chỉ lấy kết quả khen thưởng về thành tích cuối năm để làm căn cứ xét khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng (kết quả khen thưởng phong trào thi đua theo chuyên đề được ghi nhận và ưu tiên khi xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng). Không cộng dồn thành tích đã khen của lần trước để đề nghị nâng mức khen thưởng lần sau. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác, chiến đấu và có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác.
2 hình thức tổ chức thi đua
Thông tư số 01/2024/TT-TANDTC quy định 2 hình thức tổ chức thi đua trong Tòa án nhân dân gồm: Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị.
Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, đơn vị.
Về nội dung tổ chức phong trào thi đua, Thông tư nêu rõ: Tổ chức phong trào thi đua phải gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển của cơ quan, đơn vị. Phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ hiểu, có chỉ tiêu, nội dung, kế hoạch, phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của cá nhân, tập thể.
Triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động cá nhân, tập thể tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua. Thường xuyên đôn đốc, theo dõi, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện; chú trọng công tác chỉ đạo điểm, hướng dẫn, kiểm tra đối với phong trào thi đua có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên; phát hiện nhân tố mới, điển hình tiên tiến để tuyên truyền, biếu dương, nhân rộng. Sơ kết, tổng kết, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua. Tăng cường phổ biến các sáng kiến, kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả để cá nhân, tập thể khác học tập và làm theo.
Tổng kết phong trào thi đua phải đánh giá đúng kết quả, hiệu quả, tác dụng; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức phong trào thi đua. Việc bình xét, công nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải đảm bảo nguyên tắc chính xác, công khai, minh bạch, công bằng; kịp thời khen thưởng cá nhân, tập thể tiêu biểu xuất sắc; khuyến khích khen thưởng cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác chuyên môn; cá nhân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.
5 loại hình khen thưởng
Thông tư quy định các loại hình khen thưởng của Tòa án nhân dân gồm:
1. Khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể Tòa án nhân dân thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất.
3. Khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể Tòa án nhân dân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo theo chuyên đề và trong thời gian cụ thể, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, cơ quan, đơn vị.
4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân Tòa án nhân dân có quá trình tham gia hoạt động lâu dài trong các giai đoạn cách mạng hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, có công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và của Tòa án nhân dân.
5. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho cá nhân, tập thể không thuộc Tòa án nhân dân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Các hình thức khen thưởng
1. Các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước:
a) Huân chương: “Huân chương Sao vàng”; “Huân chương Hồ Chí Minh”; “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; “Huân chương Dũng cảm”; “Huân chương Hữu nghị”;
b) “Huy chương Hữu nghị”;
c) Danh hiệu vinh dự nhà nước: “Anh hùng Lao động”;
d) “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”;
đ) “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
Tiêu chuẩn khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Các hình thức khen thưởng của Tòa án nhân dân
a) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”;
b) “Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao”;
c) “Giấy khen”;
d) Danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân: “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực”.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/6/2024.
Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 01/2024/TT-TANDTC quy định công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân.
Thông tư số 01/2024/TT-TANDTC quy định đối tượng thi đua gồm:
1. Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án.
2. Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự các cấp.
3. Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tương đương.
4. Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
5. Các tập thể nhỏ thuộc các cơ quan, đơn vị quy định tại các khoản trên.
6. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả đang trong thời gian tập sự) làm việc trong các cơ quan, đơn vị quy định trên.
Đối tượng khen thưởng gồm: 1. Các đối tượng quy định trên. 2. Cá nhân, tập thể không thuộc Tòa án nhân dân, Hòa giải viên, Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân.
Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác
Thông tư số 01/2024/TT-TANDTC nêu rõ: Thi đua phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch, dân chủ. Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào, thành tích công tác và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.
Khen thưởng phải căn cứ vào thành tích đạt được. Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn. Chỉ lấy kết quả khen thưởng về thành tích cuối năm để làm căn cứ xét khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng (kết quả khen thưởng phong trào thi đua theo chuyên đề được ghi nhận và ưu tiên khi xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng). Không cộng dồn thành tích đã khen của lần trước để đề nghị nâng mức khen thưởng lần sau. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác, chiến đấu và có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác.
2 hình thức tổ chức thi đua
Thông tư số 01/2024/TT-TANDTC quy định 2 hình thức tổ chức thi đua trong Tòa án nhân dân gồm: Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị.
Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, đơn vị.
Về nội dung tổ chức phong trào thi đua, Thông tư nêu rõ: Tổ chức phong trào thi đua phải gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển của cơ quan, đơn vị. Phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ hiểu, có chỉ tiêu, nội dung, kế hoạch, phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của cá nhân, tập thể.
Triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động cá nhân, tập thể tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua. Thường xuyên đôn đốc, theo dõi, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện; chú trọng công tác chỉ đạo điểm, hướng dẫn, kiểm tra đối với phong trào thi đua có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên; phát hiện nhân tố mới, điển hình tiên tiến để tuyên truyền, biếu dương, nhân rộng. Sơ kết, tổng kết, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua. Tăng cường phổ biến các sáng kiến, kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả để cá nhân, tập thể khác học tập và làm theo.
Tổng kết phong trào thi đua phải đánh giá đúng kết quả, hiệu quả, tác dụng; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức phong trào thi đua. Việc bình xét, công nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải đảm bảo nguyên tắc chính xác, công khai, minh bạch, công bằng; kịp thời khen thưởng cá nhân, tập thể tiêu biểu xuất sắc; khuyến khích khen thưởng cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác chuyên môn; cá nhân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.
5 loại hình khen thưởng
Thông tư quy định các loại hình khen thưởng của Tòa án nhân dân gồm:
1. Khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể Tòa án nhân dân thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất.
3. Khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể Tòa án nhân dân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo theo chuyên đề và trong thời gian cụ thể, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, cơ quan, đơn vị.
4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân Tòa án nhân dân có quá trình tham gia hoạt động lâu dài trong các giai đoạn cách mạng hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, có công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và của Tòa án nhân dân.
5. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho cá nhân, tập thể không thuộc Tòa án nhân dân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Các hình thức khen thưởng
1. Các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước:
a) Huân chương: “Huân chương Sao vàng”; “Huân chương Hồ Chí Minh”; “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; “Huân chương Dũng cảm”; “Huân chương Hữu nghị”;
b) “Huy chương Hữu nghị”;
c) Danh hiệu vinh dự nhà nước: “Anh hùng Lao động”;
d) “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”;
đ) “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
Tiêu chuẩn khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Các hình thức khen thưởng của Tòa án nhân dân
a) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”;
b) “Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao”;
c) “Giấy khen”;
d) Danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân: “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực”.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/6/2024.