27/12/2024
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Tìm hiểu một số quy định mới của Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024Ngày 29/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024, thay thế cho Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001. Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 gồm 08 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 với nhiều quy định mới trong công tác đảm bảo an toàn trong phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:1. Bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
Điều 14 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 đã bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm so với Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001 như:
+ Xúc phạm, đe dọa lực lượng chuyên trách khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Báo tình huống cứu nạn, cứu hộ giả.
+ Lấn chiếm, bố trí vật cản gây cản trở hoạt động của phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới.
+ Làm giả, làm sai lệch kết quả thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, kết quả kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
2. Bổ sung điều kiện cơ bản bảo đảm an toàn phòng cháy đối với nhà ở và nhà ở kết hợp kinh doanh
(i) Nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh thì ngoài việc phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy của nhà ở thì còn phải đảm bảo điều kiện sau:
- Có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn theo quy định.
- Khu vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa có nguy cơ cháy, nổ phải có giải pháp ngăn cách hoặc ngăn cháy với khu vực để ở.
(ii) Đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thì ngoài đáp ứng các điều kiện ở mục (i) còn phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy sau đây:
- Không bố trí chỗ ngủ trong khu vực sản xuất, kinh doanh.
- Có phương tiện báo cháy, giải pháp thông gió, thiết bị phát hiện sự cố rò rỉ chất khí nguy hiểm về cháy, nổ phù hợp với công năng, đặc điểm của nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
- Khu vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải được ngăn cháy với lối thoát nạn của khu vực để ở.
3. Bảo đảm điều kiện an toàn khi sử dụng điện của các tổ chức, cá nhân trong phòng cháy, chữa cháy
Theo Điều 24 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024, các cá nhân, hộ gia đình sử dụng điện phải lắp đặt, sử dụng các thiết bị điện đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về an toàn điện. Ngoài ra, thường xuyên thực hiện việc kiểm tra và kịp thời sửa chữa, thay thế dây dẫn điện, thiết bị điện không bảo đảm an toàn về phòng cháy; ngăn ngừa nguy cơ gây cháy, nổ do điện trong suốt quá trình sử dụng điện.
4. Bổ sung quy định về cứu nạn, cứu hộ
Trước khi có Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024, các quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ chỉ mới có trong các Nghị định của Chính phủ, trong khi hoạt động cứu nạn, cứu hộ có tác động trực tiếp, làm hạn chế quyền con người, quyền công dân mà theo quy định của Hiến pháp năm 2013 phải được quy định trong luật. Vì vậy, Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 đã bổ sung một chương về hoạt động cứu nạn, cứu hộ đối với những sự cố, tai nạn thông thường xảy ra trong đời sống hằng ngày, bao gồm các quy định về phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy; tổ chức cứu nạn cứu hộ; quyền và trách nhiệm của người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ; xây dựng, thực tập phương án cứu nạn cứu hộ của cơ quan công an, trách nhiệm cứu nạn cứu hộ,...
5. Bổ sung quy định cụ thể về bồi dưỡng, chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia cứu nạn, cứu hộ không thuộc lực lượng chuyên trách
Đây là điểm mới hoàn toàn so với Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001, cụ thể, tại Điều 46 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024, các cá nhân, tổ chức được huy động, hoặc chủ động tham gia phối hợp cùng lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng, hỗ trợ và được khen thưởng nếu có thành tích, ngoài ra sẽ được đền bù nếu tài sản bị hư hại. Trong trường hợp, những cá nhân, tổ chức này bị thương hoặc tử vong trong quá trình tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ sẽ được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, chế độ mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, ngoài ra có thể xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và hưởng các quyền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
6. Bổ sung quy định về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
Điều 45 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2024 lần đầu tiên đưa ra quy định về các đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, các nội dung được tập huấn trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cũng như trách nhiệm của lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và Bộ Công an trong đào tạo, tập huấn kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
7. Bổ sung quy định về ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng cháy, chữa cháy
Theo quy định tại Điều 52 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2024 đã bổ sung quy định về chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, hệ thống cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Ưu tiên kết hợp, ứng dụng kết quả đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ vào đầu tư sản xuất, phát triển công nghệ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
8. Bãi bỏ một số quy định về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với công trình đặc thù
Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2024 đã bãi bỏ một số quy định về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với các công trình đặc thù do hiện nay đã ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng trực tiếp, bao gồm:
+ Phòng cháy đối với rừng.
+ Phòng cháy đối với đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
+ Phòng cháy trong khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hoá khác có nguy hiểm về cháy, nổ.
+ Phòng cháy đối với công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm và công trình khai thác khoáng sản khác.
+ Phòng cháy đối với chợ, trung tâm thương mại, kho tang.
+ Phòng cháy đối với cảng, nhà ga, bến xe./.
Lại Nhật Quang- Cục PBGDPL
Ngày 29/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024, thay thế cho Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001. Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 gồm 08 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 với nhiều quy định mới trong công tác đảm bảo an toàn trong phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
1. Bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
Điều 14 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 đã bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm so với Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001 như:
+ Xúc phạm, đe dọa lực lượng chuyên trách khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Báo tình huống cứu nạn, cứu hộ giả.
+ Lấn chiếm, bố trí vật cản gây cản trở hoạt động của phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới.
+ Làm giả, làm sai lệch kết quả thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, kết quả kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
2. Bổ sung điều kiện cơ bản bảo đảm an toàn phòng cháy đối với nhà ở và nhà ở kết hợp kinh doanh
(i) Nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh thì ngoài việc phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy của nhà ở thì còn phải đảm bảo điều kiện sau:
- Có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn theo quy định.
- Khu vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa có nguy cơ cháy, nổ phải có giải pháp ngăn cách hoặc ngăn cháy với khu vực để ở.
(ii) Đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thì ngoài đáp ứng các điều kiện ở mục (i) còn phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy sau đây:
- Không bố trí chỗ ngủ trong khu vực sản xuất, kinh doanh.
- Có phương tiện báo cháy, giải pháp thông gió, thiết bị phát hiện sự cố rò rỉ chất khí nguy hiểm về cháy, nổ phù hợp với công năng, đặc điểm của nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
- Khu vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải được ngăn cháy với lối thoát nạn của khu vực để ở.
3. Bảo đảm điều kiện an toàn khi sử dụng điện của các tổ chức, cá nhân trong phòng cháy, chữa cháy
Theo Điều 24 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024, các cá nhân, hộ gia đình sử dụng điện phải lắp đặt, sử dụng các thiết bị điện đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về an toàn điện. Ngoài ra, thường xuyên thực hiện việc kiểm tra và kịp thời sửa chữa, thay thế dây dẫn điện, thiết bị điện không bảo đảm an toàn về phòng cháy; ngăn ngừa nguy cơ gây cháy, nổ do điện trong suốt quá trình sử dụng điện.
4. Bổ sung quy định về cứu nạn, cứu hộ
Trước khi có Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024, các quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ chỉ mới có trong các Nghị định của Chính phủ, trong khi hoạt động cứu nạn, cứu hộ có tác động trực tiếp, làm hạn chế quyền con người, quyền công dân mà theo quy định của Hiến pháp năm 2013 phải được quy định trong luật. Vì vậy, Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 đã bổ sung một chương về hoạt động cứu nạn, cứu hộ đối với những sự cố, tai nạn thông thường xảy ra trong đời sống hằng ngày, bao gồm các quy định về phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy; tổ chức cứu nạn cứu hộ; quyền và trách nhiệm của người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ; xây dựng, thực tập phương án cứu nạn cứu hộ của cơ quan công an, trách nhiệm cứu nạn cứu hộ,...
5. Bổ sung quy định cụ thể về bồi dưỡng, chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia cứu nạn, cứu hộ không thuộc lực lượng chuyên trách
Đây là điểm mới hoàn toàn so với Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001, cụ thể, tại Điều 46 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024, các cá nhân, tổ chức được huy động, hoặc chủ động tham gia phối hợp cùng lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng, hỗ trợ và được khen thưởng nếu có thành tích, ngoài ra sẽ được đền bù nếu tài sản bị hư hại. Trong trường hợp, những cá nhân, tổ chức này bị thương hoặc tử vong trong quá trình tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ sẽ được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, chế độ mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, ngoài ra có thể xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và hưởng các quyền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
6. Bổ sung quy định về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
Điều 45 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2024 lần đầu tiên đưa ra quy định về các đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, các nội dung được tập huấn trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cũng như trách nhiệm của lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và Bộ Công an trong đào tạo, tập huấn kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
7. Bổ sung quy định về ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng cháy, chữa cháy
Theo quy định tại Điều 52 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2024 đã bổ sung quy định về chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, hệ thống cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Ưu tiên kết hợp, ứng dụng kết quả đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ vào đầu tư sản xuất, phát triển công nghệ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
8. Bãi bỏ một số quy định về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với công trình đặc thù
Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2024 đã bãi bỏ một số quy định về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với các công trình đặc thù do hiện nay đã ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng trực tiếp, bao gồm:
+ Phòng cháy đối với rừng.
+ Phòng cháy đối với đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
+ Phòng cháy trong khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hoá khác có nguy hiểm về cháy, nổ.
+ Phòng cháy đối với công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm và công trình khai thác khoáng sản khác.
+ Phòng cháy đối với chợ, trung tâm thương mại, kho tang.
+ Phòng cháy đối với cảng, nhà ga, bến xe./.
Lại Nhật Quang- Cục PBGDPL