06/12/2024
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Các hành vi bị nghiêm cấm, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024 Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024 được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2024 với 06 chương và 37 Điều. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, thay thế Luật Công đoàn năm 2012 và có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung, điểm mới quan trọng, trong đó có các hành vi bị nghiêm cấm trong tổ chức và hoạt động công đoàn cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với công đoàn.1. Về các hành vi bị nghiêm cấm
Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024 quy định có 08 nhóm hành vi bị nghiêm cấm (Luật Công đoàn năm 2012 quy định 04 nhóm hành vi). Trong đó kế thừa và có sửa đổi, bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Công đoàn năm 2012, đồng thời bổ sung một số hành vi mới. Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định cụ thể, rõ ràng, bảo đảm toàn diện, đầy đủ, phù hợp với thực tế, qua đó tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động công đoàn được triển khai hiệu quả, phát huy tốt vai trò, chức năng của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn.
- Các nhóm hành vi được kế thừa, có sửa đổi, bổ sung phù hợp, được quy định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ hơn, bao gồm:
Thứ nhất, cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn.
Thứ hai, phân biệt đối xử đối với người lao động, cán bộ công đoàn vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn. Với nhóm hành vi này, Luật mới đã quy định cụ thể 08 hành vi, đó là: (i) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi Công đoàn Việt Nam để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; (ii) Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; chuyển người lao động làm công việc khác; (iii) Phân biệt đối xử về tiền lương, thưởng, phúc lợi, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong lao động; (iv) Kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng và phân biệt đối xử khác trong lao động; (v) Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của cán bộ công đoàn; (vi) Hứa hẹn, cung cấp lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất để người lao động, cán bộ công đoàn không tham gia hoạt động công đoàn, thôi làm cán bộ công đoàn hoặc có hành vi chống lại Công đoàn; (vii) Chi phối, cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động công đoàn; (viii) Hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, sử dụng biện pháp kinh tế, đe dọa tinh thần hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức Công đoàn, can thiệp, thao túng quá trình thành lập, hoạt động của Công đoàn, làm suy yếu hoặc vô hiệu hóa việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm của Công đoàn.
Thứ tư, lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân.
- Các nhóm hành vi được bổ sung mới bao gồm (i) Không bảo đảm các điều kiện hoạt động công đoàn và cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật; (ii) Không đóng kinh phí công đoàn; chậm đóng kinh phí công đoàn; đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định; đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng; quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn không đúng quy định; (iii) Nhận viện trợ, tài trợ, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật trái quy định của pháp luật; (iv) Thông tin không đúng sự thật, kích động, xuyên tạc, phỉ báng về tổ chức và hoạt động công đoàn.
2. Về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với công đoàn
Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024 đã sửa đổi, bổ sung và quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp (người sử dụng lao động) đối với công đoàn, bao gồm 09 nội dung. Đó là (i) Thừa nhận, tôn trọng, tạo điều kiện và không cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp để thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; (ii) Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật; (iii) Phối hợp với công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp mình xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa hai bên(iv) Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật: (v) Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; (vi) Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật: (vii) Lấy ý kiến của Công đoàn trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật: (viii) Phối hợp với Công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động theo quy định của pháp luật; (ix) Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật và đóng kinh phí công đoàn theo quy định của Luật.
Bên cạnh đó, Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024 cũng quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, bảo đảm cho cán bộ công đoàn. Cụ thể như doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nơi làm việc, phương tiện làm việc và điều kiện cần thiết cho công đoàn cùng cấp hoạt động; chi trả tiền lương cho cán bộ công đoàn không chuyên trách trong những ngày nghỉ làm việc để tham dự đại hội, cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo do công đoàn cấp trên triệu tập; chi phí đi lại, ăn, ở và sinh hoạt trong những ngày tham dự do công đoàn triệu tập chi trả; bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể cho cán bộ công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương như người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp...
N.T.T
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024 được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2024 với 06 chương và 37 Điều. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, thay thế Luật Công đoàn năm 2012 và có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung, điểm mới quan trọng, trong đó có các hành vi bị nghiêm cấm trong tổ chức và hoạt động công đoàn cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với công đoàn.
1. Về các hành vi bị nghiêm cấm
Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024 quy định có 08 nhóm hành vi bị nghiêm cấm (Luật Công đoàn năm 2012 quy định 04 nhóm hành vi). Trong đó kế thừa và có sửa đổi, bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Công đoàn năm 2012, đồng thời bổ sung một số hành vi mới. Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định cụ thể, rõ ràng, bảo đảm toàn diện, đầy đủ, phù hợp với thực tế, qua đó tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động công đoàn được triển khai hiệu quả, phát huy tốt vai trò, chức năng của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn.
- Các nhóm hành vi được kế thừa, có sửa đổi, bổ sung phù hợp, được quy định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ hơn, bao gồm:
Thứ nhất, cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn.
Thứ hai, phân biệt đối xử đối với người lao động, cán bộ công đoàn vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn. Với nhóm hành vi này, Luật mới đã quy định cụ thể 08 hành vi, đó là: (i) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi Công đoàn Việt Nam để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; (ii) Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; chuyển người lao động làm công việc khác; (iii) Phân biệt đối xử về tiền lương, thưởng, phúc lợi, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong lao động; (iv) Kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng và phân biệt đối xử khác trong lao động; (v) Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của cán bộ công đoàn; (vi) Hứa hẹn, cung cấp lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất để người lao động, cán bộ công đoàn không tham gia hoạt động công đoàn, thôi làm cán bộ công đoàn hoặc có hành vi chống lại Công đoàn; (vii) Chi phối, cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động công đoàn; (viii) Hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, sử dụng biện pháp kinh tế, đe dọa tinh thần hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức Công đoàn, can thiệp, thao túng quá trình thành lập, hoạt động của Công đoàn, làm suy yếu hoặc vô hiệu hóa việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm của Công đoàn.
Thứ tư, lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân.
- Các nhóm hành vi được bổ sung mới bao gồm (i) Không bảo đảm các điều kiện hoạt động công đoàn và cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật; (ii) Không đóng kinh phí công đoàn; chậm đóng kinh phí công đoàn; đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định; đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng; quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn không đúng quy định; (iii) Nhận viện trợ, tài trợ, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật trái quy định của pháp luật; (iv) Thông tin không đúng sự thật, kích động, xuyên tạc, phỉ báng về tổ chức và hoạt động công đoàn.
2. Về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với công đoàn
Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024 đã sửa đổi, bổ sung và quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp (người sử dụng lao động) đối với công đoàn, bao gồm 09 nội dung. Đó là (i) Thừa nhận, tôn trọng, tạo điều kiện và không cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp để thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; (ii) Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật; (iii) Phối hợp với công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp mình xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa hai bên(iv) Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật: (v) Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; (vi) Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật: (vii) Lấy ý kiến của Công đoàn trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật: (viii) Phối hợp với Công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động theo quy định của pháp luật; (ix) Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật và đóng kinh phí công đoàn theo quy định của Luật.
Bên cạnh đó, Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024 cũng quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, bảo đảm cho cán bộ công đoàn. Cụ thể như doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nơi làm việc, phương tiện làm việc và điều kiện cần thiết cho công đoàn cùng cấp hoạt động; chi trả tiền lương cho cán bộ công đoàn không chuyên trách trong những ngày nghỉ làm việc để tham dự đại hội, cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo do công đoàn cấp trên triệu tập; chi phí đi lại, ăn, ở và sinh hoạt trong những ngày tham dự do công đoàn triệu tập chi trả; bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể cho cán bộ công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương như người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp...
N.T.T
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật