Thuế đối kháng: Quy định pháp luật và thực tiễn của Hoa Kỳ

06/08/2008
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In Gửi email

Theo quy định của Tổ chức thương mại thế giới, thuế đối kháng được hiểu là một khoản thuế đặc biệt áp dụng nhằm mục đích triệt tiêu mọi khoản ưu đãi hay trợ cấp dành trực tiếp hay gián tiếp cho công đoạn chế biến, sản xuất hay xuất khẩu bất cứ hàng hoá nào. Mục đích áp dụng thuế đối kháng là nhằm loại bỏ lợi ích do trợ cấp “bất hợp pháp” mang lại. (“bất hợp pháp” có nghĩa là các loại trợ cấp không được phép theo quy định của Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO).

Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, để cáo buộc một khoản trợ cấp thì cần phải chứng minh các yếu tố:

- Một khoản đóng góp tài chính của chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương;

- Các nhà sản xuất, xuất khẩu thu được một khoản lợi ích;

- Chương trình trợ cấp của chính phủ/ chính quyền phải có tính riêng biệt.

Nếu bác bỏ được một trong các yếu tố trên đồng nghĩa với việc bác bỏ được toàn bộ cáo buộc.

Để chứng minh có tồn tại trợ cấp, theo pháp luật Hoa kỳ phải chứng minh được các yếu tố bao gồm khoản đóng góp của chính phủ, lợi ích mang lại cho người nhận và tính riêng biệt của trợ cấp. Khoản đóng góp của chính phủ dễ dàng tìm thấy trong các chính sách quân bình, phân phối lại thu nhập và chính sách thuế của chính phủ, khoản đóng góp này có thể do chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc gián tiếp thực hiện thông qua chỉ đạo hành động. Lợi ích mang lại cho các ngành công nghiệp hoặc doanh nghiệp được đánh giá trên hai khía cạnh chính sách thuế, chính sách vay và các khoản hỗ trợ thẳng. Đối với chính sách thuế, lợi ích mang lại là các khoản tiết kiệm thuế, nếu nhà sản xuất không nợ thuế thì đương nhiên họ không có lợi ích. Đối với chính sách vay, lợi ích mang lại chính là sự chênh lệch giữa lãi suấtlãi suất chuẩn mực trên thị trường. Các khoản hỗ trợ thẳng chính là tổng số được phân bổ theo giá trị sử dụng của tài sản. Tính riêng biệt chính là lợi ích được trao cho các ngành công nghiệp hoặc doanh nghiệp cá biệt (có sự hạn chế diện doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp, ngành sản xuất hưởng trợ cấp), việc xác định tính riêng biệt căn cứ vào quy định của pháp luật giới hạn việc trợ cấp một cách công khai và căn cứ vào các yếu tố tồn tại trên thực tế, mặc dù quy định của pháp luật có vẽ công khai nhưng nhưng trên thực tế thì chỉ áp dụng đối với một ngành hoặc một vài doanh nghiệp cá biệt (mang tính chủ quan). Đối với những khoản trợ cấp gắn liền với xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu thì khoản trợ cấp đó tự động bị coi là có tính riêng biệt.

Các vấn đề về tính toán thuế đối kháng

Việc tính toán thuế đối kháng căn cứ vào lợi ích thu (tích luỹ) được trong giai đoạn điều tra hoặc giai đoạn rà soát và căn cứ vào doanh thu. Liên quan đến lợi ích thu, lưu ý đến thời gian vì nó phụ thuộc từng loại hình trợ cấp tái diễn (các khoản vay, các khoản miễn, khấu trừ hoặc nợ thuế) hay trợ cấp một lần (hỗ trợ thẳng, xoá nợ, chuyển nhượng cổ phần), thời gian tích luỹ cũng phụ thuộc vào ngày áp dụng và ngày nhận được trợ cấp. Liên quan đến doanh thu phụ thuộc trợ cấp nội địa, trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp riêng cho sản phẩm và trợ cấp riêng cho cho tổ chức/doanh nghiệp

Công thức:        Mức thuế đối kháng = (Lợi ích/Doanh thu)                            

Biểu thời gian cho một vụ kiện về thuế đối kháng điển hình ở Hoa Kỳ

Ngày 0: Nộp đơn kiện

Ngày 20: Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định khởi xướng điều tra

Ngày 45: Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ ra quyết định sơ bộ về thiệt hại

Ngày 85: Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra kết luận sơ bộ về trợ cấp

Ngày 235: Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra kết luận cuối cùng về trợ cấp

Ngày 280: Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ ra kết luận cuối cùng về thiệt hại

Bộ Thương  mại Hoa Kỳ có thể gia hạn thêm 60 ngày trước khi ra quyết định sơ bộ và cuối cùng, do đó hầu hết các vụ kiện đều kéo dài 1 năm

Các bước thủ tục trong điều tra

Ø     Ban hành bản câu hỏi

Ø     Thẩm tra phần trả lời

Ø     Các biện pháp tạm thời và hồi tố

Ø     Xử các thông tin mật

Ø     Công bố/minh bạch hoá

Ø     Cơ hội cho các bên bình luận

Ø     Giải thích đầy đủ các căn cứ ra quyết định

Trần Thị Tuý

Xem thêm »