Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

31/03/2010
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In Gửi email

Ngày 29/3/2010, Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 44/TTLT-BTC-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/8/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

            Theo đó, Thông tư quy định một số điều sửa đổi, bổ sung các nội dung sau:

1. Điểm 1.4, khoản 1, mục II về công tác hạch toán, quyết toán trong một số trường hợp cụ thể như các khoản chi mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn thì đơn vị, doanh nghiệp lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ. Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo quy định của pháp luật hoặc người được uỷ quyền của đơn vị, doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực…

2. Sửa đổi, bổ sung tiết b, điểm 2.1.2, khoản 2, mục II về hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn của Dự án khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề như hỗ trợ chi phí về giống và vật tư chính đối với hộ nghèo ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa mức hỗ trợ tối đa 100% không quá 5.000.000 đồng/hộ; đối với hộ nghèo ở các vùng khác mức hỗ trợ tối đa là 50% và không quá 3.000.000 đồng/hộ; hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc, công cụ chế biến bảo quản sản phẩm sau thu hoạch theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hộ nghèo ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa mức hỗ trợ tối đa 100% và không quá 5.000.000 đồng/hộ; đối với hộ nghèo ở các vùng khác mức hỗ trợ tối đa là 50% và không quá 3.000.000 đồng/hộ;

3.Sửa đổi, bổ sung điểm 2.3.4 và điểm 2.3.5, khoản 2.3, mục II về nội dung và mức chi của Dự án dạy nghề cho người nghèo, cụ thể: Tiền ăn trong thời gian học nghề là 15.000 đồng/ngày thực học/người; tiền đi lại cho người nghèo học nghề xa nơi cư trú từ 15km trở lên được hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé phương tiện giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học…;

4. Sửa đổi, bổ sung Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo;

5. Sửa đổi gạch đầu dòng thứ nhất và thứ hai tiết c, điểm 2.5.1, khoản 2.5 mục II về nội dung và mức chi đào tạo cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo ở các cấp;

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2.6, mục II về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo về hỗ trợ 2 triệu đồng/xã/năm để thực hiện các hoạt động tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân tại xã, thôn, bản nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghèo; tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại xã nhằm phổ biến pháp luật, tư vấn pháp luật và giải quyết vụ việc đơn giản tại cộng đồng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký./.

Thành Công

Xem thêm »