10/09/2018
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Hòa giải ở cơ sở khi mở rộng áp dụng xử lý chuyển hướng người chưa thành niên vi phạm pháp luậtMặc dù là một khái niệm mới xuất hiện gần đây, khoảng từ cuối đến giữa thập kỷ 80 của thế kỳ XX nhưng thực tiễn thời gian qua cho thấy xử lý chuyển hướng người chưa thành niên vi phạm pháp luật là biện pháp có tính khả thi và được ủng hộ chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội, có thể thực hiện trên cơ sở kết hợp với việc bảo đảm an toàn cho cộng đồng một cách có hiệu quả.Theo Ủy ban liên cơ quan của Liên hợp quốc về tư pháp người chưa thành niên, xử lý chuyển hướng được định nghĩa như sau: “Một đứa trẻ được xử lý chuyển hướng khi đứa trẻ đó vi phạm pháp luật song vụ án đã được giải quyết bằng các biện pháp thay thế cho việc áp dụng xét xử chính thức thông thường của cơ quan có thẩm quyền có liên quan. Để được xử lý chuyển hướng, trẻ em và/hoặc cha mẹ hay người giám hộ của các em phải đồng ý chuyển hướng xử lý vụ việc của đứa trẻ.”[1]
Và tại Báo cáo đánh giá luật pháp và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng, tư pháp phục hồi với người chưa thành niên vi phạm pháp luật cũng đã đưa ra khái niệm về xử lý chuyển hướng là một quá trình thay thế nhằm xử lý các vi phạm của người chưa thành niên ngoài hệ thống tư pháp chính thống. Theo nghĩa đen, nó có nghĩa là chuyển hướng hoặc đưa một người chưa thành niên vi phạm pháp luật ra ngoài quá trình tư pháp chính thống để áp dụng biện pháp xử lý thay thế tại cộng đồng.
Xử lý chuyển hướng có thể được công an viên, kiểm sát viên, thẩm phán áp dụng tại bất cứ thời điểm nào (ví dụ công an viên có thể không áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc khởi tố đối với một người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật mà chuyển họ đến một trong các loại hình chương trình xử lý chuyển hướng được quy định).
Có những lý do được cho là căn bản được Báo cáo đánh giá luật pháp và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng, tư pháp phục hồi với người chưa thành niên vi phạm pháp luật tổng hợp, đưa ra khi sử dụng các chương trình xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội bên ngoài hệ thống tư pháp chính thức hay nói cách khác là những lợi ích mà xử lý chuyển hướng đem lại, như:
- Thứ nhất, việc áp dụng biện pháp này sẽ giúp tránh sự kỳ thị, phân biệt khi bị kết tội và xử phạt; mang lại những kết quả tốt cho trẻ em. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trong trường hợp tội phạm có tính chất không nghiêm trọng và khi gia đình, nhà trường hay các tổ chức giám sát xã hội khác đã có cách xử lý hoặc có khả năng xử lý một cách phù hợp và mang tính xây dựng thì chuyển hướng ngay từ đầu và không cần các dịch vụ thay thế có thể là giải pháp tối ưu.
- Thứ hai, thực tiễn đã chứng minh xử lý chuyển hướng là một biện pháp có chi phí thấp hơn so với biện pháp tư pháp chính thống.
- Thứ ba, các chương trình xử lý chuyển hướng giúp tạo ra một hướng tiếp cận toàn diện hơn trong xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật bởi nó không chỉ xử lý hành vi trái pháp luật cụ thể mà còn giải quyết cả những nguyên nhân tiềm ẩn cũng như những nhân tố bên trong dẫn đến hoặc liên quan đến hành vi đó, điều mà hệ thống tư pháp hình sự chính thống khó có thể giải quyết được. Phần lớn những người chưa thành niên vi phạm pháp luật được tham gia và các chương trình chuyển hướng đều không tái phạm.
- Thứ tư, xử lý chuyển hướng có thể làm giảm khối lượng công việc cho các cơ quan tư pháp, cho phép tập trung các nguồn lực của các cơ quan này vào các chương trình hoạt động xử lý những trường hợp người chưa thành niên vi phạm nghiêm trọng nhất;
- Thứ năm, tạo cơ hội cho những người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người chưa thành niên gây ra tham gia vào việc lựa chọn một biện pháp xử lý đối với hành vi của người chưa thành niên thường có hiệu quả cao hơn so với các biện pháp xử lý bằng hệ thống tư pháp chính thống[2].
- Thứ sáu,do không phải thực hiện theo các trình tự, thủ tục tố tụng được pháp luật quy định nên xử lý chuyển hướng có thể đem lại kết quả nhanh hơn và giúp tìm ra phương pháp phù hợp hơn nhằm giải quyết nhu cầu của các bên và cộng đồng.
Cũng bởi xuất phát từ những lợi ích nêu trên mà tại Điều 40(3)(b) Công ước LHQ về Quyền Trẻ em và Quy tắc Bắc Kinh số 6 & 11 đã khuyến khích Các quốc gia sử dụng “xử lý chuyển hướng” như một biện pháp thay thế cho việc xử lý vụ án người chưa thành niên vi phạm pháp luật qua hệ thống tư pháp bất cứ khi nào phù hợp và có thể, với điều kiện tôn trọng đầy đủ quyền con người và các nguyên tắc pháp lý.
Một số mô hình chương trình xử lý chuyển hướng dựa vào cộng đồng:
- Tổ công tác tại cộng đồng: Thông thường, thành viên của Tổ là người dân sinh sống tại địa phương, tham gia trên tinh thần tư nguyện. Nhiệm vụ của tổ là rà soát các vụ việc có người chưa thành niên vi phạm pháp luật nhưng không bị áp dụng thủ tục tư pháp chính thức, gặp gỡ và lắng nghe về vụ việc của họ; có trách nhiệm giúp đỡ họ nhận thức được hậu quả gây ra cho người khác bởi hành vi vi phạm pháp luật đã thực hiện. Tổ không phán xử người chưa thành niên có tội hay không có tội.
- Họp nhóm gia đình hoặc cộng đồng: Người bị hại, người chưa thành niên vi phạm pháp luật, gia đình của hai bên và một người thứ ba độc lập với hai bên sẽ gặp gỡ, thảo luận về hành vi vi phạm, thống nhất các giải pháp khắc phục thiệt hại gây ra và bảo đảm người chưa thành niên không tái phạm thông qua cơ chế đối thoại, thỏa thuận. Buổi gặp gỡ này có thể có sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương và đại diện cộng đồng.
- Cảnh cáo/Nhắc nhở của cán bộ công an ngay tại chỗ hoặc trước sự có mặt của cha mẹ người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật.
Ở Việt Nam, trong lĩnh vực hành chính, trên cơ sở 06 nguyên tắc về xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với NCTN quy định tại Điều 134 Luật XLVPHC, khoản 1 Điều 135 Luật XLVPHC quy định 3 hình thức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với NCTN là cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; 2 biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với NCTN là biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (áp dụng chung cho cả NCTN và người thành niên) và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (chỉ áp dụng riêng đối với đối tượng là NCTN vi phạm pháp luật hành chính); và 02 biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với NCTN là nhắc nhở và quản lý tại gia đình.
Trong lĩnh vực tư pháp hình sự, để tăng cường hiệu quả xử lý người chưa thành niên phạm tội, thể hiện nhất quán với chính sách xử lý hình sự áp dụng đối với người dưới 18 tuổi, BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017[3] và BLTTHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung khá cơ bản, toàn diện, cụ thể ở một số điểm lớn sau:
+ Thứ nhất, quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng giới hạn trong 28 tội danh cụ thể được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật (khoản 2 Điều 12 BLHS).
+ Thứ hai, quy địnhngười từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về hành vi chuẩn bị phạm tội đối với 02 tội danh, tội giết người (Điều 123) và tội cướp tài sản (Điều 168) (khoản 3 Điều 14 BLHS).
+ Thứ ba, quy định cụ thể về xóa án tích tại Điều 107 của Bộ luật. Theo đó, thời gian tính xóa án tích được quy định căn cứ vào mức hình phạt đã tuyên và ngắn hơn so với người đã thành niên.
+ Thứ tư, bổ sung 02 biện pháp giám sát, giáo dục được áp dụng trong trường hợp miễn trách nhiệm hình sự là khiển trách và hòa giải tại cộng đồngbên cạnh biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Cũng tại khoản 3 Điều 29 BLHS 2015 quy định như sau: Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 này, thì việc hòa giải tự nguyện này có thể được thực hiện chỉ bởi gia đình các bên hoặc có thể thông qua tổ hòa giải ở cơ sở đối với mọi đối tượng thực hiện tội phạm, trong đó có đối tượng là người chưa thành niên.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 94 BLHS 2015 quy định về hòa giải tại cộng đồng như sau: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.”
Khoản 4, điểm đ khoản 5 Điều 428 BLTTHS năm 2015 quy định:
“ 4. Khi tiến hành hòa giải, Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải phải phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải và phải lập biên bản hòa giải.
5. Biên bản hòa giải có các nội dung chính:
... đ) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của những người khác tham gia hòa giải;...”
Theo điểm đ khoản 5 nêu trên, phạm vi những người tham gia hòa giải tại cộng đồng đã được quy định theo hướng mở là ngoài Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải, bi can, bị cáo, người bị hại, còn có “những người khác tham gia hòa giải”.
Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Tuy nhiên, từ đó đến nay, vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn về sự “phối hợp” của Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ thuần túy là phối hợp về mặt tổ chức như có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại địa điểm tiến hành hòa giải hay còn được trực tiếp tham gia vào quá trình hòa giải thông qua việc cử người tham gia hòa giải (có thể cử hòa giải viên ở cơ sở); hay hướng dẫn về “những người tham gia hòa giải khác” có thể là những ai? Chính vì vậy, hiện có 02 luồng quan điểm sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng, không nên quy định hòa giải viên ở cơ sở được tham gia hòa giải tại cộng đồng với tư cách là “những người tham gia hòa giải khác” với lý giải do hòa giải tại cộng đồng là một thủ tục được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Hay trường hợp này không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở.
- Quan điểm khác cho rằng, nên quy định hòa giải viên ở cơ sở được tham gia vào quá trình hòa giải tại cộng đồng với tư cách là “những người tham gia hòa giải khác”.
Từ góc độ tiếp cận pháp luật hòa giải ở cơ sở cũng như thực tiễn hoạt động hòa giải ở cơ sở hiện này, quan điểm cá nhân tôi cho rằng, hòa giải viên ở cơ sở không chỉ có thể tham gia hòa giải theo quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS 2015 mà còn có thể tham gia hòa giải tại cộng đồng nếu được quy định, bởi:
- Thứ nhất, về cơ sở pháp lý.
Theo khoản 1 Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013, phạm vi hòa giải ở cơ sở được quy định theo phương pháp loại trừ và “mở” hơn so với quy định trước đây tại Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Theo đó, hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau:
+ Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
+ Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;
+ Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;
+ Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.
Tiếp đến, tại Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP đã quy định hướng dẫn rất cụ thể về phạm vi những vụ việc được hòa giải ở cơ sở và không được hòa giải ở cơ sở. Theo đó, các vi phạm pháp luật được tiến hành hòa giải ở cơ sở gồm:
- Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính.
- Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau thì hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải:
+ Trường hợp không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003[4]và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
....
- Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP[5] của Chính phủ ngày 30/9/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm của Luật xử lý vi phạm hành chính.
- Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.
Như vậy, trong trường hợp có văn bản hướng dẫn thi hành BLHS 2015, BLTTHS 2015 của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về việc tham gia hòa giải tại cộng đồng của hòa giải viên ở cơ sở thì cũng không đặt ra vấn đề phải sửa đổi về phạm vi hòa giải ở cơ sở quy định tại Điều 3 Luật hòa giải ở cơ sở và khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP nêu trên.
- Thứ hai, về cơ sở thực tiễn công tác hòa giải ở cơ sở hiện nay
Tại Hội thảo nghiên cứu về việc áp dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở trong xử lý chuyển hướng do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 30/8 vừa qua, có đại biểu còn băn khoăn về năng lực, trình độ hòa giải viên hiện nay còn thấp, số lượng vụ việc hòa giải hiện nay tương đối nhiều, nếu quy định thêm việc tham gia hòa giải tại cộng đồng nói riêng, áp dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở trong xử lý chuyển hướng nói chung sẽ dễ dẫn đến quá tải.
Theo quan điểm cá nhân tôi, đây không phải là vấn đề đáng quan ngại, bởi:
(1) Tính đến hết tháng 12/2017, cả nước có 107.561 tổ hòa giải với 651.215 hòa giải viên. Hàng năm, đội ngũ hòa giải viên đều được củng cố, kiện toàn bảo đảm đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Luật hòa giải ở cơ sở là công dân Việt Nam thường trú tại cơ sở, tự nguyện tham gia hoạt động hòa giải và có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư; có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, từ năm 2014 đến hết năm 2017, hòa giải viên cả nước đã tiến hành hòa giải 579.609 vụ việc, hòa giải thành 472.197 vụ việc, đạt tỷ lệ 81,4%. Qua đó, góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở; củng cố, duy trì, phát triển khối đoàn kết, đạo lý truyền thống tốt đẹp, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; thực hiện dânchủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân; giảm vi phạm pháp luật, khiếu nại, tố cáo, áp lực cho cơ quan nhà nước; tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của cho Nhà nước và Nhân dân; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội, ổn định, phát triển đất nước; khẳng định vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt xã hội của công tác này.
Tuy nhiên, nếu tính trung bình thì một tổ hòa giải (với trung bình 6 hòa giải viên) một năm hòa giải chỉ 1,07 vụ việc.
Và xuất phát từ những điểm còn hạn chế nhất định về trình độ, năng lực đội ngũ hòa giải viên hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đặt ra cho công tác hòa giải ở cơ sở trong giai đoạn mới, Bộ Tư pháp đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2018-2022”, trong đó có đề ra những giải pháp mang tính đột phá nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ này.
Hơn nữa, việc kết luận người có hành vi vi phạm có phạm tội hay không là do cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền quyết định. Hòa giải trong xử lý chuyển hướng giữa nạn nhân và người vi phạm chủ yếu nhằm tạo cơ hội cho: người phạm tội nhận thức được trách nhiệm về hành vi vi phạm và tác động của hành vi vi phạm tới nạn nhân, thể hiện sự ăn năn, hối cải của mình về hành vi vi phạm, được giúp đỡ khắc phục/ bồi thường hậu quả gây ra, xin lỗi nạn nhân và phục hồi quan hệ với nạn nhân khi thích hợp; còn nạn nhân thì được trực tiếp tham gia vào quá trình xử lý vụ việc và giải quyết hậu quả của hành vi vi phạm, được nhận các khoản bồi thường và khắc phục thiệt hại, được nhận lời xin lỗi... Riêng đối với trường hợp nếu được tham gia vào hòa giải tại cộng đồng quy định tại BLHS, BLTTHS thì sẽ có trình tự, thủ tục - quy trình hòa giải, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và vai trò chính thuộc Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải. Và hòa giải tại cộng đồng chỉ là một trong ba biện pháp xử lý chuyển hướng mà cơ quan có quyền có thể áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
Như vậy, việc áp dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở trong xử lý chuyển hướng (quy định tại pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015) và tham gia với tư cách là “những người tham gia hòa giải khác” - nếu được văn bản hướng dẫn BLHS, BLTTHS quy định sẽ tạo cơ hội cho hoạt động hòa giải ở cơ sở: (1)tham gia sâu hơn vào công tác quản lý xã hội của Nhà nước để giải quyết các vi phạm pháp luật phát sinh tại cộng đồng dân cư, qua đó phát huy hơn nữa vị trí, vai trò hết sức quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở về mặt xã hội; (2) Hòa giải viên được nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải, nhất là nếu được tham gia hòa giải tại cộng động cùng với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đem lại, cũng đặt ra những thách thức nhất định đối với hoạt động này khi hòa giải các vụ việc có người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói chung, khi được tham gia hòa giải tại cộng đồng nói riêng:
(1) Trẻ em khác với người trưởng thành về mức độ phát triển thể chất và tâm lý cũng như những nhu cầu cảm xúc và giáo dục. Điều này đòi hỏi hòa giải viên phải có kiến thức, kỹ năng phù hợp, “đặc biệt là kiến thức về tâm sinh lý của người chưa thành niên, khả năng nhạy cảm trước việc nhận biết những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cũng như những kiến thức tâm lý, xã hội khác”[6]. Trong khi đó, hiện tại hòa giải viên ở cơ sở mới chỉ được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải chung theo Chương trình khung do Bộ tư pháp ban hành mà chưa có một chương trình bồi dưỡng, tập huấn riêng về nội dung này.
(2) Cũng bởi những khác biệt nhất định nêu trên, nên cũng cần thiết phải có một quy trình, thủ tục - các bước hòa giải riêng khác với các bước hòa giải thông thường như đã được hướng dẫn trong Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở đã được ban hành.
(3) Để đảm bảo giá trị pháp lý của kết quả hòa giải ở cơ sở; từ đó hạn chế các tranh chấp yêu cầu Tòa án giải quyết; bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; đồng thời luật hóa định hướng Nghị quyết số 49-NQ/TW, lần đầu tiên Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015[7] đã dành hẳn 01 chương (Chương XXXIII) quy định về thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Theo đó, kết quả hòa giải thành được thực hiện theo quy định của pháp luật hòa giải ở cơ sở cũng thuộc phạm vi được Tòa án xem xét công nhận. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở của Tòa án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.
Mặc dù đây là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, song nếu đã quy định cho phép áp dụng biện pháp hòa giải (có thể tự hòa giải hoặc có thể thông qua hòa giải ở cơ sở) trong xử lý chuyển hưởng quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS thì cũng nên quy định cơ chế để bảo đảm thực hiện kết quả hòa giải.
Tuy đến thời điểm hiện tại chưa có số liệu thống kê đầy đủ về các vụ việc hòa giải mà trong đó có nguyên do xuất phát từ hành vi vi phạm của người chưa thành niên, song từ những kết quả tích cực chung của công tác hòa giải cũng như từ phân tích về những cơ hội/lợi ích từ việc sử dụng phương pháp hòa giải nói chung cho thấy biện pháp hòa giải ở cơ sở đối với các vụ việc có người chưa thành niên vi phạm pháp luật - áp dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở tỏng xử lỹ chuyển hướng sẽ đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện tốt Công ước quốc tế về quyền trẻ em, pháp luật trong nước về quyền trẻ em.
[1] Trang web của Ủy ban Liên cơ quan của LHQ về Tư pháp Vị thành niên, từ vựng: http://www.juvenilejusticepanel.org/glossary/D.
[2]Báo cáo đánh giá luật pháp và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng, tư pháp phục hồi với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, tr. 26-27
[3] Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
[4]Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
[5] Được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016
[6] Báo cáo đánh giá luật pháp và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng, tư pháp phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, tr. 181.
Mặc dù là một khái niệm mới xuất hiện gần đây, khoảng từ cuối đến giữa thập kỷ 80 của thế kỳ XX nhưng thực tiễn thời gian qua cho thấy xử lý chuyển hướng người chưa thành niên vi phạm pháp luật là biện pháp có tính khả thi và được ủng hộ chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội, có thể thực hiện trên cơ sở kết hợp với việc bảo đảm an toàn cho cộng đồng một cách có hiệu quả.
Theo Ủy ban liên cơ quan của Liên hợp quốc về tư pháp người chưa thành niên, xử lý chuyển hướng được định nghĩa như sau: “Một đứa trẻ được xử lý chuyển hướng khi đứa trẻ đó vi phạm pháp luật song vụ án đã được giải quyết bằng các biện pháp thay thế cho việc áp dụng xét xử chính thức thông thường của cơ quan có thẩm quyền có liên quan. Để được xử lý chuyển hướng, trẻ em và/hoặc cha mẹ hay người giám hộ của các em phải đồng ý chuyển hướng xử lý vụ việc của đứa trẻ.”[1]
Và tại Báo cáo đánh giá luật pháp và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng, tư pháp phục hồi với người chưa thành niên vi phạm pháp luật cũng đã đưa ra khái niệm về xử lý chuyển hướng là một quá trình thay thế nhằm xử lý các vi phạm của người chưa thành niên ngoài hệ thống tư pháp chính thống. Theo nghĩa đen, nó có nghĩa là chuyển hướng hoặc đưa một người chưa thành niên vi phạm pháp luật ra ngoài quá trình tư pháp chính thống để áp dụng biện pháp xử lý thay thế tại cộng đồng.
Xử lý chuyển hướng có thể được công an viên, kiểm sát viên, thẩm phán áp dụng tại bất cứ thời điểm nào (ví dụ công an viên có thể không áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc khởi tố đối với một người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật mà chuyển họ đến một trong các loại hình chương trình xử lý chuyển hướng được quy định).
Có những lý do được cho là căn bản được Báo cáo đánh giá luật pháp và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng, tư pháp phục hồi với người chưa thành niên vi phạm pháp luật tổng hợp, đưa ra khi sử dụng các chương trình xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội bên ngoài hệ thống tư pháp chính thức hay nói cách khác là những lợi ích mà xử lý chuyển hướng đem lại, như:
- Thứ nhất, việc áp dụng biện pháp này sẽ giúp tránh sự kỳ thị, phân biệt khi bị kết tội và xử phạt; mang lại những kết quả tốt cho trẻ em. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trong trường hợp tội phạm có tính chất không nghiêm trọng và khi gia đình, nhà trường hay các tổ chức giám sát xã hội khác đã có cách xử lý hoặc có khả năng xử lý một cách phù hợp và mang tính xây dựng thì chuyển hướng ngay từ đầu và không cần các dịch vụ thay thế có thể là giải pháp tối ưu.
- Thứ hai, thực tiễn đã chứng minh xử lý chuyển hướng là một biện pháp có chi phí thấp hơn so với biện pháp tư pháp chính thống.
- Thứ ba, các chương trình xử lý chuyển hướng giúp tạo ra một hướng tiếp cận toàn diện hơn trong xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật bởi nó không chỉ xử lý hành vi trái pháp luật cụ thể mà còn giải quyết cả những nguyên nhân tiềm ẩn cũng như những nhân tố bên trong dẫn đến hoặc liên quan đến hành vi đó, điều mà hệ thống tư pháp hình sự chính thống khó có thể giải quyết được. Phần lớn những người chưa thành niên vi phạm pháp luật được tham gia và các chương trình chuyển hướng đều không tái phạm.
- Thứ tư, xử lý chuyển hướng có thể làm giảm khối lượng công việc cho các cơ quan tư pháp, cho phép tập trung các nguồn lực của các cơ quan này vào các chương trình hoạt động xử lý những trường hợp người chưa thành niên vi phạm nghiêm trọng nhất;
- Thứ năm, tạo cơ hội cho những người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người chưa thành niên gây ra tham gia vào việc lựa chọn một biện pháp xử lý đối với hành vi của người chưa thành niên thường có hiệu quả cao hơn so với các biện pháp xử lý bằng hệ thống tư pháp chính thống[2].
- Thứ sáu,do không phải thực hiện theo các trình tự, thủ tục tố tụng được pháp luật quy định nên xử lý chuyển hướng có thể đem lại kết quả nhanh hơn và giúp tìm ra phương pháp phù hợp hơn nhằm giải quyết nhu cầu của các bên và cộng đồng.
Cũng bởi xuất phát từ những lợi ích nêu trên mà tại Điều 40(3)(b) Công ước LHQ về Quyền Trẻ em và Quy tắc Bắc Kinh số 6 & 11 đã khuyến khích Các quốc gia sử dụng “xử lý chuyển hướng” như một biện pháp thay thế cho việc xử lý vụ án người chưa thành niên vi phạm pháp luật qua hệ thống tư pháp bất cứ khi nào phù hợp và có thể, với điều kiện tôn trọng đầy đủ quyền con người và các nguyên tắc pháp lý.
Một số mô hình chương trình xử lý chuyển hướng dựa vào cộng đồng:
- Tổ công tác tại cộng đồng: Thông thường, thành viên của Tổ là người dân sinh sống tại địa phương, tham gia trên tinh thần tư nguyện. Nhiệm vụ của tổ là rà soát các vụ việc có người chưa thành niên vi phạm pháp luật nhưng không bị áp dụng thủ tục tư pháp chính thức, gặp gỡ và lắng nghe về vụ việc của họ; có trách nhiệm giúp đỡ họ nhận thức được hậu quả gây ra cho người khác bởi hành vi vi phạm pháp luật đã thực hiện. Tổ không phán xử người chưa thành niên có tội hay không có tội.
- Họp nhóm gia đình hoặc cộng đồng: Người bị hại, người chưa thành niên vi phạm pháp luật, gia đình của hai bên và một người thứ ba độc lập với hai bên sẽ gặp gỡ, thảo luận về hành vi vi phạm, thống nhất các giải pháp khắc phục thiệt hại gây ra và bảo đảm người chưa thành niên không tái phạm thông qua cơ chế đối thoại, thỏa thuận. Buổi gặp gỡ này có thể có sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương và đại diện cộng đồng.
- Cảnh cáo/Nhắc nhở của cán bộ công an ngay tại chỗ hoặc trước sự có mặt của cha mẹ người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật.
Ở Việt Nam, trong lĩnh vực hành chính, trên cơ sở 06 nguyên tắc về xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với NCTN quy định tại Điều 134 Luật XLVPHC, khoản 1 Điều 135 Luật XLVPHC quy định 3 hình thức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với NCTN là cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; 2 biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với NCTN là biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (áp dụng chung cho cả NCTN và người thành niên) và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (chỉ áp dụng riêng đối với đối tượng là NCTN vi phạm pháp luật hành chính); và 02 biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với NCTN là nhắc nhở và quản lý tại gia đình.
Trong lĩnh vực tư pháp hình sự, để tăng cường hiệu quả xử lý người chưa thành niên phạm tội, thể hiện nhất quán với chính sách xử lý hình sự áp dụng đối với người dưới 18 tuổi, BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017[3] và BLTTHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung khá cơ bản, toàn diện, cụ thể ở một số điểm lớn sau:
+ Thứ nhất, quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng giới hạn trong 28 tội danh cụ thể được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật (khoản 2 Điều 12 BLHS).
+ Thứ hai, quy địnhngười từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về hành vi chuẩn bị phạm tội đối với 02 tội danh, tội giết người (Điều 123) và tội cướp tài sản (Điều 168) (khoản 3 Điều 14 BLHS).
+ Thứ ba, quy định cụ thể về xóa án tích tại Điều 107 của Bộ luật. Theo đó, thời gian tính xóa án tích được quy định căn cứ vào mức hình phạt đã tuyên và ngắn hơn so với người đã thành niên.
+ Thứ tư, bổ sung 02 biện pháp giám sát, giáo dục được áp dụng trong trường hợp miễn trách nhiệm hình sự là khiển trách và hòa giải tại cộng đồngbên cạnh biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Cũng tại khoản 3 Điều 29 BLHS 2015 quy định như sau: Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 này, thì việc hòa giải tự nguyện này có thể được thực hiện chỉ bởi gia đình các bên hoặc có thể thông qua tổ hòa giải ở cơ sở đối với mọi đối tượng thực hiện tội phạm, trong đó có đối tượng là người chưa thành niên.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 94 BLHS 2015 quy định về hòa giải tại cộng đồng như sau: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.”
Khoản 4, điểm đ khoản 5 Điều 428 BLTTHS năm 2015 quy định:
“ 4. Khi tiến hành hòa giải, Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải phải phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải và phải lập biên bản hòa giải.
5. Biên bản hòa giải có các nội dung chính:
... đ) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của những người khác tham gia hòa giải;...”
Theo điểm đ khoản 5 nêu trên, phạm vi những người tham gia hòa giải tại cộng đồng đã được quy định theo hướng mở là ngoài Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải, bi can, bị cáo, người bị hại, còn có “những người khác tham gia hòa giải”.
Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Tuy nhiên, từ đó đến nay, vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn về sự “phối hợp” của Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ thuần túy là phối hợp về mặt tổ chức như có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại địa điểm tiến hành hòa giải hay còn được trực tiếp tham gia vào quá trình hòa giải thông qua việc cử người tham gia hòa giải (có thể cử hòa giải viên ở cơ sở); hay hướng dẫn về “những người tham gia hòa giải khác” có thể là những ai? Chính vì vậy, hiện có 02 luồng quan điểm sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng, không nên quy định hòa giải viên ở cơ sở được tham gia hòa giải tại cộng đồng với tư cách là “những người tham gia hòa giải khác” với lý giải do hòa giải tại cộng đồng là một thủ tục được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Hay trường hợp này không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở.
- Quan điểm khác cho rằng, nên quy định hòa giải viên ở cơ sở được tham gia vào quá trình hòa giải tại cộng đồng với tư cách là “những người tham gia hòa giải khác”.
Từ góc độ tiếp cận pháp luật hòa giải ở cơ sở cũng như thực tiễn hoạt động hòa giải ở cơ sở hiện này, quan điểm cá nhân tôi cho rằng, hòa giải viên ở cơ sở không chỉ có thể tham gia hòa giải theo quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS 2015 mà còn có thể tham gia hòa giải tại cộng đồng nếu được quy định, bởi:
- Thứ nhất, về cơ sở pháp lý.
Theo khoản 1 Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013, phạm vi hòa giải ở cơ sở được quy định theo phương pháp loại trừ và “mở” hơn so với quy định trước đây tại Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Theo đó, hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau:
+ Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
+ Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;
+ Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;
+ Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.
Tiếp đến, tại Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP đã quy định hướng dẫn rất cụ thể về phạm vi những vụ việc được hòa giải ở cơ sở và không được hòa giải ở cơ sở. Theo đó, các vi phạm pháp luật được tiến hành hòa giải ở cơ sở gồm:
- Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính.
- Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau thì hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải:
+ Trường hợp không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003[4]và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
....
- Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP[5] của Chính phủ ngày 30/9/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm của Luật xử lý vi phạm hành chính.
- Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.
Như vậy, trong trường hợp có văn bản hướng dẫn thi hành BLHS 2015, BLTTHS 2015 của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về việc tham gia hòa giải tại cộng đồng của hòa giải viên ở cơ sở thì cũng không đặt ra vấn đề phải sửa đổi về phạm vi hòa giải ở cơ sở quy định tại Điều 3 Luật hòa giải ở cơ sở và khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP nêu trên.
- Thứ hai, về cơ sở thực tiễn công tác hòa giải ở cơ sở hiện nay
Tại Hội thảo nghiên cứu về việc áp dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở trong xử lý chuyển hướng do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 30/8 vừa qua, có đại biểu còn băn khoăn về năng lực, trình độ hòa giải viên hiện nay còn thấp, số lượng vụ việc hòa giải hiện nay tương đối nhiều, nếu quy định thêm việc tham gia hòa giải tại cộng đồng nói riêng, áp dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở trong xử lý chuyển hướng nói chung sẽ dễ dẫn đến quá tải.
Theo quan điểm cá nhân tôi, đây không phải là vấn đề đáng quan ngại, bởi:
(1) Tính đến hết tháng 12/2017, cả nước có 107.561 tổ hòa giải với 651.215 hòa giải viên. Hàng năm, đội ngũ hòa giải viên đều được củng cố, kiện toàn bảo đảm đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Luật hòa giải ở cơ sở là công dân Việt Nam thường trú tại cơ sở, tự nguyện tham gia hoạt động hòa giải và có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư; có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, từ năm 2014 đến hết năm 2017, hòa giải viên cả nước đã tiến hành hòa giải 579.609 vụ việc, hòa giải thành 472.197 vụ việc, đạt tỷ lệ 81,4%. Qua đó, góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở; củng cố, duy trì, phát triển khối đoàn kết, đạo lý truyền thống tốt đẹp, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; thực hiện dânchủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân; giảm vi phạm pháp luật, khiếu nại, tố cáo, áp lực cho cơ quan nhà nước; tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của cho Nhà nước và Nhân dân; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội, ổn định, phát triển đất nước; khẳng định vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt xã hội của công tác này.
Tuy nhiên, nếu tính trung bình thì một tổ hòa giải (với trung bình 6 hòa giải viên) một năm hòa giải chỉ 1,07 vụ việc.
Và xuất phát từ những điểm còn hạn chế nhất định về trình độ, năng lực đội ngũ hòa giải viên hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đặt ra cho công tác hòa giải ở cơ sở trong giai đoạn mới, Bộ Tư pháp đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2018-2022”, trong đó có đề ra những giải pháp mang tính đột phá nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ này.
Hơn nữa, việc kết luận người có hành vi vi phạm có phạm tội hay không là do cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền quyết định. Hòa giải trong xử lý chuyển hướng giữa nạn nhân và người vi phạm chủ yếu nhằm tạo cơ hội cho: người phạm tội nhận thức được trách nhiệm về hành vi vi phạm và tác động của hành vi vi phạm tới nạn nhân, thể hiện sự ăn năn, hối cải của mình về hành vi vi phạm, được giúp đỡ khắc phục/ bồi thường hậu quả gây ra, xin lỗi nạn nhân và phục hồi quan hệ với nạn nhân khi thích hợp; còn nạn nhân thì được trực tiếp tham gia vào quá trình xử lý vụ việc và giải quyết hậu quả của hành vi vi phạm, được nhận các khoản bồi thường và khắc phục thiệt hại, được nhận lời xin lỗi... Riêng đối với trường hợp nếu được tham gia vào hòa giải tại cộng đồng quy định tại BLHS, BLTTHS thì sẽ có trình tự, thủ tục - quy trình hòa giải, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và vai trò chính thuộc Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải. Và hòa giải tại cộng đồng chỉ là một trong ba biện pháp xử lý chuyển hướng mà cơ quan có quyền có thể áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
Như vậy, việc áp dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở trong xử lý chuyển hướng (quy định tại pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015) và tham gia với tư cách là “những người tham gia hòa giải khác” - nếu được văn bản hướng dẫn BLHS, BLTTHS quy định sẽ tạo cơ hội cho hoạt động hòa giải ở cơ sở: (1)tham gia sâu hơn vào công tác quản lý xã hội của Nhà nước để giải quyết các vi phạm pháp luật phát sinh tại cộng đồng dân cư, qua đó phát huy hơn nữa vị trí, vai trò hết sức quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở về mặt xã hội; (2) Hòa giải viên được nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải, nhất là nếu được tham gia hòa giải tại cộng động cùng với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đem lại, cũng đặt ra những thách thức nhất định đối với hoạt động này khi hòa giải các vụ việc có người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói chung, khi được tham gia hòa giải tại cộng đồng nói riêng:
(1) Trẻ em khác với người trưởng thành về mức độ phát triển thể chất và tâm lý cũng như những nhu cầu cảm xúc và giáo dục. Điều này đòi hỏi hòa giải viên phải có kiến thức, kỹ năng phù hợp, “đặc biệt là kiến thức về tâm sinh lý của người chưa thành niên, khả năng nhạy cảm trước việc nhận biết những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cũng như những kiến thức tâm lý, xã hội khác”[6]. Trong khi đó, hiện tại hòa giải viên ở cơ sở mới chỉ được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải chung theo Chương trình khung do Bộ tư pháp ban hành mà chưa có một chương trình bồi dưỡng, tập huấn riêng về nội dung này.
(2) Cũng bởi những khác biệt nhất định nêu trên, nên cũng cần thiết phải có một quy trình, thủ tục - các bước hòa giải riêng khác với các bước hòa giải thông thường như đã được hướng dẫn trong Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở đã được ban hành.
(3) Để đảm bảo giá trị pháp lý của kết quả hòa giải ở cơ sở; từ đó hạn chế các tranh chấp yêu cầu Tòa án giải quyết; bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; đồng thời luật hóa định hướng Nghị quyết số 49-NQ/TW, lần đầu tiên Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015[7] đã dành hẳn 01 chương (Chương XXXIII) quy định về thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Theo đó, kết quả hòa giải thành được thực hiện theo quy định của pháp luật hòa giải ở cơ sở cũng thuộc phạm vi được Tòa án xem xét công nhận. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở của Tòa án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.
Mặc dù đây là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, song nếu đã quy định cho phép áp dụng biện pháp hòa giải (có thể tự hòa giải hoặc có thể thông qua hòa giải ở cơ sở) trong xử lý chuyển hưởng quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS thì cũng nên quy định cơ chế để bảo đảm thực hiện kết quả hòa giải.
Tuy đến thời điểm hiện tại chưa có số liệu thống kê đầy đủ về các vụ việc hòa giải mà trong đó có nguyên do xuất phát từ hành vi vi phạm của người chưa thành niên, song từ những kết quả tích cực chung của công tác hòa giải cũng như từ phân tích về những cơ hội/lợi ích từ việc sử dụng phương pháp hòa giải nói chung cho thấy biện pháp hòa giải ở cơ sở đối với các vụ việc có người chưa thành niên vi phạm pháp luật - áp dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở tỏng xử lỹ chuyển hướng sẽ đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện tốt Công ước quốc tế về quyền trẻ em, pháp luật trong nước về quyền trẻ em.
[1] Trang web của Ủy ban Liên cơ quan của LHQ về Tư pháp Vị thành niên, từ vựng: http://www.juvenilejusticepanel.org/glossary/D.
[2]Báo cáo đánh giá luật pháp và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng, tư pháp phục hồi với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, tr. 26-27
[3] Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
[4]Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
[5] Được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016
[6] Báo cáo đánh giá luật pháp và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng, tư pháp phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, tr. 181.