31/03/2025
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý kiện toàn chức năng, nhiệm vụ các phòng chuyên mônNhằm bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu thực tiễn công tác trong giai đoạn mới, ngày 20/3/2025, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-PB&TG, quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng trực thuộc Cục.Việc ban hành Quyết định số 01/QĐ-PB&TG nhằm cụ thể hóa các quy định tại Nghị định số 39/2025/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp và Quyết định số 672/QĐ-BTP ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý, từ đó hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục, đảm bảo tính rõ ràng, không chồng chéo, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của đơn vị trong tình hình mới.
Đảm bảo rõ ràng, thống nhất và toàn diện
Để triển khai đồng bộ, toàn diện công tác quản lý nhà nước của Cục, các phòng chuyên môn triển khai 13 nhóm chức năng, nhiệm vụ tập trung vào (1) xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, quy hoạch, đề án, chính sách, chương trình, kế hoạch và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản khác; (2) xây dựng, trình Cục trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Bộ trưởng ban hành các biểu mẫu, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy tắc nghề nghiệp, định mức kinh tế - kỹ thuật; (3) rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; (4) theo dõi tình hình thi hành pháp luật, chủ trương, chính sách và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật; (5) tham mưu hướng dẫn chuyên môn, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ và theo dõi, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước; (6) chủ trì, phối hợp với các tổ chức thuộc Cục nghiên cứu, trả lời kiến nghị của cử tri, đại biểu Quốc hội, bộ, ngành, đoàn thể trung ương, địa phương về các nội dung có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của phòng; (7) tổ chức kiểm tra, tham gia thanh tra, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của phòng; tham mưu sơ kết, tổng kết, xây dựng dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo đột xuất trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của phòng; (8) theo dõi, tổng hợp, thông tin, báo cáo về các lĩnh vực công tác của Cục tại các bộ, ngành, đoàn thể trung ương và các địa phương; (9) chủ trì tổ chức các hội nghị tập huấn, hội thảo, tọa đàm, chuyến đi công tác địa phương, biên soạn tài liệu, các hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực quản lý; làm đầu mối theo dõi, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản của Đảng, các chương trình, chương trình phối hợp, đề án trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các tổ chức thuộc Cục do Cục chủ trì thực hiện theo phân công của Cục trưởng.
Văn phòng Cục – "Trục điều phối" các hoạt động quản lý và điều hành
Là đơn vị giúp việc trực tiếp cho Cục trưởng, Văn phòng Cục đóng vai trò là “trục điều phối” và tổng hợp các hoạt động của toàn Cục. Văn phòng chịu trách nhiệm tham mưu chỉ đạo, điều hành; tổ chức cán bộ; công tác thi đua – khen thưởng; công tác tài chính – kế toán; quản trị hành chính, văn thư – lưu trữ; hậu cần, lễ tân, thông tin – truyền thông; hợp tác quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là Văn phòng được giao nhiệm vụ xây dựng, tổng hợp, đôn đốc và theo dõi tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Cục (kế hoạch công tác năm; kế hoạch truyền thông; kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, chuyến công tác của Cục và các chương trình, kế hoạch công tác khác); là đầu mối thực hiện các nhiệm vụ liên quan về kinh phí theo các Chương trình mục tiêu quốc gia và các Chương trình khác có liên quan; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc giải ngân của các địa phương để kịp thời tham mưu cho Cục trưởng giải quyết các vướng mắc của địa phương.
Ngoài ra, Văn phòng còn chịu trách nhiệm xây dựng dự toán, quyết toán ngân sách, tổ chức đấu thầu mua sắm, quản lý tài sản công, bảo vệ bí mật nhà nước và tổ chức các hoạt động hỗ trợ hành chính cho các phòng thuộc Cục.
Phòng Chính sách và Pháp luật – Đầu mối xây dựng thể chế, chính sách triển khai truyền thông chính sách và phổ biến, giáo dục pháp luật
Phòng Chính sách và Pháp luật có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng trong việc xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực phổ biến giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật.
Phòng đồng thời là đầu mối của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương và Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng; tham mưu thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở trung ương và Tổ giúp việc cho Hội đồng. Tham mưu, theo dõi việc thực hiện trợ giúp pháp lý trong tố tụng tư pháp.
Đặc biệt, Phòng chịu trách nhiệm tham mưu hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phạm vi toàn quốc; đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, đoàn thể trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam; tham mưu xây dựng, theo dõi, đôn đốc, tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam của Bộ Tư pháp. Đây là một sự kiện thường niên quan trọng nhằm nâng cao nhận thức pháp luật trong Nhân dân.
Phòng còn có nhiệm vụ làm đầu mối tiếp nhận, rà soát và trình hồ sơ đề nghị công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật trung ương theo quy định của pháp luật; theo dõi, quản lý, tổng hợp tình hình hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, tham mưu thực hiện các giải pháp xây dựng, nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực làm công tác truyền thông dự thảo chính sách, phổ biến giáo dục pháp luật trong phạm vi cả nước; tham mưu chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; làm đầu mối theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp và cả nước; chủ trì thực hiện việc theo dõi, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương ; đầu mối phối hợp, theo dõi triển khai công tác giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp ; nghiên cứu các giải pháp về thể chế, chính sách để hỗ trợ phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý…
Phòng Quản lý Trợ giúp pháp lý – Góp phần nâng cao hiệu quả công bằng pháp luật cho người dân
Trong bối cảnh nhu cầu được trợ giúp pháp lý ngày càng tăng, Phòng Quản lý Trợ giúp pháp lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức, giám sát và nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý trên phạm vi cả nước.Phòng có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng trong việc thống nhất quản lý nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi toàn quốc; hướng dẫn, theo dõi, quản lý việc tập sự trợ giúp pháp lý, tổ chức kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý; hướng dẫn, theo dõi việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng I, hạng II theo quy định của pháp luật; theo dõi, tổng hợp, hướng dẫn, kiểm tra việc lựa chọn, ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý của Sở Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức và hoạt động của tổ chức đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức việc cập nhật, công bố danh sách tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý; phối hợp tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trong tố tụng tư pháp; hướng dẫn công tác quản lý đánh giá, thẩm định chất lượng; đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho đối tượng đặc thù và các tài liệu khác về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng của phòng; quản lý các biểu mẫu, giấy tờ về trợ giúp pháp lý...
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Phòng là quản lý chất lượng, hiệu quả trợ giúp pháp lý bao gồm: Nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản liên quan đến quản lý chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý; tổ chức nghiên cứu về vấn đề chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý và các giải pháp tăng cường chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý; xây dựng, theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện tiêu chí đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình, vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công; thống nhất quản lý chất lượng, hiệu quả trợ giúp pháp lý của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trong toàn quốc; hướng dẫn, quản lý việc thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; thực hiện, tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc tham gia tố tụng thành công; tổ chức thực hiện việc xác nhận vụ việc tham gia tố tụng thành công cho Trợ giúp viên pháp lý để bảo đảm điều kiện xét thăng hạng Trợ giúp viên pháp lý hạng I, hạng II theo quy định của pháp luật; tham mưu các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý.
Phòng Quản lý Hòa giải ở cơ sở, Tiếp cận pháp luật và Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp – Đổi mới để gần dân, sát thực tiễn
Đây là phòng có chức năng tổng hợp nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, gồm: công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phòng có nhiệm vụ tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn việc kiện toàn đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, tư vấn viên pháp luật; theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, tư vấn viên pháp luật; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, tư vấn viên pháp luật; hướng dẫn xây dựng mô hình “cấp xã điển hình về hòa giải ở cơ sở”; phối hợp với đơn vị chức năng giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở, kiểm tra, sơ kết, tổng kết khen thưởng về hòa giải ở cơ sở; tham mưu thực hiện các giải pháp xây dựng, nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực làm công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và mạng lưới tư vấn viên pháp luật trong phạm vi cả nước; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan của bộ, ngành, đoàn thể trung ương có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; xây dựng, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; mẫu, biểu thống kê về tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở; xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên; hướng dẫn việc thành lập, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh, cấp huyện về hòa giải ở cơ sở; phối hợp với các đơn vị chức năng hướng dẫn hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp và vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, chỉ đạo, hướng dẫn sự phối hợp trong công tác hòa giải ở cơ sở giữa hòa giải viên và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, hướng dẫn, theo dõi thực hiện thủ tục đề nghị Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở...
Phòng có nhiệm vụ tham mưu quản lý, theo dõi, đôn đốc việc triển khai nhiệm vụ tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân; tổ chức thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân về hiệu quả xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện tiêu chí đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong đánh giá, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và đạt chuẩn đô thị văn minh; hướng dẫn đánh giá tiêu chí tiếp cận pháp luật trong việc xét, tặng danh hiệu “xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.
Đồng thời, Phòng cũng là đầu mối triển khai Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa – một nội dung quan trọng trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tham gia ý kiến đối với hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức khác có liên quan khi có yêu cầu, trong đó có việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện chương trình hoặc nội dung chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh.Tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo từng giai đoạn cụ thể. đánh giá độc lập hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngoài ra, Phòng chịu trách nhiệm phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông pháp luật liên quan đến nông thôn mới, an sinh xã hội; tổ chức Diễn đàn kinh doanh và pháp luật, Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc và các hoạt động mang tính sáng tạo, gắn kết giữa pháp luật và đời sống thực tế.
Thống nhất điều hành, linh hoạt phân công nhiệm vụ
Việc phân định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giúp từng phòng phát huy vai trò chuyên môn, giảm thiểu sự chồng chéo, tăng cường tính phối hợp, trách nhiệm, từ đó nâng cao chất lượng, tiến độ và hiệu quả công việc được giao.
Để đảm bảo vận hành hiệu quả bộ máy, Quyết định số 01/QĐ-PB&TG quy định rõ: Căn cứ tình hình thực tiễn, Cục trưởng được quyền điều chỉnh, phân công lại nhiệm vụ giữa các phòng sau khi thống nhất với các Phó Cục trưởng. Đồng thời, các nhiệm vụ đột xuất hoặc phát sinh do Bộ phân công sẽ do Cục trưởng trực tiếp chỉ đạo, phân công cụ thể cho từng đơn vị hoặc cá nhân thực hiện.
Việc ban hành Quyết định số 01/QĐ-PB&TG là bước kiện toàn cần thiết trong bối cảnh Bộ Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (20/3/2025). Trong quá trình triển khai nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị có liên quan sẽ tổng hợp, đề xuất Cục trưởng xem xét sửa đổi, bổ sung phù hợp thực tiễn và quy định pháp luật hiện hành.
Thu Hiền
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý
Nhằm bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu thực tiễn công tác trong giai đoạn mới, ngày 20/3/2025, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-PB&TG, quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng trực thuộc Cục.
Việc ban hành Quyết định số 01/QĐ-PB&TG nhằm cụ thể hóa các quy định tại Nghị định số 39/2025/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp và Quyết định số 672/QĐ-BTP ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý, từ đó hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục, đảm bảo tính rõ ràng, không chồng chéo, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của đơn vị trong tình hình mới.
Đảm bảo rõ ràng, thống nhất và toàn diện
Để triển khai đồng bộ, toàn diện công tác quản lý nhà nước của Cục, các phòng chuyên môn triển khai 13 nhóm chức năng, nhiệm vụ tập trung vào (1) xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, quy hoạch, đề án, chính sách, chương trình, kế hoạch và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản khác; (2) xây dựng, trình Cục trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Bộ trưởng ban hành các biểu mẫu, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy tắc nghề nghiệp, định mức kinh tế - kỹ thuật; (3) rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; (4) theo dõi tình hình thi hành pháp luật, chủ trương, chính sách và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật; (5) tham mưu hướng dẫn chuyên môn, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ và theo dõi, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước; (6) chủ trì, phối hợp với các tổ chức thuộc Cục nghiên cứu, trả lời kiến nghị của cử tri, đại biểu Quốc hội, bộ, ngành, đoàn thể trung ương, địa phương về các nội dung có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của phòng; (7) tổ chức kiểm tra, tham gia thanh tra, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của phòng; tham mưu sơ kết, tổng kết, xây dựng dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo đột xuất trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của phòng; (8) theo dõi, tổng hợp, thông tin, báo cáo về các lĩnh vực công tác của Cục tại các bộ, ngành, đoàn thể trung ương và các địa phương; (9) chủ trì tổ chức các hội nghị tập huấn, hội thảo, tọa đàm, chuyến đi công tác địa phương, biên soạn tài liệu, các hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực quản lý; làm đầu mối theo dõi, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản của Đảng, các chương trình, chương trình phối hợp, đề án trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các tổ chức thuộc Cục do Cục chủ trì thực hiện theo phân công của Cục trưởng.
Văn phòng Cục – "Trục điều phối" các hoạt động quản lý và điều hành
Là đơn vị giúp việc trực tiếp cho Cục trưởng, Văn phòng Cục đóng vai trò là “trục điều phối” và tổng hợp các hoạt động của toàn Cục. Văn phòng chịu trách nhiệm tham mưu chỉ đạo, điều hành; tổ chức cán bộ; công tác thi đua – khen thưởng; công tác tài chính – kế toán; quản trị hành chính, văn thư – lưu trữ; hậu cần, lễ tân, thông tin – truyền thông; hợp tác quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là Văn phòng được giao nhiệm vụ xây dựng, tổng hợp, đôn đốc và theo dõi tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Cục (kế hoạch công tác năm; kế hoạch truyền thông; kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, chuyến công tác của Cục và các chương trình, kế hoạch công tác khác); là đầu mối thực hiện các nhiệm vụ liên quan về kinh phí theo các Chương trình mục tiêu quốc gia và các Chương trình khác có liên quan; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc giải ngân của các địa phương để kịp thời tham mưu cho Cục trưởng giải quyết các vướng mắc của địa phương.
Ngoài ra, Văn phòng còn chịu trách nhiệm xây dựng dự toán, quyết toán ngân sách, tổ chức đấu thầu mua sắm, quản lý tài sản công, bảo vệ bí mật nhà nước và tổ chức các hoạt động hỗ trợ hành chính cho các phòng thuộc Cục.
Phòng Chính sách và Pháp luật – Đầu mối xây dựng thể chế, chính sách triển khai truyền thông chính sách và phổ biến, giáo dục pháp luật
Phòng Chính sách và Pháp luật có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng trong việc xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực phổ biến giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật.
Phòng đồng thời là đầu mối của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương và Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng; tham mưu thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở trung ương và Tổ giúp việc cho Hội đồng. Tham mưu, theo dõi việc thực hiện trợ giúp pháp lý trong tố tụng tư pháp.
Đặc biệt, Phòng chịu trách nhiệm tham mưu hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phạm vi toàn quốc; đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, đoàn thể trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam; tham mưu xây dựng, theo dõi, đôn đốc, tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam của Bộ Tư pháp. Đây là một sự kiện thường niên quan trọng nhằm nâng cao nhận thức pháp luật trong Nhân dân.
Phòng còn có nhiệm vụ làm đầu mối tiếp nhận, rà soát và trình hồ sơ đề nghị công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật trung ương theo quy định của pháp luật; theo dõi, quản lý, tổng hợp tình hình hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, tham mưu thực hiện các giải pháp xây dựng, nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực làm công tác truyền thông dự thảo chính sách, phổ biến giáo dục pháp luật trong phạm vi cả nước; tham mưu chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; làm đầu mối theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp và cả nước; chủ trì thực hiện việc theo dõi, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương ; đầu mối phối hợp, theo dõi triển khai công tác giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp ; nghiên cứu các giải pháp về thể chế, chính sách để hỗ trợ phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý…
Phòng Quản lý Trợ giúp pháp lý – Góp phần nâng cao hiệu quả công bằng pháp luật cho người dân
Trong bối cảnh nhu cầu được trợ giúp pháp lý ngày càng tăng, Phòng Quản lý Trợ giúp pháp lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức, giám sát và nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý trên phạm vi cả nước.Phòng có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng trong việc thống nhất quản lý nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi toàn quốc; hướng dẫn, theo dõi, quản lý việc tập sự trợ giúp pháp lý, tổ chức kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý; hướng dẫn, theo dõi việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng I, hạng II theo quy định của pháp luật; theo dõi, tổng hợp, hướng dẫn, kiểm tra việc lựa chọn, ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý của Sở Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức và hoạt động của tổ chức đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức việc cập nhật, công bố danh sách tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý; phối hợp tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trong tố tụng tư pháp; hướng dẫn công tác quản lý đánh giá, thẩm định chất lượng; đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho đối tượng đặc thù và các tài liệu khác về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng của phòng; quản lý các biểu mẫu, giấy tờ về trợ giúp pháp lý...
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Phòng là quản lý chất lượng, hiệu quả trợ giúp pháp lý bao gồm: Nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản liên quan đến quản lý chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý; tổ chức nghiên cứu về vấn đề chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý và các giải pháp tăng cường chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý; xây dựng, theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện tiêu chí đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình, vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công; thống nhất quản lý chất lượng, hiệu quả trợ giúp pháp lý của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trong toàn quốc; hướng dẫn, quản lý việc thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; thực hiện, tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc tham gia tố tụng thành công; tổ chức thực hiện việc xác nhận vụ việc tham gia tố tụng thành công cho Trợ giúp viên pháp lý để bảo đảm điều kiện xét thăng hạng Trợ giúp viên pháp lý hạng I, hạng II theo quy định của pháp luật; tham mưu các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý.
Phòng Quản lý Hòa giải ở cơ sở, Tiếp cận pháp luật và Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp – Đổi mới để gần dân, sát thực tiễn
Đây là phòng có chức năng tổng hợp nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, gồm: công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phòng có nhiệm vụ tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn việc kiện toàn đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, tư vấn viên pháp luật; theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, tư vấn viên pháp luật; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, tư vấn viên pháp luật; hướng dẫn xây dựng mô hình “cấp xã điển hình về hòa giải ở cơ sở”; phối hợp với đơn vị chức năng giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở, kiểm tra, sơ kết, tổng kết khen thưởng về hòa giải ở cơ sở; tham mưu thực hiện các giải pháp xây dựng, nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực làm công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và mạng lưới tư vấn viên pháp luật trong phạm vi cả nước; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan của bộ, ngành, đoàn thể trung ương có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; xây dựng, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; mẫu, biểu thống kê về tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở; xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên; hướng dẫn việc thành lập, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh, cấp huyện về hòa giải ở cơ sở; phối hợp với các đơn vị chức năng hướng dẫn hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp và vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, chỉ đạo, hướng dẫn sự phối hợp trong công tác hòa giải ở cơ sở giữa hòa giải viên và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, hướng dẫn, theo dõi thực hiện thủ tục đề nghị Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở...
Phòng có nhiệm vụ tham mưu quản lý, theo dõi, đôn đốc việc triển khai nhiệm vụ tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân; tổ chức thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân về hiệu quả xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện tiêu chí đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong đánh giá, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và đạt chuẩn đô thị văn minh; hướng dẫn đánh giá tiêu chí tiếp cận pháp luật trong việc xét, tặng danh hiệu “xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.
Đồng thời, Phòng cũng là đầu mối triển khai Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa – một nội dung quan trọng trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tham gia ý kiến đối với hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức khác có liên quan khi có yêu cầu, trong đó có việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện chương trình hoặc nội dung chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh.Tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo từng giai đoạn cụ thể. đánh giá độc lập hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngoài ra, Phòng chịu trách nhiệm phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông pháp luật liên quan đến nông thôn mới, an sinh xã hội; tổ chức Diễn đàn kinh doanh và pháp luật, Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc và các hoạt động mang tính sáng tạo, gắn kết giữa pháp luật và đời sống thực tế.
Thống nhất điều hành, linh hoạt phân công nhiệm vụ
Việc phân định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giúp từng phòng phát huy vai trò chuyên môn, giảm thiểu sự chồng chéo, tăng cường tính phối hợp, trách nhiệm, từ đó nâng cao chất lượng, tiến độ và hiệu quả công việc được giao.
Để đảm bảo vận hành hiệu quả bộ máy, Quyết định số 01/QĐ-PB&TG quy định rõ: Căn cứ tình hình thực tiễn, Cục trưởng được quyền điều chỉnh, phân công lại nhiệm vụ giữa các phòng sau khi thống nhất với các Phó Cục trưởng. Đồng thời, các nhiệm vụ đột xuất hoặc phát sinh do Bộ phân công sẽ do Cục trưởng trực tiếp chỉ đạo, phân công cụ thể cho từng đơn vị hoặc cá nhân thực hiện.
Việc ban hành Quyết định số 01/QĐ-PB&TG là bước kiện toàn cần thiết trong bối cảnh Bộ Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (20/3/2025). Trong quá trình triển khai nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị có liên quan sẽ tổng hợp, đề xuất Cục trưởng xem xét sửa đổi, bổ sung phù hợp thực tiễn và quy định pháp luật hiện hành.
Thu Hiền
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý