20/05/2025
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn" do quy định pháp luật Ngày 17/5/2025, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Nghị quyết số 140/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.Chương trình hành động đặt ra mục tiêu: năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn" do quy định pháp luật; năm 2027, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của bộ máy nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp; năm 2028, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư của Việt Nam năm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.
Từ đó, Chương trình hành động đặt ra 07 nhóm nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có những nhóm nhiệm vụ gắn liền với công tác truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, bao gồm:
Thứ nhất, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật. Xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về nội dung Nghị quyết số 66-NQ/TW theo hướng: đa dạng hóa các hình thức truyền thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình, các nền tảng số, mạng xã hội và các phương tiện điện tử khác; cụ thể hóa nội dung tuyên truyền cho từng nhóm đối tượng người dân, doanh nghiệp, chính quyền các cấp. Xây dựng, ban hành và chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW; thực hiện các quy định bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của các cấp ủy đảng đối với việc thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác này; lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, đáng viên, công chức, viên chức gương mẫu, đi đầu trong chấp hành và tuân thủ pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật. Xác định xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật và kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thường xuyên của các bộ, ngành trung ương.
Thứ hai, đổi mới tư duy, định hướng xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển. Bảo đảm công tác xây dựng pháp luật phải thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng; xuất phát từ lợi ích toàn cục của đất nước; đưa thể chế, pháp luật trở thành lợi thế cạnh tranh; dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; phát huy dân chủ, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự cân đối, hợp lý giữa mức độ hạn chế quyền với lợi ích chính đáng đạt được. Thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; từng bước thực hiện soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tập trung, chuyên nghiệp. Chủ động đẩy mạnh truyền thông chính sách, nhất là các chính sách có tác động lớn đến xã hội, người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm túc cơ chế tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các đối tượng chịu sự tác động; không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách và xây dựng pháp luật.
Thứ ba, tạo đột phá trong công tác thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực và hiệu quả; gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật. Trong nhóm nhiệm vụ này, Chương trình hành động yêu cầu tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội. Đa dạng hóa phương thức truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là thông qua ứng dụng công nghệ số; ưu tiên những nội dung quan trọng được phát trên khung giờ thu hút đông đảo khán, thính giả trên hệ thống phát thanh, truyền hình quốc gia.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế.
Thứ năm, xây dựng giải pháp đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật. Thực hiện chính sách đặc thù, vượt trội, áp dụng chế độ thù lao, thuê khoán tương xúng để thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia các nhiệm vụ, hoạt động xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật; kéo dài thời gian công tác, không giữ chức vụ cho một số cán bộ, công chức đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc về xây dựng pháp luật; thu hút, tiếp nhận chuyên gia, nhà khoa học pháp lý, luật gia, luật sư giỏi vào khu vực công theo quy định.
Thứ sáu, tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số đồng bộ trong phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, đăng ký biện pháp bảo đảm; lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào phong trào “học tập số". Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đối với hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
Thứ bảy, thực hiện cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Đổi mới cơ chế phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách dành cho công tác xây dựng pháp luật trên nguyên tắc kịp thời, đúng, đủ và gắn với khoán chi theo kết quả, sản phẩm của từng nhiệm vụ, hoạt động. Bố trí nguồn ngân sách phù hợp, tương xứng cho công tác tổ chức thi hành pháp luật. Ưu tiên nguồn lực tương xứng cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đối tượng đặc thù, yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết, bên cạnh các nhiệm vụ được giao chung, Bộ Tư pháp được giao chủ trì 15 nhiệm vụ cụ thể và tiến độ thực hiện tập trung vào năm 2025 và năm 2026. Trong đó, có các nhiệm vụ quan trọng như tham gia nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; xây dựng Định hướng lập pháp nhiệm vụ và Chương trình lập pháp hàng năm bảo đảm các luật được đề xuất đáp ứng yêu cầu về tính ổn định, đơn giản, dễ thực hiện, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; chủ động làm việc với các bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội, doanh nghiệp… để xác định “điểm nghẽn” thể chế, pháp luật; xây dựng Đề án thực hiện soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tập trung, chuyên nghiệp; nghiên cứu hình thành chế định luật sư công và cơ chế có điều kiện cho phép viên chức được hành nghề luật sư; triển khai và vận hành hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng Đề án tăng cường sự tham gia của chuyên gia pháp luật Việt Nam trong tổ chức pháp lý quốc tế và cơ quan tài phán quốc tế; xây dựng Đề án cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật…
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động, định kỳ 06 tháng báo cáo kết quả về Bộ Tư pháp trước ngày 15/6 và trước ngày 01/12 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Hoàng Việt Hà
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp luật
Ngày 17/5/2025, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Nghị quyết số 140/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Chương trình hành động đặt ra mục tiêu: năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn" do quy định pháp luật; năm 2027, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của bộ máy nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp; năm 2028, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư của Việt Nam năm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.
Từ đó, Chương trình hành động đặt ra 07 nhóm nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có những nhóm nhiệm vụ gắn liền với công tác truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, bao gồm:
Thứ nhất, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật. Xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về nội dung Nghị quyết số 66-NQ/TW theo hướng: đa dạng hóa các hình thức truyền thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình, các nền tảng số, mạng xã hội và các phương tiện điện tử khác; cụ thể hóa nội dung tuyên truyền cho từng nhóm đối tượng người dân, doanh nghiệp, chính quyền các cấp. Xây dựng, ban hành và chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW; thực hiện các quy định bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của các cấp ủy đảng đối với việc thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác này; lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, đáng viên, công chức, viên chức gương mẫu, đi đầu trong chấp hành và tuân thủ pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật. Xác định xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật và kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thường xuyên của các bộ, ngành trung ương.
Thứ hai, đổi mới tư duy, định hướng xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển. Bảo đảm công tác xây dựng pháp luật phải thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng; xuất phát từ lợi ích toàn cục của đất nước; đưa thể chế, pháp luật trở thành lợi thế cạnh tranh; dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; phát huy dân chủ, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự cân đối, hợp lý giữa mức độ hạn chế quyền với lợi ích chính đáng đạt được. Thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; từng bước thực hiện soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tập trung, chuyên nghiệp. Chủ động đẩy mạnh truyền thông chính sách, nhất là các chính sách có tác động lớn đến xã hội, người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm túc cơ chế tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các đối tượng chịu sự tác động; không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách và xây dựng pháp luật.
Thứ ba, tạo đột phá trong công tác thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực và hiệu quả; gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật. Trong nhóm nhiệm vụ này, Chương trình hành động yêu cầu tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội. Đa dạng hóa phương thức truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là thông qua ứng dụng công nghệ số; ưu tiên những nội dung quan trọng được phát trên khung giờ thu hút đông đảo khán, thính giả trên hệ thống phát thanh, truyền hình quốc gia.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế.
Thứ năm, xây dựng giải pháp đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật. Thực hiện chính sách đặc thù, vượt trội, áp dụng chế độ thù lao, thuê khoán tương xúng để thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia các nhiệm vụ, hoạt động xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật; kéo dài thời gian công tác, không giữ chức vụ cho một số cán bộ, công chức đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc về xây dựng pháp luật; thu hút, tiếp nhận chuyên gia, nhà khoa học pháp lý, luật gia, luật sư giỏi vào khu vực công theo quy định.
Thứ sáu, tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số đồng bộ trong phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, đăng ký biện pháp bảo đảm; lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào phong trào “học tập số". Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đối với hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
Thứ bảy, thực hiện cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Đổi mới cơ chế phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách dành cho công tác xây dựng pháp luật trên nguyên tắc kịp thời, đúng, đủ và gắn với khoán chi theo kết quả, sản phẩm của từng nhiệm vụ, hoạt động. Bố trí nguồn ngân sách phù hợp, tương xứng cho công tác tổ chức thi hành pháp luật. Ưu tiên nguồn lực tương xứng cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đối tượng đặc thù, yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết, bên cạnh các nhiệm vụ được giao chung, Bộ Tư pháp được giao chủ trì 15 nhiệm vụ cụ thể và tiến độ thực hiện tập trung vào năm 2025 và năm 2026. Trong đó, có các nhiệm vụ quan trọng như tham gia nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; xây dựng Định hướng lập pháp nhiệm vụ và Chương trình lập pháp hàng năm bảo đảm các luật được đề xuất đáp ứng yêu cầu về tính ổn định, đơn giản, dễ thực hiện, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; chủ động làm việc với các bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội, doanh nghiệp… để xác định “điểm nghẽn” thể chế, pháp luật; xây dựng Đề án thực hiện soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tập trung, chuyên nghiệp; nghiên cứu hình thành chế định luật sư công và cơ chế có điều kiện cho phép viên chức được hành nghề luật sư; triển khai và vận hành hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng Đề án tăng cường sự tham gia của chuyên gia pháp luật Việt Nam trong tổ chức pháp lý quốc tế và cơ quan tài phán quốc tế; xây dựng Đề án cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật…
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động, định kỳ 06 tháng báo cáo kết quả về Bộ Tư pháp trước ngày 15/6 và trước ngày 01/12 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Hoàng Việt Hà
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp luật