26/07/2025
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Bồi dưỡng kiến thức trợ giúp pháp lý góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nòng cốt ở cơ sởHà Tĩnh – Ngày 25/7, tại UBND xã Đan Hải, tỉnh Hà Tĩnh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị tập huấn về trợ giúp pháp lý cho cán bộ thôn, cán bộ chi hội đoàn thể và người có uy tín trong cộng đồng dân cư xã Đan Hải. Hội nghị nhằm nâng cao kiến thức, tăng cường hiệu quả công tác phối hợp trong trợ giúp pháp lý cho đội ngũ cán bộ nòng cốt ở cơ sở, góp phần đưa dịch vụ này đến gần hơn với người dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế.
Vai trò then chốt của cán bộ cơ sở
Trong công tác trợ giúp pháp lý, cán bộ cấp thôn (như trưởng thôn), cán bộ chi hội đoàn thể (như chi hội phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân, đoàn thanh niên) và những người có uy tín trong cộng đồng đóng vai trò là "cầu nối" quan trọng giữa chính quyền và người dân. Với sự am hiểu địa bàn, gần gũi và gắn bó với nhân dân, đội ngũ cán bộ nòng cốt là những người kịp thời phát hiện, hỗ trợ và hướng dẫn các đối tượng “yếu thế” đến với trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu về mặt pháp lý. Như vậy, không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, lực lượng này còn trực tiếp phối hợp giới thiệu, kết nối người dân với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, góp phần nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý ngay từ cơ sở.
Nâng cao hiệu quả công tác trong bối cảnh mới
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Phạm Xuân Lương - Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND xã Đan Hải, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác trợ giúp pháp lý trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, trong đó có người nghèo, người có công với cách mạng và những người thuộc diện chính sách ở địa phương, nhất là sau khi thực hiện quá trình sáp nhập các xã.
Ông Lương cho biết, việc sáp nhập các xã Đan Trường, Xuân Hải, Xuân Hội và Xuân Phổ để hình thành xã Đan Hải mới hiện nay với quy mô lớn hơn (37,77km2), dân số nhiều hơn (28.212 người) và tài nguyên phong phú. Sự thay đổi này hướng đến tinh gọn bộ máy, tối ưu hóa nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách bền vững. Tuy vậy, việc sáp nhập cũng đòi hỏi cán bộ và nhân dân xã Đan Hải cần phải cố gắng nhiều hơn, nỗ lực đổi mới nhiều hơn để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của xã, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh nhà. Việc Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý kịp thời tổ chức hội nghị tập huấn ngay trong tháng đầu tiên sáp nhập xã, khi đội ngũ cán bộ xã đang trong quá trình sắp xếp bước vào vận hành theo mô hình mới, cách làm mới, đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc và hỗ trợ kịp thời từ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý, giúp địa phương nhanh chóng ổn định và nâng cao hiệu quả công việc.
Ông Phạm Xuân Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND xã Đan Hải
Vì vậy, Chủ tịch UBND xã mong muốn các đại biểu chú ý lắng nghe những kiến thức bổ ích mà giảng viên cung cấp; tích cực trao đổi, thảo luận về những vấn đề chưa rõ, đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc tại địa phương, đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục.
Đồng quan điểm, bà Vũ Thị Hường - Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý, khẳng định: Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý luôn xác định vai trò “hạt nhân” của địa phương, nhất là đội ngũ cán bộ nòng cốt ở cơ sở, trong việc triển khai công tác trợ giúp pháp lý. Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ các địa phương, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh, thông qua các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, xây dựng tài liệu và tăng cường truyền thông pháp luật nói chung, trong đó có truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý đến tận thôn, bản. Bà Hường tin tưởng rằng, mỗi đại biểu sẽ trở thành báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tích cực, góp phần lan tỏa “văn hóa tuân thủ pháp luật” trong nhân dân, tăng cường hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn xã Đan Hải nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.
Chia sẻ thực tiễn và giải pháp nâng cao
Với phương pháp giảng dạy hiện đại, lấy "học viên làm trung tâm", báo cáo viên đã cung cấp thông tin tổng quan về chính sách và pháp luật trợ giúp pháp lý; giúp học viên hiểu và xác định được phạm vi, hình thức, lĩnh vực trợ giúp pháp lý; nhận diện các đối tượng thuộc diện được trợ giúp miễn phí; đặc biệt là kỹ năng hướng dẫn, giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý và trách nhiệm thông tin, giới thiệu người được trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh. Để giúp đại biểu dễ hiểu, dễ áp dụng, giảng viên đã đưa ra các ví dụ cụ thể về tình huống pháp luật gần gũi với đời sống nhân dân như tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân và gia đình.
Tại phần thảo luận, nhiều đại biểu đã thẳng thắn chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận và triển khai công tác trợ giúp pháp lý tại cơ sở. Một số cán bộ Chi hội phụ nữ phản ánh tình trạng một số người dân còn e ngại hoặc thiếu thông tin khi có vấn đề vướng mắc pháp luật. Một số cán bộ Chi hội cựu chiến binh và hội nông dân hỏi sâu hơn về quyền lợi của hội viên, đưa ra những ví dụ cụ thể về việc người dân không nắm rõ các chính sách hỗ trợ. Đáng chú ý, không ít trường hợp không biết mình thuộc diện được trợ giúp miễn phí, nhưng cũng có trường hợp lại nhầm tưởng họ là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và lúng túng trong việc chuẩn bị giấy tờ chứng minh.
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Nhìn chung, đa số các đại biểu bày tỏ sự vui mừng khi được tham gia lớp tập huấn này và mong muốn được trang bị thêm kiến thức, tài liệu hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu để có thể vận dụng trong quá trình công tác. Nhiều đại biểu cam kết sẽ tích cực liên hệ với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh để không chỉ thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý mà còn mong muốn được Cục và Trung tâm hỗ trợ kiến thức chuyên môn pháp luật. Một số ý kiến đề xuất Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý và Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh tổ chức nhiều đợt tập huấn chuyên đề về trợ giúp pháp lý, hướng dẫn công tác truyền thông pháp luật tại cộng đồng, gắn với sinh hoạt chi hội để nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân. Một số mô hình hoạt động hiệu quả đã được chia sẻ như: lồng ghép thông tin trợ giúp pháp lý trong sinh hoạt chi hội, họp tổ liên gia hoặc thông qua hệ thống loa truyền thanh xã, thôn, giúp người dân từng hiểu, tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của nhà nước.
Những ý kiến thảo luận tại Hội nghị không chỉ thể hiện sự quan tâm của cán bộ cơ sở mà còn là gợi mở để Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các nội dung truyền thông, tập huấn kiến thức pháp luật lồng ghép với kỹ năng phối hợp để kịp thời hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ nòng cốt tại cơ sở, qua đó nâng cao chất lượng công tác trợ giúp pháp lý ở vùng nông thôn, miền núi và những địa bàn còn khó khăn.
Tuyết Minh
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý
Hà Tĩnh – Ngày 25/7, tại UBND xã Đan Hải, tỉnh Hà Tĩnh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị tập huấn về trợ giúp pháp lý cho cán bộ thôn, cán bộ chi hội đoàn thể và người có uy tín trong cộng đồng dân cư xã Đan Hải. Hội nghị nhằm nâng cao kiến thức, tăng cường hiệu quả công tác phối hợp trong trợ giúp pháp lý cho đội ngũ cán bộ nòng cốt ở cơ sở, góp phần đưa dịch vụ này đến gần hơn với người dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế.

Bà Vũ Thị Hường, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý
Vai trò then chốt của cán bộ cơ sở
Trong công tác trợ giúp pháp lý, cán bộ cấp thôn (như trưởng thôn), cán bộ chi hội đoàn thể (như chi hội phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân, đoàn thanh niên) và những người có uy tín trong cộng đồng đóng vai trò là "cầu nối" quan trọng giữa chính quyền và người dân. Với sự am hiểu địa bàn, gần gũi và gắn bó với nhân dân, đội ngũ cán bộ nòng cốt là những người kịp thời phát hiện, hỗ trợ và hướng dẫn các đối tượng “yếu thế” đến với trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu về mặt pháp lý. Như vậy, không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, lực lượng này còn trực tiếp phối hợp giới thiệu, kết nối người dân với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, góp phần nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý ngay từ cơ sở.
Nâng cao hiệu quả công tác trong bối cảnh mới
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Phạm Xuân Lương - Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND xã Đan Hải, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác trợ giúp pháp lý trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, trong đó có người nghèo, người có công với cách mạng và những người thuộc diện chính sách ở địa phương, nhất là sau khi thực hiện quá trình sáp nhập các xã.
Ông Lương cho biết, việc sáp nhập các xã Đan Trường, Xuân Hải, Xuân Hội và Xuân Phổ để hình thành xã Đan Hải mới hiện nay với quy mô lớn hơn (37,77km2), dân số nhiều hơn (28.212 người) và tài nguyên phong phú. Sự thay đổi này hướng đến tinh gọn bộ máy, tối ưu hóa nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách bền vững. Tuy vậy, việc sáp nhập cũng đòi hỏi cán bộ và nhân dân xã Đan Hải cần phải cố gắng nhiều hơn, nỗ lực đổi mới nhiều hơn để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của xã, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh nhà. Việc Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý kịp thời tổ chức hội nghị tập huấn ngay trong tháng đầu tiên sáp nhập xã, khi đội ngũ cán bộ xã đang trong quá trình sắp xếp bước vào vận hành theo mô hình mới, cách làm mới, đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc và hỗ trợ kịp thời từ Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý, giúp địa phương nhanh chóng ổn định và nâng cao hiệu quả công việc.
Ông Phạm Xuân Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND xã Đan Hải
Vì vậy, Chủ tịch UBND xã mong muốn các đại biểu chú ý lắng nghe những kiến thức bổ ích mà giảng viên cung cấp; tích cực trao đổi, thảo luận về những vấn đề chưa rõ, đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc tại địa phương, đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục.
Đồng quan điểm, bà Vũ Thị Hường - Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý, khẳng định: Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý luôn xác định vai trò “hạt nhân” của địa phương, nhất là đội ngũ cán bộ nòng cốt ở cơ sở, trong việc triển khai công tác trợ giúp pháp lý. Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ các địa phương, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh, thông qua các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, xây dựng tài liệu và tăng cường truyền thông pháp luật nói chung, trong đó có truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý đến tận thôn, bản. Bà Hường tin tưởng rằng, mỗi đại biểu sẽ trở thành báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tích cực, góp phần lan tỏa “văn hóa tuân thủ pháp luật” trong nhân dân, tăng cường hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn xã Đan Hải nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.
Chia sẻ thực tiễn và giải pháp nâng cao
Với phương pháp giảng dạy hiện đại, lấy "học viên làm trung tâm", báo cáo viên đã cung cấp thông tin tổng quan về chính sách và pháp luật trợ giúp pháp lý; giúp học viên hiểu và xác định được phạm vi, hình thức, lĩnh vực trợ giúp pháp lý; nhận diện các đối tượng thuộc diện được trợ giúp miễn phí; đặc biệt là kỹ năng hướng dẫn, giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý và trách nhiệm thông tin, giới thiệu người được trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh. Để giúp đại biểu dễ hiểu, dễ áp dụng, giảng viên đã đưa ra các ví dụ cụ thể về tình huống pháp luật gần gũi với đời sống nhân dân như tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân và gia đình.
Tại phần thảo luận, nhiều đại biểu đã thẳng thắn chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận và triển khai công tác trợ giúp pháp lý tại cơ sở. Một số cán bộ Chi hội phụ nữ phản ánh tình trạng một số người dân còn e ngại hoặc thiếu thông tin khi có vấn đề vướng mắc pháp luật. Một số cán bộ Chi hội cựu chiến binh và hội nông dân hỏi sâu hơn về quyền lợi của hội viên, đưa ra những ví dụ cụ thể về việc người dân không nắm rõ các chính sách hỗ trợ. Đáng chú ý, không ít trường hợp không biết mình thuộc diện được trợ giúp miễn phí, nhưng cũng có trường hợp lại nhầm tưởng họ là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và lúng túng trong việc chuẩn bị giấy tờ chứng minh
.
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Nhìn chung, đa số các đại biểu bày tỏ sự vui mừng khi được tham gia lớp tập huấn này và mong muốn được trang bị thêm kiến thức, tài liệu hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu để có thể vận dụng trong quá trình công tác. Nhiều đại biểu cam kết sẽ tích cực liên hệ với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh để không chỉ thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý mà còn mong muốn được Cục và Trung tâm hỗ trợ kiến thức chuyên môn pháp luật. Một số ý kiến đề xuất Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý và Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh tổ chức nhiều đợt tập huấn chuyên đề về trợ giúp pháp lý, hướng dẫn công tác truyền thông pháp luật tại cộng đồng, gắn với sinh hoạt chi hội để nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân. Một số mô hình hoạt động hiệu quả đã được chia sẻ như: lồng ghép thông tin trợ giúp pháp lý trong sinh hoạt chi hội, họp tổ liên gia hoặc thông qua hệ thống loa truyền thanh xã, thôn, giúp người dân từng hiểu, tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của nhà nước.
Những ý kiến thảo luận tại Hội nghị không chỉ thể hiện sự quan tâm của cán bộ cơ sở mà còn là gợi mở để Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các nội dung truyền thông, tập huấn kiến thức pháp luật lồng ghép với kỹ năng phối hợp để kịp thời hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ nòng cốt tại cơ sở, qua đó nâng cao chất lượng công tác trợ giúp pháp lý ở vùng nông thôn, miền núi và những địa bàn còn khó khăn.
Tuyết Minh
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý