Bình Dương đạt kết quả cao trong chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý và Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn từ 2018-2024

06/03/2025
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In Gửi email

Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Bình Dương là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương được thành lập từ năm 1998. Trong thời gian qua Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh đã nỗ lực hết mình thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 – 2025 đã đạt được những thành tựu nổi bật, cụ thể:

Đối với thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2024 đã tiếp nhận  921 vụ việc, trong đó: Tham gia tố tụng 838 vụ việc, đã hoàn thành 582 vụ (Trợ giúp viên pháp lý hoàn thành 338 vụ việc, Luật sư ký hợp đồng thực hiện TGPL hoàn thành 244 vụ việc), đại diện ngoài tố tụng: 05 vụ việc, tư vấn pháp  luật 78 vụ, việc.
Công tác quản lý trợ giúp pháp lý của Sở Tư pháp, Sở Tư pháp đã ban hành và tham mưu UBND tỉnh ban hành các Chương trình, Đề án, Kế hoạch để triển khai hiệu quả Luật TGPL qua đó hoạt động trợ giúp pháp lý ngày càng đi vào trọng tâm, đúng với bản chất. đồng thời chỉ đạo Trung tâm chủ động xây dựng đội ngũ người thực hiện TGPL, có giải pháp nâng cao chất lượng dịch TGPL, phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ chức hành nghề luật sư tổ chức hiệu quả công tác TGPL, theo đó số lượng vụ việc TGPL đều tăng qua từng năm.
Công tác đánh giá, thẩm định chất lượng và hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý, Thực hiện quy định về đánh giá, thẩm định chất lượng và hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý, hàng năm Trung tâm TGPL tỉnh đã tham mưu Sở Tư pháp xây dụng và tổ chức thực hiện Kế hoạch đánh giá, thẩm định chất lượng và hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý, cụ thể từ 01/10/2023 đến ngày 30/09/2024, Sở Tư pháp đã đánh giá lại 26 vụ việc TGPL bằng hình tthức tham gia tố tụng mà Trung tâm đã đánh giá. Đối với việc đánh giá, thẩm định chất lượng và hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền của Trung tâm là 583 (100%), tất cả các vụ việc TGPL hoàn thành đều được thẩm định, đánh giá (có phiếu đánh giá, thẩm định kèm theo mỗi vụ việc) trước khi quyết toán.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý, Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động của cơ quan, Trung tâm đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tác, điều hành, quản lý hoạt động trợ giúp pháp như: Ứng dụng phần mềm vào việc lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý trên Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý; thực hiện có hiệu quả phần mềm một cửa tại Trung tâm để giải quyết TTHC lĩnh vực TGPL trên môi trường điện tử; phần mềm quản lý văn bản. Nhằm quản lý và đánh giá chất lượng, số lượng vụ việc TGPL, đảm bảo các vụ việc TGPL được cập nhật kịp thời lên Hệ thống quản lý hoạt động và tổ chức TGPL, tính đến ngày 31/12/2024, Trung tâm đã thực hiện cập nhật đầy đủ hồ sơ vụ việc tham gia tố tụng hoàn thành lên hệ thống quản lý tổ chức TGPL theo đúng quy định.
Công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng các cơ quan có liên quan, Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Các ngành thành viên của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Hội đồng) trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ đều có sự chỉ đạo quán triệt thường xuyên về việc phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng theo nội dung kế hoạch đã đề ra. Đầu năm 2025, Hội đồng đã ban hành Kế hoạch phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Bình Dương (Kế hoạch số 616/KH-HĐPH ngày 19/3/2025). Công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 đạt được một số kết quả nổi bật như: Số lượng người yếu thế thuộc diện được trợ giúp pháp lý tin tưởng sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí tăng 23,7% vụ so với cùng kỳ năm 2023.
Khó khăn, vướng mắc (nếu có) và đề xuất, kiến nghị, Trong lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, sáp nhận đơn vị hành chính cấp xã): đối với Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Bình Dương qua rà soát chưa phát hiện khó khăn vì hiện nay Trung tâm TGPL Bình Dương không còn chi nhánh, địa bàn Bình Dương không quá rộng nên Trung tâm TGPL vẫn đảm bảo hoạt động TGPL cho toàn tỉnh. Tuy nhiên trong thời gian tới hoạt động Điều tra sẽ giao về cho Công an cấp xã nhiều hơn, do đó hoạt động TGPL cũng phải hướng về cơ sở, phối hợp công an cấp xã nhiều hơn.
Đề xuất hoạt động của Trung tâm TGPL trong thời gian tới
Theo thông tin dự kiến, 03 địa phương: tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ sáp nhập từ ngày 01/7/2025; như vậy Sở Tư pháp 03 địa phương cũng sẽ sáp nhập. Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đề xuất 02 phương án hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước của địa phương mới trong thời gian tới như sau:
Phương án 1: Giữ nguyên như hiện trạng, đảm bảo cơ sở chính trị, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành (tại Khoản 1 Điều 11 Luật TGPL năm 2017 và khoản 13 Điều 1 Thông tư 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp) và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ TGPL (bởi vì người được TGPL đa số là người yếu thế trong xã hội, người khuyết tật, người nghèo, người già…  khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ TGPL); cụ thể
- Trung tâm TGPL nhà nước (tên ĐVHC cấp tỉnh mới) khu vực 1.
- Trung tâm TGPL nhà nước (tên ĐVHC cấp tỉnh mới) khu vực 2.
- Trung tâm TGPL nhà nước (tên ĐVHC cấp tỉnh mới) khu vực 3.
* Phương án 2: Nhập cơ học tổ chức bộ máy, giữ nguyên số lượng biên chế viên chức.
Kiến nghị Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp báo cáo, kiến nghị Bộ ngành Trung ương xem xét, quy định về tổ chức bộ máy và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh, thành phố trong giai đoạn mới theo hướng tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý thể hiện rõ nét chức năng xã hội của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật; góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững…, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người, phù hợp xu thế phát triển chung của thế giới.
Vũ Nhâm
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý 

Xem thêm »