Turn on more accessible mode
Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Turn off Animations
SharePoint

Mô hình PBGDPL

Select or deselect all items
NoiDung
Titles
LinhVuc
ApprovedMohinhPBGDPL
1. Mô hình quán cà phê tư vấn pháp luật miễn phí tại huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh, huyện Thanh Bình. Các cá nhân tư vấn pháp luật ở đây đều là những người đã từng làm công tác pháp luật, có tâm huyết thực hiện công tác tư vấn cho người dân. Đồng thời, đây cũng là điểm cung cấp tài liệu pháp luật qua mô hình Tủ sách pháp luật của địa phương.

2. Mô hình “Đối thoại trực tiếp với nhân dân” thực hiện chiều thứ sáu hàng tuần giữa lãnh đạo, công chức cấp xã với nhân dân tại huyện Thanh Bình, huyện Tháp Mười, Tam Nông,... đã tạo điều kiện để người dân bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình cũng như được giải đáp những vướng mắc pháp luật, thủ tục hành chính theo nhu cầu. Đây là mô hình được người dân đồng thuận rất cao.

3. Mô hình lồng ghép PBGDPL trong các Hội quán trên địa bàn tỉnh cũng được các đơn vị và địa phương phát huy hiệu quả. Tại các buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng, hàng quý của các Hội quán, Phòng Tư pháp, Hội Luật gia tại địa phương đã phối hợp tuyên truyền những nội dung văn bản pháp luật mới ban hành, các chính sách có liên quan đến người dân với nội dung gần gũi, ngắn gọn, sát với nhu cầu cần thiết, hình thức đa dạng như hỏi đáp pháp luật có thưởng, hái hoa dân chủ...

4. Mô hình PBGDPL, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý tại Ban tiếp Công dân – Nội chính tỉnh. Kể từ khi được xây dựng, triển khai cho đến nay cho thấy, đây là mô hình rất hữu ích, góp phần giảm số lượng đơn thư, khiếu nại, tố cáo vượt cấp, không đúng thẩm quyền.

5. Mô hình Câu lạc bộ hòa giải ở cơ sở đang có sức lan tỏa, bởi vì mục đích hoạt động của Câu lạc bộ hòa giải là tạo điều kiện để các Hòa giải viên tiếp cận, cập nhật những kiến thức pháp luật mới kịp thời và cùng trao đổi kinh nghiệm để vận dụng vào công tác hòa giải, góp phần nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở. Đến nay, trên toàn tỉnh đã nhân rộng được 17 Câu lạc bộ hòa giải ở cơ sở.

6. Mô hình “Tổ Tư vấn pháp luật Lao động - Công đoàn” (thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” đến năm 2021). Tổ gồm 09 thành viên, thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người lao động, tập trung lĩnh vực pháp luật lao động thông qua trang tin điện tử, mạng xã hội, thư điện tử,... Tiếp tục duy trì sinh hoạt và phát huy hiệu quả mô hình Tổ công nhân tự quản khu nhà trọ được quan tâm, với 37 tổ, hơn 2.500 người lao động tham gia sinh hoạt. Triển khai mô hình Hội quán “Nhà trọ công nhân” gồm 18 thành viên là các chủ nhà trọ[1].

7. Mô hình “Câu lạc bộ tư vấn pháp luật” (thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân vùng biên giới giai đoạn 2017 - 2021”. 08/08 xã biên giới đều thành lập Câu lạc bộ tư vấn pháp luật, mỗi Câu lạc bộ có từ 07-12 người, phục vụ tốt cho nhu cầu tư vấn, hỏi đáp những vấn đề về pháp luật cho quần chúng nhân dân trên địa bàn.

8. Thí điểm mô hình “Tổ pháp luật cộng đồng tại xã, thị trấn” (thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017 - 2021”). Ưu điểm của mô hình này được thành lập trên cơ sở hợp nhất các mô hình tổ chức đang hoạt động pháp luật ở cơ sở.

Bên cạnh đó, một số mô hình PBGPPL đã triển khai có hiệu quả giai đoạn trước đây, tiếp tục được tỉnh duy trì, nhân rộng như mô hình trường học đảm bảo an ninh trật tự; đội tự quản; đội xung kích đảm bảo an toàn giao thông; ống kính học đường; câu lạc bộ Nhịp sống học đường; phòng tư vấn học đường; mô hình phát thanh pháp luật và mô hình bàn trà phụ huynh nhằm tạo sự thân thiện, tăng cường mối quan hệ trong công tác trao đổi, phối hợp quản lý, giáo dục học sinh giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để góp phần giáo dục học sinh không vi phạm pháp luật.

Nhờ việc triển khai nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã xuống đến tận cơ sở, từng người dân, người dân đã không còn “nghèo kiến thức pháp luật”./.
 Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật 

[1] Đây sẽ là đầu mối để các ban, ngành chức năng triển khai, đưa thông tin định hướng, phổ biến kiến thức pháp luật, chủ trương chính sách Đảng, Nhà nước và những vấn đề liên quan đến chủ nhà trọ và công nhân ở trọ, là kênh tiếp nhận thông tin, tâm tư nguyện vọng của Công nhân lao động.
0
Một số mô hình sáng tạo, hiệu quả về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Đồng Tháp
0
Hoàng Mạnh AnHoàng Mạnh An
0
ApprovedMohinhPBGDPL
Việc giáo dục pháp luật được quy định trong Hiến pháp, các đạo luật cụ thể: Điều 46 của Hiến pháp Trung Quốc quy định công dân có quyền và nghĩa vụ được giáo dục; Điều 6 của Luật Giáo dục và Điều 4 của Luật Bảo vệ người chưa thành niên quy định nhà nước và nhà trường phải giáo dục pháp luật cho học sinh; Điều 24 khoản 1 Luật bảo vệ người chưa thành niên, Điều 6 và Điều 22 khoản 1 Luật bảo vệ người chưa thành niên quy định để bảo vệ lợi ích hợp pháp của học sinh, nhà trường cần tiến hành giáo dục an toàn cho học sinh, do đó, cần tăng cường giáo dục pháp luật thiết thực, tạo điều kiện cho học sinh hiểu biết pháp luật và cách sử dụng, giữ gìn an toàn cho bản thân tốt hơn, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật”.

Để hiện thực hóa các quy định trên, bên cạnh việc đưa giáo dục pháp luật vào thành một nội dung chính thức trong chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục đại học; xây dựng một bộ tài liệu giảng dạy pháp luật thống nhất do Bộ Giáo dục và Bộ Tư pháp phối hợp xây dựng, đào tạo theo hướng chuyên sâu và thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy môn pháp luật thì nhiều hình thức giáo dục pháp luật đã được thực thi, và trong thực tế đã đạt được hiệu quả tốt, cụ thể:

Một số hình thức, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả được áp dụng hiện nay như:
 
1. Mô hình “Ai thi hành pháp luật thì phổ biến pháp luật”
Thông thường các bài giảng pháp luật sẽ do các thầy, cô giáo bộ môn về pháp luật giảng dạy. Nhưng để học sinh có được những kiến thức thực tế trong công tác thi hành pháp luật, Văn phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã đề xuất áp dụng mô hình “Ai thi hành pháp luật thì phổ biến pháp luật” trên cả nước (Mô hình có sự phối hợp của các Bộ, ngành như: Bộ Giáo dục và Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân). Các địa phương sẽ tùy thuộc điều kiện của mình để tổ chức thực hiện mô hình này.

Tại một số địa phương, thành lập đội tình nguyện phổ biến pháp luật hoặc nhóm giảng viên phổ biến pháp luật thường xuyên, tổ chức cho cán bộ công an, cảnh sát trẻ đến tuyên truyền pháp luật cho các trường tiểu học và trung học trên địa bàn; Tại một số trường đại học, cao đẳng thì định kỳ mời các chuyên gia pháp luật của bộ công an, bộ tư pháp đến trường để tổ chức các buổi thảo luận đặc biệt: truyền đạt kiến ​​thức pháp luật, hướng dẫn và giáo dục học sinh cách bảo vệ quyền và lợi ích theo quy định của pháp luật.

Thông qua bài giảng công khai và giáo dục pháp quyền này, các bạn trẻ sẽ hiểu rõ về những hành vi vi phạm pháp luật mà họ có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, cách phòng tránh những hành vi vi phạm pháp luật, biết cách tự bảo vệ mình. Điều này góp phần củng cố một cách hiệu quả các kiến ​​thức, hiểu biết pháp luật mà các học sinh đã được học trên lớp. Đồng thời, nâng cao ý thức pháp luật và chấp hành pháp luật của thanh niên cũng như kỹ năng sử dụng kiến thức pháp luật để tự bảo vệ mình.

Hình thức này góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phổ biến pháp luật, làm phong phú hình thức học pháp luật trên lớp và phát huy hết vai trò của phương pháp dạy học chính thức.

2. Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiện đại cho học sinh, sinh viên: Khuyến khích các giáo viên, giảng viên và học sinh sinh viên sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại trong phổ biến, giáo dục pháp luật, tận dụng sự tiện lợi của việc sử dụng rộng rãi Internet và các phương tiện truyền thông mới để thúc đẩy phổ biến, giáo dục pháp luật. Xây dựng các chuyên mục về pháp luật như “Vườn phổ biến, giáo dục pháp luật” trực tuyến, công khai tài khoản để học sinh, sinh viên có thể tham gia trao đổi, thảo luận trên các chuyên mục này, tạo diễn đàn pháp lý sôi nổi… từ đó nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của giáo viên và học sinh.

3. Thực hiện các hoạt động giáo dục pháp quyền như “Tháng sinh hoạt pháp quyền”, “Tuần lễ tuyên truyền Hiến pháp”, “Ngày bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” “Ngày Hiến pháp” và “Ngày chống ma túy” để triển khai sâu rộng các hoạt động chủ đề giáo dục và quán triệt nội dung pháp luật có liên quan nhằm tăng cường giáo dục pháp luật cho giáo viên và học sinh về lý luận và thực tiễn.

4. Mô hình giáo dục pháp luật “ba trong một” cho học sinh, sinh viên trong nhà trường, gia đình và xã hội: đây là mô hình giáo dục trong đó toàn xã hội cùng quản lý, nghiêm túc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh, phòng ngừa và giảm thiểu tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên. Việc giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên được xác định không phải việc của riêng nhà trường mà cần sự phối hợp của ba bên là nhà trường, gia đình và xã hội mới đạt hiệu quả tốt nhất. Việc kết hợp giáo dục pháp luật này không chỉ phát huy hết vai trò của việc giảng dạy trên lớp, mà còn có thể phát huy được các phương pháp học tập ngoại khóa phong phú. Nhà trường và xã hội sẽ góp phần hướng dẫn thanh thiếu niên hình thành thói quen chấp hành kỷ luật, pháp luật ngay từ nhỏ, phấn đấu trở thành những công dân đủ tiêu chuẩn của chủ nghĩa xã hội. Theo mô hình này, nhà trường sẽ phối hợp với gia đình và xã hội (ở đây là chính quyền địa phương) trong giáo dục pháp luật cho học sinh. Việc trao đổi thông tin pháp luật với gia đình được thực hiện qua hệ thống liên lạc trực tuyến, định kỳ nhà trường sẽ đến thăm nhà các học sinh hoặc chính quyền nơi học sinh cư trú để trao đổi, nắm bắt thông tin về tình hình chấp hành pháp luật của học sinh (thường là với các học sinh đã từng vi phạm kỷ luật) hoặc tăng cường kết nối giữa nhà trường với phụ huynh thông qua nhóm WeChat, họp phụ huynh, gửi thư cho phụ huynh, ... giúp phụ huynh nắm được các kiến ​​thức liên quan về phòng ngừa học sinh chưa thành niên phạm tội, nâng cao ý thức của phụ huynh trong việc trách nhiệm giám hộ, và hình thành toàn xã hội quan tâm đến tội phạm là học sinh chưa thành niên.

5. Mô hình phó hiệu trưởng kiêm nhiệm tư vấn pháp luật. 
Thực hiện chế độ phó hiệu trưởng kiêm nhiệm pháp chế ở các trường tiểu học, trung học cơ sở. Theo đó, các địa phương sẽ lựa chọn những cán bộ chính trị - pháp luật có tư tưởng chính trị tốt, tinh thần trách nhiệm, chuyên nghiệp, có năng lực tuyên truyền pháp luật vững vàng ở các cơ sở chính trị, pháp luật để làm Phó hiệu trưởng pháp luật trong các trường tiểu học và trung học. Phó hiệu trưởng trong phạm vi quyền hạn của mình sẽ hỗ trợ nhà trường thực hiện giáo dục pháp luật và an ninh công cộng toàn diện, bên cạnh công tác Quản trị trật tự trong khuôn viên trường. Mục tiêu là xây dựng các hoạt động an toàn, văn minh trong khuôn viên trường nhằm đảm bảo cho giáo viên và học sinh một môi trường sống và học tập hiệu quả, hài hòa, an toàn và lành mạnh.

Thực hiện mô hình này, một số địa phương đã cử các cán bộ công an, cảnh sát về làm phó hiệu trưởng các trường tiểu học và trung hoc cơ sở.

6. Xây dựng bộ tài liệu tuyên truyền pháp luật có nội dung thống nhất, hình thức thể hiện đa dạng: Hoàn thiện và chuẩn hóa nội dung giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, biên soạn tài liệu giảng dạy có hệ thống, có chất lượng, biên soạn hàng loạt tác phẩm điện ảnh, truyền hình về pháp luật, tài liệu hướng dẫn đọc phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của thanh niên. Sách giáo khoa được biên soạn phù hợp với lứa tuổi, trình độ hiểu biết, khả năng nhận thức của học sinh. Văn phòng phổ biến pháp luật của Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm tổ chức và biên soạn sách giáo khoa cho tất cả các loại học sinh trong các trường học các cấp, và Văn phòng phổ biến pháp luật quốc gia chịu trách nhiệm xem xét và ban hành.

7. Nhằm tăng cường giáo dục pháp luật thực tiễn, nâng cao nhận thức về nhà nước pháp quyền của học sinh: Nhiều địa phương đã tổ chức cho học sinh đi thăm các cơ quan của cảnh sát, tòa án hoặc tổ chức cho sinh viên đi thăm các nhà tù, quan sát các phiên tòa, các tổ chức tư vấn pháp lý, các cơ sở giáo dục pháp luật; tổ chức cho sinh viên thực hiện các cuộc điều tra xã hội về các vấn đề pháp lý, tổ chức các cuộc thi viết bài luận về pháp luật của sinh viên.

8. Mô hình cơ sở giáo dục pháp luật cho thanh niên: xây dựng các cơ sở hay trung tâm giáo dục pháp luật tại cộng đồng, ở nhiều cấp, với nhiều loại hình. Thông qua các cơ sở này  tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho thanh niên. Tận dụng các nguồn lực xã hội như: Tòa án cấp cơ sở, trung tâm kiểm soát người chưa thành niên, trung tâm cai nghiện ma túy , nhà tù, trại lao động, trung tâm trợ giúp pháp lý, cung điện thanh niên, v.v., để tạo ra một hệ thống các cơ sở toàn diện và thường xuyên tại nơi cư trú hoặc trên các quận và thành phố trên cả nước hoặc tại các quận (khu vực thành thị). 

Tại các cơ sở giáo dục: Thành lập điểm tư vấn giáo dục pháp luật, nhà trường đặt hòm thư tư vấn pháp luật, có giáo viên pháp luật túc trực tại phòng tư vấn vào buổi trưa hàng ngày để tích cực cung cấp cho học sinh kiến ​​thức về hệ thống pháp luật và giúp học sinh giải quyết những vướng mắc liên quan đến hệ thống pháp luật.

9. Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả, chất lượng của việc giáo dục pháp luật trong nhà trường. Để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật, tìm ra những hình thức, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả có thể áp dụng tại cơ sở giáo dục. Theo đó công tác giáo dục pháp luật cho học sinh nhà trường sẽ được đưa vào phạm vi đánh giá của công tác quản lý toàn diện an sinh xã hội và việc thực hiện mục tiêu trách nhiệm phổ biến pháp luật. Đưa ra các tiêu chí để đánh giá về trường học pháp luật cho thanh niên: Tiêu chí để đạt được danh hiệu này là trường học không có học sinh vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường cũng phải bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch về giáo dục pháp luật, giờ lên lớp, giáo trình đạt chuẩn, giáo viên có chất lượng; đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ phổ biến kiến ​​thức pháp luật được hoàn thành đúng quy định. Nhà trường phải bảo đảm thời lượng giáo dục pháp luật, không ép, giảm thời lượng giáo dục pháp luật và hoạt động giáo dục pháp luật.

10. Tuyền truyền pháp luật cho học sinh qua sử dụng bảng tin, cửa sổ tuyên truyền, đài phát thanh khăn quàng đỏ của các nhà trường để công khai nội dung giáo dục pháp luật và các mô hình pháp luật tiên tiến nhằm nâng cao hơn nữa quan niệm pháp luật của học sinh. Tận dụng các buổi triển lãm ảnh, các lớp học phim và truyền hình để giáo dục trẻ em về hệ thống pháp luật.
Đinh Quỳnh Mây
0
Một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên hiệu quả ở Trung Quốc
0
Hoàng Mạnh AnHoàng Mạnh An
0
ApprovedMohinhPBGDPL
Các nội dung PBGDPL luôn bám sát yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của ngành, của từng lĩnh vực và địa phương. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức tuyên truyền, PBGDPL được hơn 30.600 cuộc, với hơn 1,7 triệu lượt người tham dự. Ngoài ra, đã cấp phát hơn 98.000 tài liệu tuyên truyền; đã đăng tải hơn 3.500 tin, bài trên các Trang thông tin điện tử, báo điện tử…; đã tổ chức 96 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với hơn 8.500 lượt người tham gia.
Các hình thức tuyên truyền, PBGDPL được áp dụng đa dạng, phong phú và phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đưa pháp luật vào cuộc sống. Từ những mô hình, cách làm mới trong công tác PBGDPL đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.
Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp - Phan Thị Mỹ Dung, những kết quả của công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh năm qua góp phần nâng cao nhận thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về việc sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật. Người dân ngày càng có nhiều kênh thông tin tìm hiểu pháp luật, học tập pháp luật để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Qua theo dõi, khảo sát, tổng hợp kết quả thực hiện mô hình PBGDPL mới trên địa bàn tỉnh Long An, tác giả xin lựa chọn và giới thiệu một số mô hình PBGDPL mới có hiệu quả để các địa phương tùy vào điều kiện và đối tượng cụ thể, tổ chức học tập kinh nghiệm, áp dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp ở cơ quan, đơn vị địa phương mình.
1. Mô hình “Niềm tin trợ giúp” tại huyện Cần Đước 
Nhằm góp phần thiết thực cho công tác tuyên truyền, PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, trọng tâm là phát huy hình thức tư vấn pháp luật được thực hiện rộng rãi, phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế mức thấp nhất các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, khởi kiện và đảm bảo được tình hình an ninh trật tự ở địa phương. Mô hình “Niềm tin trợ giúp” được huyện Cần Đước thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:
- Cơ sở pháp lý triển khai: Phòng Tư pháp sáng kiến xây dựng mô hình “Niềm tin trợ giúp” trình UBND huyện phê duyệt cho triển khai thực hiện trong phạm vi toàn huyện.
- Hình thức tổ chức: Phòng Tư pháp phối hợp với Hội Luật gia huyện triển khai thực hiện mô hình. Hội Luật gia huyện làm̀ đầu mối, trực tiếp tư vấn pháp luật cho các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu.
- Địa điểm, thời gian: Các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu tư vấn pháp luật đến tại Trung tâm tư vấn pháp luật được Ủy ban nhân dân (UBND) huyện bố trí địa điểm làm việc tại trụ sở tiếp công dân của huyện, thời gian thực hiện trong ngày hành chính.
- Đối tượng được triển khai: Tất cả các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trợ tư vấn pháp luật (thuộc diện trong và ngoài đối tượng được tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý).
- Về kinh phí: Ngân sách Nhà nước bảo đảm theo quy định hiện hành về phân cấp ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
- Hiệu quả: Mô hình “Niềm tin trợ giúp” bắt đầu triển khai thực hiện trong năm 2018, từ khi triển khai mô hình đến nay, đã tiếp nhận 93 trường hợp người dân đến Trung tâm tư vấn pháp luật, trong đó có 42 trường hợp thuộc diện được tư vấn pháp luật trợ giúp pháp lý miễn phí, 51 trường hợp thuộc diện ngoài đối tượng được tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí.
Mô hình “Niềm tin trợ giúp” được triển khai, thực hiện đã mang lại những hiệu quả nhất định, công tác thông tin, tuyên truyền, PBGDPL, tư vấn pháp luật được Lãnh đạo huyện Cần Đước, cán bộ và Nhân dân trên địa bàn ngày càng được quan tâm, chú trọng. Việc tiếp nhận, thực hiện tư vấn pháp luật được công khai, đơn giản, thuận lợi, người dân tin tưởng, được nghiên cứu, học tập pháp luật, nắm biết chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và của người khác trong xã hội.
2. Mô hình Câu lạc bộ “3 giúp nữ công nhân nhà trọ” tại huyện Cần Giuộc 
- Cơ sở pháp lý triển khai: Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, Hội đồng huyện ban hành Kế hoạch về việc xây dựng mô hình Câu lạc bộ “3 giúp nữ công nhân nhà trọ”, chọn xã Tân Kim làm điểm, xã Long Hậu làm diện. Hội liên hiệp Phụ nữ huyện làm nòng cốt, chủ trì, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện.
- Hình thức tổ chức:
Giúp về kiến thức: Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã phối hợp các ngành tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật bằng nhiều hình thức như biên soạn tài liệu dán tại các khu nhà trọ, tổ chức các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ...
Giúp về chỗ ở: Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện vận động các chủ nhà trọ không tăng giá (giá phòng, giá điện, giá nước…) trong một thời gian nhất định.
Giúp tập thói quen tiết kiệm chi tiêu hằng ngày: Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tập trung tuyên truyền đến chị em tập thói quen tiết kiệm, tích lũy phòng khi có hậu sự xảy ra, thành lập mô hình “Heo đất tiết kiệm” mỗi chị em được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện quan tâm cấp cho một con heo đất, tổ chức thi đua gửi tiết kiệm, chị em nào tự tiết kiệm được số tiền lớn sẽ có thưởng. Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã vận động, hỗ trợ  nhiều phần quà cho chị em có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ cho chị em hội viên gửi đưa và rước con trong độ tuổi đi học, đến trường…
- Địa điểm, thời gian thực hiện: Sinh hoạt hàng quý tại các Câu lạc bộ nhà trọ.
- Đối tượng được triển khai: Công nhân lao động, hội viên phụ nữ, đặc biệt là nữ công nhân xa nhà sống tại nhà trọ có hoàn cảnh khó khăn.
- Hiệu quả của mô hình: Mô hình Câu lạc bộ “3 giúp nữ công nhân nhà trọ” ra mắt trong năm 2017 có 50 người tham dự, bước đầu được thành lập, thu hút 36 chị em tham gia thực hiện mô hình; duy trì sinh hoạt hàng quý. Tính đến 6 tháng đầu năm 2018, huyện đã nhân rộng thêm 01 Câu lạc bộ với 33 thành viên tại ấp Tân Xuân, xã Tân Kim và 01 Câu lạc bộ tại ấp 3, xã Long Hậu với 15 thành viên. Nâng tổng số hiện nay có 4 Câu lạc bộ “3 giúp nữ công nhân nhà trọ” với 84 thành viên. Mô hình Câu lạc bộ “3 giúp nữ công nhân nhà trọ” được sự quan tâm của Hội đồng huyện, Hội liên hiệp Phụ nữ huyện và chính chính quyền các xã đồng tình ủng hộ. Mô hình này cho thấy vai trò, trách nhiệm, ý thức xây dựng môi trường sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt pháp luật của chị em nữ công nhân các khu nhà trọ, các nữ chủ nhà trọ được nâng lên, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Một số khó khăn, hạn chế: Chị em công nhân thường xuyên tăng ca, vào các ngày nghỉ thì các chị em thường về quê thăm gia đình, vì vậy thời gian sinh hoạt Câu lạc bộ có lúc số lượng tham gia không đảm bảo theo yêu cầu.
3. Mô hình “Cà phê doanh nhân” tại huyện Bến Lức 
- Cơ sở pháp lý triển khai: Mô hình này đã được triển khai thực hiện từ năm 2017, đến tháng 6 năm 2019, UBND huyện có quyết định phê duyệt Đề án xây dựng mô hình PBGDPL “Cà phê doanh nhân”.
- Hình thức tổ chức: Ban Chủ nhiệm chuẩn bị nội dung, mời báo cáo viên, người được giao làm nhiệm vụ PBGDPL thực hiện: Trình chiếu phim, ảnh; thuyết trình trực tiếp; trao đổi thảo luận; hỏi - đáp pháp luật…
- Địa điểm, thời gian: Sinh hoạt định kỳ hàng tuần vào thứ 7 tại quán Café Hello, Quốc lộ 1A, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức.
- Đối tượng được triển khai, tuyên truyền: Đại diện UBND huyện và các ngành huyện, doanh nghiệp khách mời và doanh nghiệp thuộc Chi hội doanh nhân trẻ Bến Lức, đại diện một số ngành tỉnh có liên quan, các cá nhân có dự định đầu tư, kinh doanh ở địa phương, các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện.
- Nội dung triển khai, tuyên truyền:
Trang bị sách, tài liệu, báo chí, tờ gấp pháp luật, các văn bản pháp luật dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp;
Báo cáo, trình bày các nội dung có liên quan về pháp luật, giới thiệu về địa phương, các lĩnh vực, ngành nghề doanh nghiệp được đầu tư trong và ngoài khu, cụm công nghiệp; các vi phạm hành chính doanh nghiệp thường vi phạm, các tập thủ tục hành chính có liên quan trên các lĩnh vực mà doanh nghiệp phải thực hiện…
Thông tin góp ý, hỗ trợ, tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp có thể góp ý, yêu cầu hỗ trợ, tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc bằng văn bản thông qua các phiếu yêu cầu, góp ý và gửi cho Ban Chủ nhiệm tổng hợp tại buổi sinh hoạt. Các góp ý, yêu cầu của doanh nghiệp sẽ được Ban Chủ nhiệm xem xét trả lời, hỗ trợ, tư vấn pháp lý trực tiếp hoặc trả lời bằng văn bản cho các doanh nghiệp trong buổi sinh hoạt kế tiếp.
- Về kinh phí thực hiện:
Do ngân sách nhà nước đảm bảo và nguồn vận động xã hội hóa từ các doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác trên địa bàn huyện để chi cho việc mua sách, báo, tài liệu pháp luật và chi bồi dưỡng cho báo cáo viên, người được giao làm nhiệm vụ PBGDPL được phân công thực hiện tại buổi sinh hoạt.
- Hiệu quả: Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện; các ngành huyện (đồng thời là thành viên của Hội đồng huyện) mô hình “Cà phê doanh nhân” bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hỗ trợ pháp lý cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp hoạt động đầu tư trên địa bàn huyện.
4. Mô hình “Phiên tòa giả định” tại huyện Mộc Hóa
- Cơ sở pháp lý triển khai: Phòng Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng huyện chủ trì, phối hợp với Huyện đoàn, các ngành, đoàn thể liên quan đã tham mưu UBND huyện tổ chức thực hiện mô hình “Phiên tòa giả định”.
- Hình thức tổ chức: Phòng Tư pháp phối hợp với Huyện đoàn cùng các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND huyện tổ chức, có sự tham gia của các ngành: đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tỉnh đoàn, thành viên của Hội đồng PBGDPL huyện.
Phiên tòa giả định diễn ra bằng một vở kịch ngắn về câu chuyện pháp luật, được dàn dựng trên tình huống có thật trong từng tình tiết vụ án, trong đó học sinh Trường trung học phổ thông là người trực tiếp vào vai những người tham gia tố tụng (Thẩm phán, Hội thẩm Nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký, Luật sư…). Tại đây, đoàn viên thanh niên, học sinh cùng nhau xử lý, giải quyết các vụ án theo luật định. Ngoài ra, người xem cũng được tham gia đặt các câu hỏi có nội dung liên quan đến phiên tòa để họ vừa được xem và được nghe những lời giải đáp của các cơ quan chuyên môn để rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích cho bản thân.
- Địa điểm tổ chức phiên tòa: Tại Trường THCS và THPT Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa.
- Đối tượng được triển khai, tuyên truyền: Giáo viên, Đoàn viên, thanh niên, học sinh, nhân dân trên địa bàn.
- Về kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước cấp chung trong kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện.
- Hiệu quả: Phiên tòa giả định không chỉ tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh niên, học sinh mà còn giúp các em hiểu rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, trách nhiệm hình sự, chính sách khoan hồng của pháp luật đối với những người biết thành khẩn khai báo… Thông qua phiên toà giả định tạo được sự lan tỏa và hiệu ứng tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn, đặc biệt là pháp luật An toàn giao thông, phòng chống ma tuý và bạo lực học đường… được đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên và các tầng lớp Nhân dân tham gia. Việc triển khai thực hiện mô hình “Phiên tòa giả định” đã gắn kết công tác tuyên truyền, PBGDPL với các phong trào thi đua về an toàn giao thông, phòng chống ma tuý và bạo lực học đường… Đến nay, phiên tòa giả định được UBND huyện chỉ đạo thực hiện  và nhân rộng trên địa bàn huyện (7/7 xã đã tổ chức thực hiện mô hình này).
5. Mô hình: Gặp gỡ, tuyên truyền, cảm hóa, giáo dục người vi phạm pháp luật theo “01+5” tại huyện Mộc Hóa
- Cơ sở pháp lý triển khai: Công an huyện đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo, chọn xã Bình Hòa Tây làm thí điểm xây dựng mô hình Gặp gỡ, tuyên truyền, cảm hóa, giáo dục người vi phạm pháp luật theo “01+5”, theo đó, UBND xã ban hành kế hoạch, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện mô hình do Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã làm Trưởng ban, Trưởng Công an xã làm Phó Trưởng ban và các ngành, đoàn thể xã là thành viên. Ban Chỉ đạo đã xây dựng quy chế hoạt động, trong đó có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để thực hiện.
- Hình thức tổ chức: Hàng tuần các thành viên của Ban Chỉ đạo sắp xếp công việc chuyên môn để bố trí lịch tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp người vi phạm pháp luật; tùy từng hộ gia đình và đối tượng mà chuẩn bị nội dung, biện pháp, thời gian tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp; trong mỗi buổi tuyên truyền đều có ghi biên bản cụ thể, trong đó tập trung ghi nhận các ý kiến của đối tượng và gia đình nhằm rút kinh nghiệm cho những buổi gặp gỡ, trao đổi tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.
- Thời gian, địa điểm thực hiện: Theo lịch được Ban Chỉ đạo bố trí trong tuần.
- Đối tượng được triển khai gặp gỡ, tuyên truyền, cảm hóa, giáo dục: Chủ yếu là số đối tượng có tiền án, sử dụng trái phép chất ma túy và các đối tượng có biểu hiện vi phạm pháp luật.
- Hiệu quả:
Qua thời gian thực hiện mô hình Gặp gỡ, tuyên truyền, cảm hóa, giáo dục người vi phạm pháp luật theo “01+5”, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tiếp tục được giữ vững ổn định, tội phạm và vi phạm pháp luật được kiềm chế, tệ nạn xã hội mà đặc biệt là tình hình sử dụng trái phép chất ma túy giảm, qua kiểm tra chỉ phát hiện 2/9 đối tượng vi phạm (so với năm 2017); đa số các gia đình và đối tượng được gặp gỡ, giáo dục đều có những chuyển biến tích cực, kịp thời sửa chữa những hành vi vi phạm trước đây.
Thông qua mô hình này để tuyên truyền, vận động, cảm hóa, giáo dục các gia đình có người vi phạm pháp luật và có biểu hiện vi phạm pháp luật chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, nhất là việc chấp hành các quy định pháp luật về đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
UBND huyện đã tổ chức tổng kết rộng mô hình điểm “Gặp gỡ, cảm hóa, giáo dục người vi phạm pháp luật theo tiêu chí 1+5” và đã chỉ đạo nhân rộng trên địa bàn huyện.
Trên đây là một số mô hình PBGDPL mới, được triển khai hiệu quả trên địa bàn tỉnh Long An, tác giả tổng hợp, giới thiệu để các địa phương quan tâm nghiên cứu thực hiện tại địa phương mình./.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật 
0
Giới thiệu một số mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả trên địa bàn tỉnh Long An
0
Hoàng Mạnh AnHoàng Mạnh An
0
ApprovedTin sưu tầmMohinhPBGDPL
Thực hiện Chỉ thị số 01 về công tác kiểm sát năm 2022 của Viện trưởng VKSND tối cao, Kế hoạch công tác VKSND tỉnh Bắc Ninh và Kế hoạch công tác năm 2022 của VKSND huyện Tiên Du, trong đó có nội dung tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Ngày 15/10/2022, VKSND huyện Tiên Du chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân, Công an, Huyện đoàn huyện Tiên Du và Công ty Luật TNHH Sao Sáng tổ chức Phiên tòa giả định xét xử 1 vụ án hình sự về tội: “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” tại trường THPT Nguyễn Đăng Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh với mục đích tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống ma túy cho học sinh, đoàn viên, thanh niên của trường.

Tham dự "Phiên tòa giả định" có các đại biểu, gồm: đồng chí Nguyễn Thị Trang Liên, Viện trưởng VKSND huyện Tiên Du, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Chánh án TAND huyện Tiên Du; đồng chí Quách Đăng Tiến, Bí thư Huyện đoàn Tiên Du; thầy giáo Nguyễn Ngọc Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đăng Đạo, cùng các thầy, cô giáo và hơn 1500 các em học sinh của nhà trường.
Để thực hiện phiên tòa giả định này, VKSND huyện Tiên Du đã chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung vụ án, kịch bản phiên tòa, phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, Kiểm sát viên dưới sự chỉ đạo và xét duyệt của đồng chí Viện trưởng đơn vị. Tình huống giả định có nội dung như sau:

Hồi 20h 40' ngày 12/5/2022, Công an huyện Tiên Du tiến hành kiểm tra quán Karaoke Bảo Minh, địa chỉ tại thôn Đông, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh do anh Lại Trọng Cường làm chủ, phát hiện tại phòng VIP 404 của quán có Nguyễn Văn Tùng, sinh ngày 12/5/2005; Nguyễn Trọng Hiệp, sinh ngày 18/6/2005; Nguyễn Văn Hùng, sinh ngày 17/9/2005; Nguyễn Thị Thảo, sinh ngày 19/9/2005 đều có hộ khẩu thường trú tại phường Đồng Nguyên, thành phố Từ Sơn vừa có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, thu giữ 0,0556 gam ma túy MDMA trên người Nguyễn Văn Tùng.

Quá trình điều tra đã làm rõ: Tùng và Hiệp đã có những hành vi nhằm tổ chức cho Hùng và Thảo sử dụng trái phép chất ma túy,. Cụ thể: Tùng là người khởi xướng sử dụng ma túy, thuê địa điểm, cung cấp tiền và bảo Hiệp mua ma túy, đưa ma túy cho Hùng và Thảo sử dụng, còn Hiệp là người đi mua ma túy giúp Tùng (tên nhân vật và địa chỉ đã được thay đổi).

Đối với các bị cáo Nguyễn Văn Tùng và Nguyễn Trọng Hiệp đều phạm tội khi dưới 18 tuổi, trên cơ sở tính chất, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Hội đồng xét xử đã tuyên bị cáo Nguyễn Văn Tùng 4 năm 6 tháng tù và bị cáo Nguyễn Trọng Hiệp 3 năm 6 tháng tù.

Đây là mức án thể hiện sự nghiêm khắc của pháp luật đối với các tội phạm về ma túy; đồng thời cũng thể hiện tính nhân văn của pháp luật áp dụng đối với người phạm tội dưới 18 tuổi, có tính giáo dục riêng đối với các bị cáo và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật đối với các em học sinh tham dự phiên tòa.

Phiên tòa giả định được thực hiện bởi các diễn viên là các cán bộ, chuyên viên, Kiểm sát viên VKSND huyện Tiên Du, Thẩm phán TAND huyện Tiên Du, Công an, Huyện đoàn Tiên Du và Luật sư Công ty Luật TNHH Sao Sáng.
Phiên tòa đã diễn ra trong không khí nghiêm túc, đúng theo trình tự Bộ luật Tố tụng hình sự, thu hút được sự chú ý, lắng nghe, theo dõi của các thầy, cô giáo cùng hơn 1.500 học sinh và đoàn viên tham gia.

Sau phiên tòa, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Chánh án TAND huyện Tiên Du và đồng chí Nguyễn Văn Việt, Phó Viện trưởng VKSND huyện Tiên Du đã giao lưu, trả lời các câu hỏi của các em học sinh trong trường. Buổi giao lưu đã nhận được rất nhiều câu hỏi hay liên quan đến pháp luật đến từ các em học sinh.

Bằng kiến thức pháp luật của mình, các đồng chí lãnh đạo Tòa án, Viện kiểm sát đã giúp các em học sinh của trường hiểu rõ tác hại của ma túy đối với sức khỏe con người và đối với xã hội. Đồng thời, các cán bộ VKSND, TAND cũng trả lời các câu hỏi của các em học sinh, giúp các em hiểu hơn về quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến tội phạm về ma túy.

Phiên tòa giả định là hình thức tuyên truyền pháp luật hiệu quả, đem lại nhiều bài học ý nghĩa, có tính chất giáo dục, cảnh báo những ai có suy nghĩ, hành động vi phạm pháp luật. Dự kiến trong thời gian tới, VKSND huyện Tiên Du sẽ tiếp tục phối hợp với các Trường THPT trên địa bàn huyện mở rộng mô hình giáo dục pháp luật này với mong muốn trang bị cho thế hệ trẻ tương lai của đất nước một số kiến thức pháp luật, cách ứng xử, lối sống lành mạnh, có ích cho xã hội và tuân thủ quy định của pháp luật.
Nguồn: Baomoi.com
1,011
VKSND huyện Tiên Du tổ chức Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng, chống ma túy học đường
0.1
System AccountQuản trị Admin
2
ApprovedTin viếtNguyễn Thùy Nhung (PBGDPL; MST: 8059546876)MohinhPBGDPL
Nhiều tổ chức đoàn, hội phụ nữ, công đoàn cơ sở đã có những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác PBGDPL; nổi bật là: Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị chuyên đề “Tự giác, tự quản, tự rèn” và “Thanh niên với Văn hóa giao thông”; Mô hình: “Chi đoàn không có cán bộ, đoàn viên, thanh niên vi phạm kỷ luật, pháp luật”; “Chi đoàn không có cán bộ, đoàn viên, thanh niên hút thuốc lá”; “Tuổi trẻ với pháp luật” “Tháng, tuần điều lệnh”; “Tủ sách pháp luật của Chi hội Phụ nữ”; “Tủ sách pháp luật công đoàn”; “Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình”; “Tháng hành động vì trẻ em”. Ban Thanh niên quân đội phối hợp với Báo Quân đội nhân dân tổ chức tọa đàm “Thanh niên Quân đội xung kích rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính quy và bảo đảm an toàn”; phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 2 và Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Tọa đàm “Thắm tình quân, dân – Thượng tôn pháp luật” và Hội thi tuyên truyền PBGDPL; phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 9 chỉ đạo Đoàn cơ sở Trung đoàn 892 phối hợp với Đoàn trường THPT Thạch Mỹ Tây, THPT Châu Phú, THPT Trần Văn Thành tổ chức Hội thi tuyên truyền viên trẻ “Tuổi trẻ với nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc”. Ban Phụ nữ Quân đội tổ chức Cuộc thi clip tuyên truyền về chăm sóc, bảo về trẻ em và phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, tổ chức tập huấn, quán triệt về Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác PBGDPL, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027”; truyền thông hưởng ứng “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” và Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 trọng tâm là phổ biến chuyên đề “Những điểm mới trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi” đạt kết quả tốt, tạo sức lan tỏa tích cực.
Các cơ quan, đơn vị tiếp tục nghiên cứu, đa dạng hóa các hình thức, tổ chức thực hiện PBGDPL bằng nhiều hình thức, mô hình sinh động, thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ tham gia, như: Mít tinh; sân khấu hóa “Ngày Pháp luật”; lồng ghép PBGDPL vào biểu diễn văn nghệ, hoạt động của các tổ chức quần chúng, thông tin trong chào cờ...; thi tìm hiểu pháp luật; biên tập tờ gấp pháp luật. Mô hình “Tổ Tư vấn tâm lý - pháp lý quân nhân”, “Mỗi tuần học một điều luật”, “Mỗi tuần 5 điều biết”, “ Mỗi tuần một câu hỏi, một đáp án”; “Chi đoàn không có cán bộ, đoàn viên, thanh niên vi phạm pháp luật, kỷ luật”, “Lớp học tự quản”, “Tuần Thanh niên tự quản”, “Phân xưởng kiểu mẫu, nhà xe kiểu mẫu”, “Tổ tuyên truyền pháp luật” được duy trì, hoạt động hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các hình thức truyền thống, như: Đăng tải tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử, trang Thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các thiết chế văn hóa, truyền thanh nội bộ, pa-nô, áp phích, phổ biến, nói chuyện pháp luật trực tiếp... tiếp tục được phát huy mạnh mẽ ở nhiều cơ quan, đơn vị đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL.
Bên cạnh đo, các cơ quan, đơn vị, nhất là đơn vị cơ sở duy trì, tổ chức thực hiện  “Ngày Pháp luật” hằng tháng trong Quân đội có nề nếp, hiệu quả cao, gắn với nhu cầu tìm hiểu pháp luật của bộ đội, giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện kỷ luật gắn với các sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng. Trong đó, nhiều đơn vị đã chủ động đưa nội dung các chuyên đề PBGDPL trọng tâm năm 2022, văn bản QPPL mới ban hành, các vấn đề dư luận xã hội quan tâm vào nội dung Ngày Pháp luật hằng tháng để tuyên truyền, phổ biến tạo sự đồng thuận và nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ; đồng thời, thông tin về tình hình vi phạm, tội phạm để rút kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, PBGDPL và quản lý bộ đội.
Những mô hình trên đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân nói chung và cán bộ, chiến sĩ trong quân đội nói riêng, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự, kiềm chế tội phạm; giảm tỉ lệ vi phạm pháp luật, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương, qua đó góp phần xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân được củng cố, vững mạnh.
 Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật 
986
Các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật  hiệu quả của Bộ Quốc phòng
0.1
System AccountHoàng Mạnh An
2