28/06/2025
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In
Gửi email
Tiểu phẩm pháp luật: Giao dịch online - Đưng để tiền mất, tật mangLuật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023
I. Danh sách nhân vật:
Anh Quân: Nhân viên văn phòng, trẻ trung, năng động nhưng thiếu kinh nghiệm mua sắm online.
Chị Thảo: Chủ shop "Hàng Chuẩn Xịn" – một shop online bề ngoài hoành tráng nhưng làm ăn thiếu minh bạch.
Bà Hồng: Người cao tuổi, dễ tin người, thường mua hàng qua các kênh quảng cáo điện thoại, mạng xã hội.
Bé Ngọc: Sinh viên năm nhất, sành điệu, thích săn đồ giảm giá trên mạng nhưng chưa đủ tỉnh táo.
Chú Hoàn: Cán bộ Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hàng xóm gần gũi của Anh Quân, am hiểu pháp luật.
Chị Lan: Luật sư chuyên về thương mại điện tử, sắc sảo, cương trực, bạn thân của Anh Quân.
Ông Minh: Đại diện Cục Quản lý thị trường, nghiêm nghị, công tâm.
Anh Bình: Người giao hàng (shipper), trung thực, tháo vát.
II. Bối cảnh:
Tại một khu dân cư nội thành sầm uất, nơi đời sống hiện đại và công nghệ len lỏi vào từng ngõ ngách. Câu chuyện bắt đầu từ quán cà phê "Góc Phố" – một địa điểm quen thuộc với giới trẻ và dân văn phòng, nơi tiếng cười nói rộn ràng nhưng cũng ẩn chứa những câu chuyện "dở khóc dở cười" về mua sắm online. Quán có phong cách trẻ trung, view đẹp, và đặc biệt là wifi "căng đét", luôn là điểm hẹn lý tưởng sau giờ làm. Xung quanh khu dân cư là vô vàn các shop online hoạt động sôi nổi trên mạng xã hội, các cửa hàng nhỏ lẻ mọc lên như nấm, tạo nên một bức tranh thương mại điện tử đa dạng nhưng cũng đầy cạm bẫy.
Song song đó, nhà văn hóa khu phố cũng thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật, đặc biệt là về giao dịch trực tuyến, nhằm trang bị kiến thức và nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân, với sự góp mặt của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các cơ quan chức năng. Đây chính là sợi dây kết nối, mang đến hy vọng về một môi trường mua sắm online minh bạch và an toàn hơn.
III. Nội dung tiểu phẩm:
(Tại quán cà phê "Góc Phố", anh Quân đang lướt điện thoại, vẻ mặt cau có. Bé Ngọc thở dài thườn thượt. Bà Hồng cố gắng gọi điện thoại cho ai đó nhưng không được.)
Anh Quân (Đập bàn nhẹ, bực bội ra mặt): Tức không chịu nổi! Đặt cái máy lọc không khí online, quảng cáo rầm rộ là "hàng Nhật chính hãng, công nghệ đỉnh cao". Về mở hộp ra, toàn chữ Trung Quốc! Tìm mãi không thấy phiếu bảo hành, gọi lên shop thì… số thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được! Tiền mất, bực vào người!
Bà Hồng (Buồn rầu): Tôi cũng vậy đây. Cái vụ mua thuốc bổ qua điện thoại ấy, bọn nó quảng cáo nào là "thần dược", nào là "khỏi bệnh tức thì". Nghe bùi tai lắm, bỏ ra cả chục triệu bạc. Giờ nhận về, thuốc chẳng rõ nguồn gốc, uống vào thấy người còn mệt hơn. Gọi lại thì… thuê bao này không có thật! Họ cũng chẳng nói rõ tên, địa chỉ ngay từ đầu cuộc gọi gì cả!
Bé Ngọc (Thở dài thườn thượt): Con cũng không khá hơn. Mới mua đôi giày "limited edition" trên Instagram, tưởng hàng xịn giá hời. Về đến nơi, một chiếc size 36, một chiếc size 38, chất liệu thì như đôi dép đi chợ! Nhắn tin đòi đổi trả thì bị "seen" không trả lời, sau đó là bị chặn luôn. Trên page họ cũng không công khai chính sách đổi trả hay địa chỉ cụ thể gì cả.
(Đúng lúc đó, Chú Hoàn – hàng xóm của Anh Quân, cán bộ Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đang ngồi bàn bên cạnh, nghe thấy câu chuyện liền bước sang.)
Chú Hoàn (Ôm vai Anh Quân): Chào cả nhà! Nghe chuyện mà thấy nóng ruột quá! Những vụ việc thế này xảy ra như cơm bữa đấy. Bà con mình cứ nghĩ mua online tiện lợi, nhưng lại quên mất "Luật chơi" của nó. Theo Điều 37, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD), khi bán hàng online hay giao dịch từ xa, người bán phải cung cấp chính xác, đầy đủ các thông tin như: tên, địa chỉ, số điện thoại của mình; số đăng ký doanh nghiệp hoặc mã số thuế cá nhân; thông tin chi tiết về sản phẩm (công dụng, giá, nguồn gốc, xuất xứ, thời hạn sử dụng); chi phí giao hàng; phương thức thanh toán, đổi trả; và cả quy trình xử lý khiếu nại. Nghe điện thoại mà không nói tên shop, địa chỉ rõ ràng ngay từ đầu như trường hợp bà Hồng là đã vi phạm khoản 2 Điều 37 rồi đó!
Anh Quân: Nhưng khổ nỗi, toàn là shop ảo, thông tin thì mập mờ. Làm sao mà biết đâu là thật, đâu là giả ạ?
Chú Hoàn: Chính vì vậy mà mình phải tỉnh táo! Luôn ưu tiên chọn những kênh bán hàng uy tín, có website chính thức, thông tin liên hệ rõ ràng. Và nhớ này, theo khoản 3 Điều 38 Luật BVQLNTD, nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ thông tin như Điều 37 quy định, người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng! Và đặc biệt, không phải trả bất kỳ chi phí nào để chấm dứt hợp đồng, trừ chi phí cho phần sản phẩm đã sử dụng.
Bé Ngọc: Nhưng con toàn đặt hàng qua mấy cái page trên mạng xã hội, có kiểm tra được kỹ đâu chú. Cứ thấy ảnh đẹp, giá rẻ là bấm mua thôi.
Chú Hoàn: Đó chính là sơ hở! Cứ thấy thông tin mập mờ, thiếu uy tín là tuyệt đối không nên mua. Còn nếu lỡ rồi, phải thu thập mọi bằng chứng (ảnh chụp quảng cáo, tin nhắn, hóa đơn điện tử, thông tin chuyển khoản...) và báo ngay cho cơ quan chức năng. Theo Điều 39 Luật BVQLNTD, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng, kể cả các nền tảng số trung gian như Facebook, Instagram, cũng phải có trách nhiệm minh bạch thông tin, thậm chí phải xác thực danh tính người bán và chịu trách nhiệm khi có hành vi vi phạm.
Anh Quân: Mà giờ biết kêu ai, kiện ai cho ra nhẽ hả chú? Cứ nghĩ phiền phức nên thôi.
Chú Hoàn: Đừng nghĩ thế! Pháp luật sinh ra là để bảo vệ chúng ta. Theo Điều 40 Luật BVQLNTD, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm công khai danh sách các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm. Để chú giới thiệu cho, bạn chú là luật sư, chuyên về lĩnh vực thương mại điện tử này. Cứ yên tâm, sẽ có người giúp đỡ.
(Tại shop "Hàng Chuẩn Xịn" (thực chất là một căn phòng nhỏ, bày biện sơ sài, anh Quân và Bé Ngọc cùng Chị Lan – luật sư, bạn thân của Anh Quân – đã có mặt tại cửa hàng "Hàng Chuẩn Xịn". Chị Thảo tỏ vẻ lúng túng khi thấy họ.)
Anh Quân (Đưa máy lọc không khí ra): Chị Thảo, tôi đặt mua máy lọc không khí bên shop chị. Hàng kém chất lượng, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, cũng không có bảo hành. Chị đã vi phạm khoản 1 Điều 37 Luật BVQLNTD khi không cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm và chính sách bảo hành. Tôi đề nghị chị hoàn tiền ngay lập tức!
Chị Thảo (Lúng túng, cố gắng đổ lỗi): Ơ, cái này... chắc do bên giao hàng làm hỏng hóc trong quá trình vận chuyển thôi anh. Hàng của em thì chuẩn xịn rồi!
(Đúng lúc đó, Anh Bình – người giao hàng quen thuộc của khu phố, vừa mang hàng tới, nghe thấy liền bất ngờ xen vào.)
Anh Bình: Ơ chị Thảo, em giao hàng nguyên đai nguyên kiện cho anh Quân mà. Lúc anh ấy nhận còn kiểm tra hàng trước mặt em xong mới ký nhận đấy thôi? Sao giờ lại đổ cho em?
Chị Lan (Bước lên phía trước, giọng điệu dứt khoát): Chào mọi người. Tôi là luật sư Lan, được anh Quân mời tới để làm rõ vụ việc này. Chị Thảo, theo Điều 37 và Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, dù là bán hàng trực tiếp hay bán online, người bán phải chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm và phải cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin. Việc chị không cung cấp thông tin rõ ràng, bán hàng kém chất lượng là hành vi vi phạm nghiêm trọng. Anh Quân có đầy đủ bằng chứng giao dịch và việc chị không công khai chính sách đổi trả, bảo hành đã cho phép anh ấy đơn phương chấm dứt hợp đồng.
(Cùng lúc đó, Ông Minh – Đại diện Cục Quản lý thị trường, xuất hiện cùng một cán bộ khác. Ông Minh quan sát xung quanh.)
Ông Minh: Chúng tôi đã nhận được nhiều phản ánh về shop "Hàng Chuẩn Xịn" này trong thời gian qua. Việc kinh doanh online nhưng cung cấp thiếu thông tin, bán hàng không rõ nguồn gốc là vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh. Theo khoản 3 Điều 39 Luật BVQLNTD, các nền tảng kinh doanh online cũng phải có trách nhiệm xác thực danh tính người bán và đảm bảo minh bạch thông tin sản phẩm. Shop của chị đã không tuân thủ các quy định này.
Chị Thảo (Tái mét mặt, vội vàng xuống nước): Tôi... tôi hiểu rồi ạ. Tôi thành thật xin lỗi anh Quân và tất cả khách hàng. Tôi sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền và thu hồi sản phẩm. Tôi cũng sẽ chỉnh sửa lại thông tin shop, cung cấp đầy đủ giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc sản phẩm theo đúng quy định.
Chị Lan: Tốt nhất là chị nên làm việc minh bạch, đúng pháp luật ngay từ đầu. Như vậy vừa giữ được uy tín, vừa tránh được những rắc rối pháp lý không đáng có. Người tiêu dùng ngày nay rất thông thái, và pháp luật cũng ngày càng chặt chẽ hơn. Theo khoản 4 Điều 38, nếu chậm trả tiền hoàn lại cho người tiêu dùng, chị còn phải trả lãi đấy.
(Tại buổi tuyên truyền pháp luật tại nhà văn hóa khu phố, sân khấu được trang trí với khẩu hiệu "Giao dịch online an toàn - Người tiêu dùng thông thái". Chú Hoàn, Chị Lan, Ông Minh đang phát biểu. Đông đảo bà con khu phố, có cả Anh Quân, Bà Hồng, Bé Ngọc tham dự.)
Chú Hoàn: Thưa bà con, qua những câu chuyện vừa rồi, chúng ta thấy giao dịch online tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để tự bảo vệ mình, bà con cần luôn ghi nhớ những điều sau, dựa trên Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
Kiểm tra kỹ thông tin người bán: Theo khoản 1 Điều 37, hãy đảm bảo họ cung cấp đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số doanh nghiệp/thuế, và các thông tin liên hệ khác.
Chỉ chọn nơi uy tín, minh bạch: Ưu tiên các sàn thương mại điện tử lớn. Các nền tảng này, theo khoản 3 Điều 39, có trách nhiệm công khai quy chế, cung cấp thông tin người bán khi có yêu cầu và cho phép người tiêu dùng đánh giá sản phẩm.
Đọc kỹ chính sách đổi trả, bảo hành: Mục này phải được công khai rõ ràng theo điểm đ khoản 1 Điều 37.
Lưu giữ mọi chứng từ, thông tin giao dịch: Hóa đơn, tin nhắn, ảnh chụp quảng cáo... đây là bằng chứng quan trọng khi có tranh chấp. Đặc biệt, theo khoản 1 Điều 38, người bán phải có công cụ để người tiêu dùng xem, tải về hợp đồng đã ký kết.
Biết quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng: Nếu thông tin không rõ ràng, sản phẩm không đúng cam kết, chúng ta có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong vòng 30 ngày và không phải trả bất kỳ chi phí nào (trừ phần đã sử dụng), theo điểm b khoản 3 Điều 38.
Chị Lan: Bên cạnh đó, các sàn thương mại điện tử cũng phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý, kiểm soát thông tin người bán và chất lượng sản phẩm. Theo khoản 3 Điều 39, họ phải xác thực danh tính người bán, hiển thị đầy đủ thông tin sản phẩm và có quy trình tiếp nhận, giải quyết phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng. Nếu sàn không thực hiện đúng trách nhiệm, người tiêu dùng có quyền khiếu nại, yêu cầu bồi thường. Đừng ngại lên tiếng!
Ông Minh: Và một điều rất quan trọng nữa là thông tin cảnh báo. Theo Điều 40 Luật BVQLNTD, các cơ quan nhà nước, Bộ, ngành và cả các tổ chức báo chí có trách nhiệm công khai danh sách các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Bà con hãy thường xuyên theo dõi các thông báo từ Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nắm bắt thông tin và tránh những rủi ro không đáng có.
Bé Ngọc (Hăng hái giơ tay): Sau vụ này, con rút kinh nghiệm sâu sắc rồi ạ! Từ giờ con chỉ chọn mua ở các sàn chính thống, uy tín, không ham đồ rẻ mà tiền mất tật mang nữa! Con sẽ đọc kỹ các điều khoản trước khi bấm "mua ngay"!
Bà Hồng: Thế người già như tôi thì có được pháp luật ưu tiên bảo vệ không? Mắt kém, tai lãng, dễ bị lừa lắm.
Chú Hoàn: Bà Hồng yên tâm! Luật pháp Việt Nam luôn quan tâm và ưu tiên bảo vệ người cao tuổi, người khuyết tật, và những đối tượng dễ bị tổn thương trong các giao dịch. Nếu có vấn đề, bà con cứ mạnh dạn liên hệ Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc các cơ quan chức năng để được hỗ trợ. Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe và giúp đỡ.
Anh Quân: Cảm ơn chú Hoàn, chị Lan và các cán bộ rất nhiều! Nhờ tìm hiểu pháp luật, tôi thấy mình tự tin và yên tâm hơn rất nhiều khi mua sắm online. Bây giờ mua sắm không chỉ là tiện lợi, mà còn phải an toàn và đúng luật!
Nguyễn Anh Vũ
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023
I. Danh sách nhân vật:
- Anh Quân: Nhân viên văn phòng, trẻ trung, năng động nhưng thiếu kinh nghiệm mua sắm online.
- Chị Thảo: Chủ shop "Hàng Chuẩn Xịn" – một shop online bề ngoài hoành tráng nhưng làm ăn thiếu minh bạch.
- Bà Hồng: Người cao tuổi, dễ tin người, thường mua hàng qua các kênh quảng cáo điện thoại, mạng xã hội.
- Bé Ngọc: Sinh viên năm nhất, sành điệu, thích săn đồ giảm giá trên mạng nhưng chưa đủ tỉnh táo.
- Chú Hoàn: Cán bộ Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hàng xóm gần gũi của Anh Quân, am hiểu pháp luật.
- Chị Lan: Luật sư chuyên về thương mại điện tử, sắc sảo, cương trực, bạn thân của Anh Quân.
- Ông Minh: Đại diện Cục Quản lý thị trường, nghiêm nghị, công tâm.
- Anh Bình: Người giao hàng (shipper), trung thực, tháo vát.
II. Bối cảnh:
Tại một khu dân cư nội thành sầm uất, nơi đời sống hiện đại và công nghệ len lỏi vào từng ngõ ngách. Câu chuyện bắt đầu từ quán cà phê "Góc Phố" – một địa điểm quen thuộc với giới trẻ và dân văn phòng, nơi tiếng cười nói rộn ràng nhưng cũng ẩn chứa những câu chuyện "dở khóc dở cười" về mua sắm online. Quán có phong cách trẻ trung, view đẹp, và đặc biệt là wifi "căng đét", luôn là điểm hẹn lý tưởng sau giờ làm. Xung quanh khu dân cư là vô vàn các shop online hoạt động sôi nổi trên mạng xã hội, các cửa hàng nhỏ lẻ mọc lên như nấm, tạo nên một bức tranh thương mại điện tử đa dạng nhưng cũng đầy cạm bẫy.
Song song đó, nhà văn hóa khu phố cũng thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật, đặc biệt là về giao dịch trực tuyến, nhằm trang bị kiến thức và nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân, với sự góp mặt của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các cơ quan chức năng. Đây chính là sợi dây kết nối, mang đến hy vọng về một môi trường mua sắm online minh bạch và an toàn hơn.
III. Nội dung tiểu phẩm:
(Tại quán cà phê "Góc Phố", anh Quân đang lướt điện thoại, vẻ mặt cau có. Bé Ngọc thở dài thườn thượt. Bà Hồng cố gắng gọi điện thoại cho ai đó nhưng không được.)
Anh Quân (Đập bàn nhẹ, bực bội ra mặt): Tức không chịu nổi! Đặt cái máy lọc không khí online, quảng cáo rầm rộ là "hàng Nhật chính hãng, công nghệ đỉnh cao". Về mở hộp ra, toàn chữ Trung Quốc! Tìm mãi không thấy phiếu bảo hành, gọi lên shop thì… số thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được! Tiền mất, bực vào người!
Bà Hồng (Buồn rầu): Tôi cũng vậy đây. Cái vụ mua thuốc bổ qua điện thoại ấy, bọn nó quảng cáo nào là "thần dược", nào là "khỏi bệnh tức thì". Nghe bùi tai lắm, bỏ ra cả chục triệu bạc. Giờ nhận về, thuốc chẳng rõ nguồn gốc, uống vào thấy người còn mệt hơn. Gọi lại thì… thuê bao này không có thật! Họ cũng chẳng nói rõ tên, địa chỉ ngay từ đầu cuộc gọi gì cả!
Bé Ngọc (Thở dài thườn thượt): Con cũng không khá hơn. Mới mua đôi giày "limited edition" trên Instagram, tưởng hàng xịn giá hời. Về đến nơi, một chiếc size 36, một chiếc size 38, chất liệu thì như đôi dép đi chợ! Nhắn tin đòi đổi trả thì bị "seen" không trả lời, sau đó là bị chặn luôn. Trên page họ cũng không công khai chính sách đổi trả hay địa chỉ cụ thể gì cả.
(Đúng lúc đó, Chú Hoàn – hàng xóm của Anh Quân, cán bộ Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đang ngồi bàn bên cạnh, nghe thấy câu chuyện liền bước sang.)
Chú Hoàn (Ôm vai Anh Quân): Chào cả nhà! Nghe chuyện mà thấy nóng ruột quá! Những vụ việc thế này xảy ra như cơm bữa đấy. Bà con mình cứ nghĩ mua online tiện lợi, nhưng lại quên mất "Luật chơi" của nó. Theo Điều 37, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD), khi bán hàng online hay giao dịch từ xa, người bán phải cung cấp chính xác, đầy đủ các thông tin như: tên, địa chỉ, số điện thoại của mình; số đăng ký doanh nghiệp hoặc mã số thuế cá nhân; thông tin chi tiết về sản phẩm (công dụng, giá, nguồn gốc, xuất xứ, thời hạn sử dụng); chi phí giao hàng; phương thức thanh toán, đổi trả; và cả quy trình xử lý khiếu nại. Nghe điện thoại mà không nói tên shop, địa chỉ rõ ràng ngay từ đầu như trường hợp bà Hồng là đã vi phạm khoản 2 Điều 37 rồi đó!
Anh Quân: Nhưng khổ nỗi, toàn là shop ảo, thông tin thì mập mờ. Làm sao mà biết đâu là thật, đâu là giả ạ?
Chú Hoàn: Chính vì vậy mà mình phải tỉnh táo! Luôn ưu tiên chọn những kênh bán hàng uy tín, có website chính thức, thông tin liên hệ rõ ràng. Và nhớ này, theo khoản 3 Điều 38 Luật BVQLNTD, nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ thông tin như Điều 37 quy định, người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng! Và đặc biệt, không phải trả bất kỳ chi phí nào để chấm dứt hợp đồng, trừ chi phí cho phần sản phẩm đã sử dụng.
Bé Ngọc: Nhưng con toàn đặt hàng qua mấy cái page trên mạng xã hội, có kiểm tra được kỹ đâu chú. Cứ thấy ảnh đẹp, giá rẻ là bấm mua thôi.
Chú Hoàn: Đó chính là sơ hở! Cứ thấy thông tin mập mờ, thiếu uy tín là tuyệt đối không nên mua. Còn nếu lỡ rồi, phải thu thập mọi bằng chứng (ảnh chụp quảng cáo, tin nhắn, hóa đơn điện tử, thông tin chuyển khoản...) và báo ngay cho cơ quan chức năng. Theo Điều 39 Luật BVQLNTD, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng, kể cả các nền tảng số trung gian như Facebook, Instagram, cũng phải có trách nhiệm minh bạch thông tin, thậm chí phải xác thực danh tính người bán và chịu trách nhiệm khi có hành vi vi phạm.
Anh Quân: Mà giờ biết kêu ai, kiện ai cho ra nhẽ hả chú? Cứ nghĩ phiền phức nên thôi.
Chú Hoàn: Đừng nghĩ thế! Pháp luật sinh ra là để bảo vệ chúng ta. Theo Điều 40 Luật BVQLNTD, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm công khai danh sách các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm. Để chú giới thiệu cho, bạn chú là luật sư, chuyên về lĩnh vực thương mại điện tử này. Cứ yên tâm, sẽ có người giúp đỡ.
(Tại shop "Hàng Chuẩn Xịn" (thực chất là một căn phòng nhỏ, bày biện sơ sài, anh Quân và Bé Ngọc cùng Chị Lan – luật sư, bạn thân của Anh Quân – đã có mặt tại cửa hàng "Hàng Chuẩn Xịn". Chị Thảo tỏ vẻ lúng túng khi thấy họ.)
Anh Quân (Đưa máy lọc không khí ra): Chị Thảo, tôi đặt mua máy lọc không khí bên shop chị. Hàng kém chất lượng, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, cũng không có bảo hành. Chị đã vi phạm khoản 1 Điều 37 Luật BVQLNTD khi không cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm và chính sách bảo hành. Tôi đề nghị chị hoàn tiền ngay lập tức!
Chị Thảo (Lúng túng, cố gắng đổ lỗi): Ơ, cái này... chắc do bên giao hàng làm hỏng hóc trong quá trình vận chuyển thôi anh. Hàng của em thì chuẩn xịn rồi!
(Đúng lúc đó, Anh Bình – người giao hàng quen thuộc của khu phố, vừa mang hàng tới, nghe thấy liền bất ngờ xen vào.)
Anh Bình: Ơ chị Thảo, em giao hàng nguyên đai nguyên kiện cho anh Quân mà. Lúc anh ấy nhận còn kiểm tra hàng trước mặt em xong mới ký nhận đấy thôi? Sao giờ lại đổ cho em?
Chị Lan (Bước lên phía trước, giọng điệu dứt khoát): Chào mọi người. Tôi là luật sư Lan, được anh Quân mời tới để làm rõ vụ việc này. Chị Thảo, theo Điều 37 và Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, dù là bán hàng trực tiếp hay bán online, người bán phải chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm và phải cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin. Việc chị không cung cấp thông tin rõ ràng, bán hàng kém chất lượng là hành vi vi phạm nghiêm trọng. Anh Quân có đầy đủ bằng chứng giao dịch và việc chị không công khai chính sách đổi trả, bảo hành đã cho phép anh ấy đơn phương chấm dứt hợp đồng.
(Cùng lúc đó, Ông Minh – Đại diện Cục Quản lý thị trường, xuất hiện cùng một cán bộ khác. Ông Minh quan sát xung quanh.)
Ông Minh: Chúng tôi đã nhận được nhiều phản ánh về shop "Hàng Chuẩn Xịn" này trong thời gian qua. Việc kinh doanh online nhưng cung cấp thiếu thông tin, bán hàng không rõ nguồn gốc là vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh. Theo khoản 3 Điều 39 Luật BVQLNTD, các nền tảng kinh doanh online cũng phải có trách nhiệm xác thực danh tính người bán và đảm bảo minh bạch thông tin sản phẩm. Shop của chị đã không tuân thủ các quy định này.
Chị Thảo (Tái mét mặt, vội vàng xuống nước): Tôi... tôi hiểu rồi ạ. Tôi thành thật xin lỗi anh Quân và tất cả khách hàng. Tôi sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền và thu hồi sản phẩm. Tôi cũng sẽ chỉnh sửa lại thông tin shop, cung cấp đầy đủ giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc sản phẩm theo đúng quy định.
Chị Lan: Tốt nhất là chị nên làm việc minh bạch, đúng pháp luật ngay từ đầu. Như vậy vừa giữ được uy tín, vừa tránh được những rắc rối pháp lý không đáng có. Người tiêu dùng ngày nay rất thông thái, và pháp luật cũng ngày càng chặt chẽ hơn. Theo khoản 4 Điều 38, nếu chậm trả tiền hoàn lại cho người tiêu dùng, chị còn phải trả lãi đấy.
(Tại buổi tuyên truyền pháp luật tại nhà văn hóa khu phố, sân khấu được trang trí với khẩu hiệu "Giao dịch online an toàn - Người tiêu dùng thông thái". Chú Hoàn, Chị Lan, Ông Minh đang phát biểu. Đông đảo bà con khu phố, có cả Anh Quân, Bà Hồng, Bé Ngọc tham dự.)
Chú Hoàn: Thưa bà con, qua những câu chuyện vừa rồi, chúng ta thấy giao dịch online tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để tự bảo vệ mình, bà con cần luôn ghi nhớ những điều sau, dựa trên Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
- Kiểm tra kỹ thông tin người bán: Theo khoản 1 Điều 37, hãy đảm bảo họ cung cấp đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số doanh nghiệp/thuế, và các thông tin liên hệ khác.
- Chỉ chọn nơi uy tín, minh bạch: Ưu tiên các sàn thương mại điện tử lớn. Các nền tảng này, theo khoản 3 Điều 39, có trách nhiệm công khai quy chế, cung cấp thông tin người bán khi có yêu cầu và cho phép người tiêu dùng đánh giá sản phẩm.
- Đọc kỹ chính sách đổi trả, bảo hành: Mục này phải được công khai rõ ràng theo điểm đ khoản 1 Điều 37.
- Lưu giữ mọi chứng từ, thông tin giao dịch: Hóa đơn, tin nhắn, ảnh chụp quảng cáo... đây là bằng chứng quan trọng khi có tranh chấp. Đặc biệt, theo khoản 1 Điều 38, người bán phải có công cụ để người tiêu dùng xem, tải về hợp đồng đã ký kết.
- Biết quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng: Nếu thông tin không rõ ràng, sản phẩm không đúng cam kết, chúng ta có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong vòng 30 ngày và không phải trả bất kỳ chi phí nào (trừ phần đã sử dụng), theo điểm b khoản 3 Điều 38.
Chị Lan: Bên cạnh đó, các sàn thương mại điện tử cũng phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý, kiểm soát thông tin người bán và chất lượng sản phẩm. Theo khoản 3 Điều 39, họ phải xác thực danh tính người bán, hiển thị đầy đủ thông tin sản phẩm và có quy trình tiếp nhận, giải quyết phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng. Nếu sàn không thực hiện đúng trách nhiệm, người tiêu dùng có quyền khiếu nại, yêu cầu bồi thường. Đừng ngại lên tiếng!
Ông Minh: Và một điều rất quan trọng nữa là thông tin cảnh báo. Theo Điều 40 Luật BVQLNTD, các cơ quan nhà nước, Bộ, ngành và cả các tổ chức báo chí có trách nhiệm công khai danh sách các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Bà con hãy thường xuyên theo dõi các thông báo từ Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nắm bắt thông tin và tránh những rủi ro không đáng có.
Bé Ngọc (Hăng hái giơ tay): Sau vụ này, con rút kinh nghiệm sâu sắc rồi ạ! Từ giờ con chỉ chọn mua ở các sàn chính thống, uy tín, không ham đồ rẻ mà tiền mất tật mang nữa! Con sẽ đọc kỹ các điều khoản trước khi bấm "mua ngay"!
Bà Hồng: Thế người già như tôi thì có được pháp luật ưu tiên bảo vệ không? Mắt kém, tai lãng, dễ bị lừa lắm.
Chú Hoàn: Bà Hồng yên tâm! Luật pháp Việt Nam luôn quan tâm và ưu tiên bảo vệ người cao tuổi, người khuyết tật, và những đối tượng dễ bị tổn thương trong các giao dịch. Nếu có vấn đề, bà con cứ mạnh dạn liên hệ Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc các cơ quan chức năng để được hỗ trợ. Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe và giúp đỡ.
Anh Quân: Cảm ơn chú Hoàn, chị Lan và các cán bộ rất nhiều! Nhờ tìm hiểu pháp luật, tôi thấy mình tự tin và yên tâm hơn rất nhiều khi mua sắm online. Bây giờ mua sắm không chỉ là tiện lợi, mà còn phải an toàn và đúng luật!
Nguyễn Anh Vũ
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý