Cảnh 1:
Anh Thắng: Có phải Bác Quế đó không?
Bác Quế: Ơ Chú Thắng chú bận gì mà lâu nay không sang chơi, ông nhà tôi nhắc chú luôn đó.
Anh Thắng: Dạ vâng! Dạo này em bận quá bác à
Sức khỏe bác Hải dạo này thế nào ạ?
Bác Quế: Cũng bình thường, nhưng trái gió trở trời ông ấy cũng mỏi lắm. Sức khỏe chú bữa nay thế nào?
Anh Thắng: Thay đổi thời tiết cũng nhức lắm, nhất là vết thương cũ.
Bác Quế: Đau nhức một chút không sao, miễn là không phải nhập viện.
Anh Thắng: Nếu được thế là tốt lắm rồi
Bác Quế : Thế chú đi đâu thế!
Anh Thắng: Vẫn là cái việc chế độ thương binh đó bác ạ. Em vẫn được hưởng.
Bác Quế: Chết thật! Việc của chú giống việc ông Hải nhà tôi Vậy mà ông Hải nhà tôi được hưởng chế độ 2 năm nay rồi.
Anh Thắng: Hai năm rồi à?
Bác Quế: Lý do gì chú vẫn chưa làm được ? Lý do
Anh Thắng: Em cũng không biết, hôm nay em mới lên tới xã để hỏi vấn đề ra sao bác ạ.
Bác Quế: Mời chú vào nhà uống ly nước cái đã
Anh Thắng : Vâng
Cảnh 2:
Bác Quế: Ông Hải nhà tôi cũng không nói gì, , nhưngtôi nghe người ta đồn muốn nhanh thì phải chạy đấy.
Anh Thắng: Bác nói vậy hóa ra tôi tiếp tay cho bọn quan tham à.. Không đời nào!
Bác Quế: Thời buổi này làm gì mà chẳng có công hả chú, sao chú lại quan trọng hóa vấn đề thế.
Anh Thắng: Thì đúng là như thế còn gì.
Uống nước, nhớ nguồn là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Biết bao đồng đội của chúng tôi vì Tổ quốc mà hy sinh và bị thương tật.
Tiền xương, tiến máu mà còn phải chạy mới được thế thì loạn mất.
Bác Quế: Chú nghĩ vậy, nhưng quan trọng người ta có nghĩ vậy đâu. Muốn nhanh đều phải chạy.
Bác Hải: Bà Quế, bà bảo chạy cái gì đấy?
Anh Thắng: Bác Hải, bác vừa về đấy à
Bác Hải: Chú đi đâu mà lâu không gặp.
Anh Thắng: Mấy bữa nay lo cơm áo gạo tiền nên em bận quá bác à.
Bác Hải: Cười
Bác Quế: May quá ông Hải này, ông nói xem phải làm những gì để chú Thắng được hưởng chế độ thương binh như ông .
Bác Hải: Cười. Chứ bà vừa nói phải chạy đó thôi
Bác Quế: Đấy là tôi nói người ta đồn vậy.
Anh Thắng: Bác Hải, thế là thế nào? Tôi còn nhớ lúc con đi bộ đội bác đã từng làm cán bộ tuyên huấn là người tích cực nhất trong phòng trào phòng chống tham ô.
Bác Hải: Đúng thế!
Anh Thắng: Nhưng mà..
Tham ô làm tha hóa cán bộ, đảng viên, làm suy giảm lòng tin quần chúng nhân dân và sự lãnh đạo của Đảng..
Cả đơn vị ai cũng nghe bác nói . Vậy mà!..
Bác Quế: Ngày ấy khác, bây giờ khác chú ạ
Anh Thắng: Khác là khác thế nào. Tham ô, tham nhũng là giặc nội xâm, đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Hóa ra họ nói một đằng làm một nẻo hả bác
Bác Hải: Cười
Anh Thắng: Tôi không ngờ
Bác Hải: Luật phòng chống tham nhũng được Quốc hội thông qua năm 2005 đã tạo cơ sở cho việc đấu tranh chống tham nhũng.
Bác Quế: Ơ hay ! Tôi cứ nghĩ nôm na chạy có nghĩa là người ta giúp mình thì họ lấy chút thù lao thế thôi chứ gì mà tội nặng thế. . Cốt được việc của mình
Anh Thắng: Ô hay! Nhưng như vậy mình thành đồng phạm tham nhũng bác à
Bác Quế: Thế tôi hỏi chú thế nào gọi là tham nhũng
Anh Thắng: Thế bác hỏi bác trai là rõ chứ em chỉ biết sơ sơ thôi
Bác Quế: Thế ông nói tôi nghe xem , tham nhũng ở đây là thế nào cơ chứ
Bác Hải: Ô hay! Bà tìm hiểu làm gì?
Bác Quế: Ông đừng có coi thường tôi nhé không biết thì tôi hỏi, tôi cũng làm phụ nữ của làng đấy chứ, có gì tôi còn phổ biến cho chị em biết
Bác Hải: Cung kính không bằng tuân lệnh! Thưa bà phụ nữ của làng
Theo Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng thì những hành vi sau đây được xác định là hành vi tham nhũng:
Thứ nhất : Tham ô tài sản
Thứ hai: Nhận hối lộ
Bác Quế: Cái đó tôi biết rồi, còn cái gì nữa không?
Thứ ba: Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Thứ tư: Lợi dụng chức vụ quyền hạn thi hành nhiệm vụ công vụ vì vụ lợi
Thứ năm: Lạm dụng chức quyền trong khi thi hành nhiệm vụ công vụ, vụ lợi
Thứ sáu: Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi
Thứ bảy: Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
Thứ tám: Đưa hối hội, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan đơn vị hoặc là địa phương vì vụ lợi.
Bác Quế: Vậy là môi giới hối lộ cũng có tội hả chú Thắng
Anh Thắng: Đúng đó Bác ạ.
Bác Hải: Thế mà có người biết mà vẫn làm
Chưa hết đâu còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của nhà …
Anh Thắng: Thôi thôi Bác ơi! Chỉ là lý thuyết suông mà không thực hành thì làm gì .
Bác Hồ nói rất chi là đúng học phải đi đôi với hành chứ lý thuyết suông thì ai mà chả nói được
Bác Quế: Gớm thật ! Tham nhũng cũng có lắm kiểu quá tôi cứ nghĩ nó đơn giản . Thế tham nhũng xử thế nào hả chú?
Anh Thắng: Cái này không ai rõ hơn Bác trai nhà mình đâu ạ
Bác Hải: Phải! tôi là hòa giải viên của thôn, hàng ngày tôi phải đi hòa giải nên các luật này tôi đều nắm rõ cả.
Theo Luật Phòng chống tham nhũng bà và chú xem
Bác Quế: Thôi thôi ông nói luôn cho tôi với chú Thắng nghe đi
Bác Hải: Được rồi! Theo điều 4 Luật phòng chống tham nhũng thì :
Một là: Mọi hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng phải được phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời, nghiêm minh
Hai là: Người có hành vi vi tham nhũng ở bất kỳ chức vụ , cương vị nào cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật .
Ba là: Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu người có hành vi vi phạm tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật
Bốn là: Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện tích cực hạn chế những thiệt hại hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thế được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc là miễn truy cứu trách nhiệm hình sự .
Năm là: Cái việc xử lý tham nhũng cũng phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, người có hành vi tham nhũng, nhẹ thì xử phạt hành chính, nặng thì xử lý hình sự.
Bác Quế: Thế tôi hỏi ông? Chủ yếu là cán bộ có chức, có quyền thì người ta mới có điều kiện để tham nhũng . Thế người tham nhũng về hưu rồi thì xử lý như thế nào? Xử lý cái gì?
Bác Hải: Cười
Nhầm rồi, những người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, đã thôi việc, đã chuyển công tác vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi tham nhũng đã thực hiện đó chú à.
Anh Thắng: Nói thì thế chứ thực hiện được hay không mới là vấn đề. Chứ nói một đằng làm một nẻo thì …
Bác Hải: Không phải! Chú đang hiểu lầm rồi đấy chú Thắng à
Anh Thắng: Ô hay! Bác nói thế chứ em có bịa chuyện đâu
Bác Hải: Cười
Chú Thắng này! Tôi là cựu tuyên huấn, là hòa giải viên hàng ngày phải đi hòa giải ỏ cơ sở, phải hiểu biết pháp luật mà tôi lại tiếp tay cho bọn tham nhũng ấy à.
Anh Thắng: Kìa bác Hải! Thế là thế nào?
Bác Quế: Thế ông không chạy thì làm thế nào để được hưởng chế độ thương binh ông nói cho chú ấy biết chứ cứ vòng vèo rốt hết cả ruột
Bác Hải: Thôi được, tôi sẽ dẫn chú ra Ủy ban nhân dân xã gặp chú Minh cán bộ làm công tác lao động thương binh xã hội chú ấy hướng dẫn thủ tục, trình tự cho chú xem còn vướng mắc hay còn thiếu gì không thì còn bổ sung, có tôi đây chú khỏi phải lo. Việc này cũng có ỗi của chú đấy chú Thắng à, đáng nhẽ những người làm cùng đợt với mình thấy họ được mà mình không được là phải đi hỏi ngay.
Bác Quế: Vậy tốt quá.
Chú Thắng: Dạ Vâng ! Thế thì tốt quá. Vậy mà em cứ trách bác . Bác thông cảm cho em nghe.
Bác Hải: Chạy là chạy thế nào?
Chú đi với tôi.
Bác Quế: Thôi anh em ông đi đi, tôi ở nhà lo cơm nước lâu lâu anh em mới gặp nhau trưa mời chú Thắng về ăn cơm cùng gia đình mình cho vui nhá.
Bác Hải: Bà này! Bà làm món gì ngon ngon trưa anh em tôi lai rai một tý
Bác Quế: Ông khéo lo. Cái đó cứ để tôi.… Trưa về ăn cơm chú Thắng nhé
Anh Thắng: Dạ vâng! Em cảm ơn Bác
Bác Hải: Thôi ta đi chú.
Cảnh 3:
Tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã
Bác Hải: Chào anh Minh.
Anh Minh: Vâng ! Cháu chào hai Bác
Anh Thắng: Chào anh
Anh Minh: Mời hai Bác vào. Dạ hai bác…
Bác Hải: Giới thiệu anh Minh đây là chú Thắng người làng Thượng đó anh Minh à
Anh Minh: Vâng! cháu cũng nhận ra rồi, cháu cũng đang định điện thoại mời bác Thắng lên để bổ sung hồ sơ xét đợt tới bác ạ
Anh Thắng: Thế anh ơi ! Hồ sơ của tôi có phải bổ sung gì nữa không nhỉ .
Anh Minh: Dạ ! Bác bổ sung cho cháu 01 bản sao lục bệnh án
Anh Thắng: Thế tôi có phải đi đâu nữa không anh nhỉ .
Anh Minh: Dạ! Bác đi giám định lại sức khỏe , sau đó Bác nộp hồ sơ lại cho chúng cháu để chúng cháu nộp hồ sơ lên huyện và hội đồng thẩm định của Sở Lao động thương binh và xã hội để người ta xét duyệt Bác ạ.
Anh Thắng: Dạ! Vâng thế thì tôi rõ rồi . Thế mà tôi cứ tưởng là..
Anh Thắng: Cười
Bác Hải: Chú ấy tưởng là phải chạy đó anh Minh à
Trước đây là có nhưng bây giờ Đảng và Nhà nước cương quyết xử lý hành vi tham nhũng rồi cho nên bây giờ cũng giảm nhiều rồi anh Minh nhỉ.
Anh Minh: Dạ vâng ạ! Tất cả các chính sách pháp luật đều được công khai minh bạch để đảm bảo tính dân chủ cho nên các bác cứ yên tâm
Bác Hải và Anh Thắng cười.
Anh Thắng : Có thế chứ, chạy là chạy thế nào !
Đoạn kết: Ba tháng sau anh Thắng nhận được quyết định và sổ lĩnh chế độ thương tật. Từ tận đáy lòng mình anh rất cảm ơn Đảng và Nhà nước vẫn rất quan tâm đến những người đã chiến đấu như anh. Bài học từ anh khuyên mọi người trong quá trình làm thủ tục. giấy tờ liên quan đến các cơ quan của nhà nước nếu có vướng mắc gì phải đi hỏi ngay, không nên để lâu.