Hướng dẫn lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016

22/02/2011
Xem cỡ chữ Đọc bài viết In Gửi email

Ngày 08/02/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 14/2011/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016 với nội dung và mức chi như sau:

Chi tại Trung ương:

Chi tổ chức hội nghị thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; các quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị ở Trung ương cụ thể hóa Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính (nếu có). Riêng chi tổ chức các hội nghị do Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử triệu tập: áp dụng theo chế độ chi phục vụ kỳ họp Quốc hội gần nhất đối với các nội dung: ăn, nghỉ, giải khát, bồi dưỡng đại biểu tham dự.

Chi bồi dưỡng các cuộc họp, cuộc họp của Hội đồng bầu cử, các Tiểu ban của Hội đồng bầu cử, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: chủ trì cuộc họp: 200.000 đồng/người/buổi, thành viên tham dự: 100.000 đồng/người/buổi, các đối tượng phục vụ: 50.000 đồng/người/buổi. Chi bồi dưỡng các cuộc họp khác liên quan đến công tác bầu cử, chủ trì cuộc họp: 150.000 đồng/người/buổi, thành viên tham dự: 50.000 đồng/người/buổi, các đối tượng phục vụ: 30.000 đồng/người/buổi.

Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát bầu cử của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: ngoài chế độ thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành, các đoàn công tác được chi như sau: trưởng đoàn giám sát: 100.000 đồng/người/buổi; thành viên chính thức của đoàn giám sát: 70.000 đồng/người/buổi. Cán bộ, công chức, viên chức phục vụ đoàn giám sát như sau: phục vụ trực tiếp đoàn giám sát: 50.000 đồng/người/buổi; phục vụ gián tiếp đoàn giám sát (lái xe, bảo vệ lãnh đạo): 30.000 đồng/người/buổi.

Chi xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát: báo cáo tổng hợp kết quả của từng đoàn công tác; báo cáo tổng hợp kết quả các đợt kiểm tra, giám sát trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử: 2.500.000 đồng/báo cáo; chi tham gia ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử đối với báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra, giám sát: 50.000 đồng - 200.000 đồng/người/lần, nhưng tối đa không quá 400.000 đồng/người/báo cá; chỉnh lý, hoàn chỉnh báo cáo: 600.000 đồng/báo cáo.

Ngoài ra Thông tư còn quy định một số nội dung chi và mức chi như: chi xây dựng văn bản; chi bồi dưỡng, hỗ trợ (phương tiện, liên lạc) cho những người trực tiếp phục vụ trong đợt bầu cử; chi bồi dưỡng tham gia phục vụ công tác bầu cử; chi khoán hỗ trợ cước điện thoại di động; chi tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử:

Chi tại địa phương:

 Chi tổ chức hội nghị: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; các quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hóa Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính (nếu có). Chi bồi dưỡng, hỗ trợ (phương tiện, liên lạc) cho những người trực tiếp phục vụ trong đợt bầu cử:

Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và mức kinh phí phục vụ cho bầu cử do ngân sách Trung ương đảm bảo được thông báo, khả năng cân đối ngân sách địa phương, Chủ tịch Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp về mức chi cụ thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định ban hành các mức chi cụ thể bằng văn bản và phải báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất. Các chế độ chi khác (chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát bầu cử; chi xây dựng văn bản; Chi tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử).

Căn cứ các chế độ và mức chi cụ thể tại trung ương, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và mức kinh phí phục vụ cho bầu cử do ngân sách Trung ương đảm bảo được thông báo, khả năng cân đối ngân sách địa phương, Chủ tịch Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp về mức chi cụ thể tại địa phương tương ứng với các chế độ chi tại trung ương; tối đa không vượt quá mức chi tại trung ương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định ban hành các mức chi cụ thể bằng văn bản và phải báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.

Lê Văn Nhật

Xem thêm »